Nhìn hố lạ trên ruộng, không ngờ lại là mộ của hoàng tử nhà Minh
Sau khi trình báo với các đơn vị liên quan, người dân mới vỡ lẽ, đó không phải hang trộm mà là cổ mộ của hoàng tử thời nhà Minh – Đức Trang vương Chu Kiến Lân.
Trung Quốc cổ đại có lịch sử và văn hóa lâu đời, các di tích văn hóa từ hàng trăm, hàng nghìn năm trước có thể bị chôn vùi khắp nơi. Người dân ở một ngôi làng nông thôn thuộc tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc trong lúc làm nông đã phát hiện hang động kỳ lạ trong khu đất canh tác, trông giống như “hang trộm”.
Sau khi trình báo với các đơn vị liên quan, người dân mới vỡ lẽ, đó không phải hang trộm mà là cổ mộ của hoàng tử thời nhà Minh – Đức Trang vương Chu Kiến Lân.
Được biết, cổ mộ lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1993 bởi một người dân ở huyện Trường Thanh, thành phố Tế Nam, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Sau đó, hệ thống “hang” đầy bí ẩn liên tiếp được phát hiện.
Video đang HOT
Nhận ra sự bất thường, người dân địa phương đã báo lên văn phòng di tích văn hóa thành phố Tế Nam. Ngay lập tức, một đội ngũ gồm các chuyên gia khảo cổ, chuyên gia văn hóa, nhà sử học đã lập tức đến hiện trường để tiến hành kiểm tra, xem xét.
Sau một hồi kiểm tra, các chuyên gia vô cùng bất ngờ khi phát hiện hang động bí ẩn này hóa ra chính là lăng mộ của Đức Trang vương và hậu duệ trực tiếp của ông.
Đức Trang vương hay Đức vương là một vương gia thời nhà Minh, tự là Chu Kiến Lân, con trai thứ hai của vua Minh Anh Tông Chu Kỳ Trấn. Xét theo đúng văn bia của mộ cổ này, nơi này đã tồn tại ít nhất là 370 năm lịch sử.
Tính từ Đông sang Tây, toàn bộ lăng mộ có diện tích khoảng hơn 1.000 mẫu, gồm có cổng lăng, hành lang, kênh dẫn nước, tiền đường, hậu đường. Theo hai văn bia khai quật được, hậu lăng là nơi yên nghỉ của Đức Trang vương Chu Kiến Lân và thê tử là Lưu thị. Tiền điện là nơi an táng con trai thứ ba của Đức Trang vương là Tế Ninh An Hi vương Chu Hựu Tầm.
Ngay ở cửa lăng có một hàng 9 chuỗi hạt thể hiện địa vị của Đức Trang vương, hai bên lăng cũng được xây dựng tường cao hơn 10m và rất chắc chắn.
Theo dân làng, kể từ khi được phát hiện, ngôi mộ cổ này đã bị trộm 3 lần. Những kẻ trộm mộ rất to gan, chúng trộm cột trụ, thuê cả cần cẩu để lấy đi các bức tranh tường trong lăng mộ. Sau đó, chính quyền địa phương phải tiến hành kiểm tra thường xuyên để đảm bảo an toàn cho các di vật thì hiện tượng này mới ngừng.
Bia mộ cảnh báo 'đừng đào thêm', các chuyên gia đánh liều một phen: Ai ngờ kết quả vô cùng kinh ngạc
Bí ẩn các lăng mộ cổ vẫn luôn là chủ đề quan tâm của chúng ta, ở đó vẫn còn rất nhiều điều kỳ lạ mà giới khảo cổ không ngờ đến.
Trong xã hội phong kiến, các bậc đế vương hầu hết đều được hưởng vinh hoa phú quý mà người đời thường không thể tưởng tượng nổi. Vì vậy, trong thời gian trị vì của mình, họ sẽ dành thời gian đi thăm thú nhiều nơi, chọn nơi thích hợp để xây lăng mộ cho mình.
Năm 1981, một lăng mộ của nhà Hán ở Quy Sơn, Từ Châu đã được khai quật. Trước khi đi sâu vào ngôi mộ, nhóm chuyên gia bắt gặp một bia đá có viết: "Ta tuy là thế hệ vua Chu, nhưng trong lăng mộ của ta không có gì đáng giá, đừng đào bới".
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, sự thật lại hoàn toàn trái ngược, ở đây có rất nhiều bảo vật có giá trị lịch sử và kho báu khổng lồ: Các chuyên gia đã tìm thấy vô số đồ bằng vàng, bạc, châu báu cũng như hàng nghìn đồ vật khảo cổ quan trọng.
Hơn nữa, nơi ẩn náu của nó cũng vô cùng kín đáo, nhóm khảo cổ phải mất 7 năm mới tìm ra được vị trí thực sự.
Ban đầu, mọi người đều nghĩ rằng ngôi mộ nằm trong núi, nhưng khi người dân địa phương khai quật thì thấy nó trống không, đoàn khảo cổ mới biết mọi người đã đoán nhầm. Sau đó, với sự hỗ trợ của máy móc hiện đại, ngôi mộ đã được khai quật thành công.
Cho đến nay, ngôi mộ có giá trị lịch sử to lớn này đã được tìm thấy, nhưng những bí ẩn ẩn chứa bên trong nó vẫn đang chờ được khám phá nhiều hơn.
Ví dụ, con người thời đó làm cách nào để làm ra những công trình "siêu cấp" một cách hoàn hảo trong điều kiện lạc hậu như vậy?
Sau khi các bức tường của lăng mộ được khai quật và mở ra, trên đó tìm thấy hình ảnh một người chào đón khách. Các chuyên gia vẫn đang tích cực nghiên cứu để tìm kiếm câu trả lời.
Bí ẩn ngôi mộ cổ 300 tuổi từ thời Càn Long: Tử thi tỏa mùi thơm, vết thương trên cổ kỳ quái và danh tính khiến giới sử gia đau đầu Khi mở nắp quan tài, thay vì mùi tử thi nồng nặc, đội khảo cổ lại ngửi thấy một mùi thơm đặc biệt tỏa rộng ra xung quanh. Bên cạnh đó, còn có trang sức vàng bạc, chuỗi tràng hạt đá quý và những đồng xu từ thời Hoàng đế Khang Hi. Tháng 3/2001, trên một công trường thuộc huyện Nãng Sơn, Túc...