Nhìn lại 100 năm hoạt động của kênh đào Panama
Đúng 100 năm về trước, 15/8/1914, kênh đào Panama đã chính thức mở cửa sau 10 năm xây dựng. Con kênh huyết mạch nối Đại Tây Dương với Thái Bình Dương được xem là một kỳ tích về xây dựng, vốn cách mạng hóa thương mại toàn cầu.
Kênh đào Panama cắt ngang eo đất Panama tại Trung Mỹ. Kênh đào dài 80 km, nối thành phố Panama bên bờ Thái Bình Dương với thành phố Colon bên bờ Đại Tây Dương. Nó đi xuyên qua một trong những địa điểm hẹp nhất của dải đất Trung Mỹ.
Ý tưởng về kênh đào Panama đã nhen nhóm đầu thế kỷ 16 nhưng nó chỉ chính thức được hiện thực hóa vào đầu thế kỷ 20.
Kênh đào người Mỹ xây dựng trong 10 năm từ 1904-1914. Việc thi công kênh đào là một trong những công trình xây dựng lớn nhất và gian nhất trong lịch sử thế giới. Hàng nghìn lao động đã chết do bị dịch bệnh và tai nạn trong quá trình thi công.
Sau nhiều năm xây dựng với chi phí lên tới 400 triệu USD, kênh đào Panama chính thức mở cửa vào ngày 15/8/1914.
SS Ancon trở thành con tàu đầu tiên đi qua kênh đào này.
Một khẩu pháo được triển khai để bảo vệ kênh đào trong Thế chiến II năm 1942. Trong chiến tranh, cả người Đức và người Nhật đã tìm cách ném bom kênh đào nhưng họ đều từ bỏ các kế hoạch vì nhiều lý do.
Video đang HOT
Nữ hoàng Elizabeth II và chồng thăm kênh đào Panama năm 1953.
Một tàu thủy cỡ lớn đi qua kênh đào Panama năm 1961.
Mỹ đã quản lý kênh đào Panama cho đến ngày 31/12/1999, khi nó được chuyển giao cho chính quyền sở tại.
Kênh đào đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Panama. Nó mang lại khoản doanh thu 1 tỷ USD cho chính phủ Panama mỗi năm.
Kênh đào là con đường huyết mạch nối Đại Tây Dương với Thái Bình Dương.
Kể từ khi đi vào hoạt động, kênh đào Panama đã đóng vai trò quan trọng trong hàng hải quốc tế. Việc sử dụng tuyến đường biển đi qua kênh đào đã tiết kiệm rất nhiều thời gian và chi phí vận chuyển hàng hoá từ châu Âu tới các bang miền tây nước Mỹ và từ Đông Á tới các bang miền đông nước Mỹ, do tránh được việc phải đi vòng qua đi cực nam châu Mỹ.
Kênh đào Panama còn được nhiều nước trong khu vực sử dụng để kết nối chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu với các thị trường Mỹ, châu Âu và châu Á.
Ngày nay, hàng năm có trên 14.000 tàu thuyền của 84 nước đi qua kênh đào, với khối lượng hàng hoá đi qua chiếm 5% trao đổi thương mại của thế giới.
Hơn 1 triệu con tàu đã đi qua kênh đào này trong lịch sử tròn 100 năm hoạt động của nó.
Tuy nhiên, sau một thế kỷ hoạt động, kênh đào Panama giờ đây đang đối mặt với một số vấn đề như kích thước của tàu thuyền vượt quá khả năng tiếp nhận của kênh đào và công tác bảo trì.
Kênh đào cũng đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gia tăng, khi cơ quan quản lý kênh đào Suez gần đây đã thông báo các kế hoạch mở rộng kênh đào, và một kênh đào mới cũng đang được lên kế hoạch xuyên Nicaragua.
Đứng trước thực tế đó, Panama đang đầu tư 5 tỷ USD để mở rộng kênh đào.
Tổng hợp
Nicaragua phê chuẩn lộ trình cho kênh đào 40 tỷ USD nối hai đại dương
Một ủy ban của Nicaragua đã phê chuẩn lộ trình đề xuất cho kênh đào xuyên quốc gia Trung Mỹ nối liền Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, với số tiền đầu tư lên tới 40 tỷ USD, vốn có thể cạnh tranh với kênh đào Panama.
Kênh đào Nicaragua và kênh đào Panama.
Ủy ban gồm các quan chức chính phủ, các doanh nhân và các học giả ngày 7/7 đã nhất trí về lộ trình dài 278 km của kênh đào xuyên Nicaragua, từ cửa sông Brito bên phía Thái Bình Dương tới sông Punto Gorda bên phía biển Caribê. Giới chức từ Tập đoàn đầu tư phát triển kênh đào Nicaragua HK (HKND Group), có trụ sở tại Hồng Kông, trước đó đã đề xuất lộ trình này.
Tập đoàn HKND Group, vốn đang đứng đầu dự án, do doanh nhân Trung Quốc Wang Jing làm chủ. Ông Wang cũng là giám đốc Tập đoàn viễn thông Xinwei.
Kỹ sư Dong Yunsong của HKND cho hay kênh đào dự kế sẽ đi qua hồ Nicaragua, hồ nước ngọt lớn nhất Trung Mỹ. Con kênh sẽ rộng từ 230-520 m và sâu 27,6 m.
Lộ trình được phê chuẩn sẽ vẫn phải đối mặt với các nghiên cứu về ảnh hưởng đối với môi trường và xã hội, vốn có thể dẫn tới một số thay đổi của kế hoạch. Tuy nhiên, các nghiên cứu này sẽ hoàn tất trong năm nay để cho phép công tác xây dựng bắt đầu vào tháng 12 tới.
Những người phản đối kế hoạch tỏ ra lo ngại về ảnh hưởng của kênh đào đối với hồ Nicaragua, một nguồn nước ngọt quan trọng đối với quốc gia Trung Mỹ, cũng như ảnh hưởng tới các cộng đồng.
Theo kế hoạch, kênh đào xuyên Nicaragua sẽ hoàn thành vào năm 2019 và bắt đầu đi vào hoạt động năm 2020.
Kênh đào này dài gấp 3 lần kênh đào Panama, dài 77 km. Mỹ đã mất một thập niên để xây dựng kênh đào Panama tại khu vực hẹp nhất của eo đất Trung Mỹ và hoàn thành nó vào năm 1914.
An Bình
Tổng hợp
Theo Dantri
Trung Quốc lỡ hẹn giấc mơ bá quyền ở Trung Mỹ Công việc xây dựng một kênh đào tại Nicaragua nối Đại Tây Dương với Thái Bình Dương đã bị trì hoãn một năm và sẽ không bắt đầu cho tới năm 2015. Người đứng đầu ban quản lý kênh đào xuyên Nicaragua, ông Manuel Coronel Kautz, cho hay cần nhiều thời gian hơn để nghiên cứu tính khả nghi và chọn lộ trình....