Nhìn đâu cũng thấy “thủy quân”, vậy còn trang phê bình phim nào để các fan tin tưởng?
Việc xem điểm trên các trang phê bình phim dường như chẳng còn công tâm như xưa khi fan cuồng và “thủy quân” có mặt khắp nơi.
Hẳn ai cũng còn nhớ việc Rotten Tomatoes cho “bay màu” hơn 50,000 tài khoản chỉ vì đăng các bình luận tiêu cực về Captain Marvel mới đây. Tuy chưa biết ai đúng ai sai trong cuộc chiến này nhưng hành động trên cũng đủ khiến các “mọt phim” không biết phải tin vào điểm số nơi đâu mỗi khi ra rạp. Thực chất, các trang web đều có cách đánh giá, ưu và nhược riêng chứ không hoàn toàn chính xác.
1. Rotten Tomatoes
Rotten Tomatoes từ lâu đã là địa chỉ uy tín được các khán giả yêu thích điện ảnh tìm tới. Cái hay của trang web này là có 2 cột điểm riêng biệt dành cho khán giả và giới chuyên môn. Những người được gọi là nhà phê bình phải viết bài cho một đơn vị truyền thông hay các ấn bản trực tuyến. Và các đơn vị trên cũng phải có một lượng truy cập hay danh tiếng nhất định mới được công nhận.
Điểm khán giả và giới phê bình trên Rotten Tomatoes thường khác nhau.
Từ đây, các bài khen chê sẽ được quy đổi theo tỉ lệ %. Một bộ phim có điểm trên 75% sẽ là “Certified Fresh” (Chứng Nhận Tươi), từ 60% tới 75% là “Fresh” (Tươi) và dưới 59% là “Rotten” (Thối). Ngoài ra, trước khi phim chiếu, Rotten Tomatoes còn có điểm “Want to see” (Muốn xem) để nói lên độ mong đợi cũng như cho phép khán giả chấm điểm sau khi ra rạp. Nhờ vậy mà trang này được nhiều người tin tưởng nhờ mức độ chuyên môn cao.
Nhưng gần đây, chất lượng của trang bị nghi ngờ khi bỏ luôn mục “Want to see” sau khi Captain Marvel bị fan ném đá tới tấp vì Brie Larson. Sau đó, họ cũng tuyên bố sẽ nghĩ cách kiểm tra khán giả đã xem phim thì mới được phép chấm điểm. Tuy nhiên, một nhược điểm khác đáng lưu ý của Rotten Tomatoes là số điểm % đôi khi không chính xác. Bởi lẽ một bộ phim ở mức xem được và xuất sắc thường đều được “Tươi”.
Video đang HOT
Chênh nhau 14% nhưng điểm trung bình của “Captain Marvel” chỉ hơn “Aquaman” có 0.75.
Cách khắc phục là các “mọt phim” hãy xem thêm phần điểm trung bình nữa. Đây là lúc sự khác biệt giữa một phim “hơi dở”, “xem được” và “tuyệt tác” có sự khác biệt rõ rệt. Ngoài ra, những phim có sự chênh lệch quá lớn giữa điểm khán giả và phê bình thì cũng không nên quá tin tưởng vào bên nào.
2. IMDb
Điểm IMDb của “Captain Marvel” đã ổn định hơn ở số 7, 8 sau khi bị “thủy quân” chấm toàn 1 và 10.
IMDb như một thư viện trực tuyến với những thông tin chi tiết về phim, diễn viên, ê kíp,… Ngoài ra, các khán giả cũng có quyền tham gia đánh giá dựa trên thang từ 0-10 và trang web sẽ đưa ra số điểm trung bình. So với Rotten Tomatoes, IMDb bình dân hơn bởi điểm số hoàn toàn do khán giả quyết định. Tuy nhiên, điều này dẫn đến khuyết điểm là fan sẽ vào ném đá hoặc tâng bốc một bộ phim quá đà ngay gần ngày công chiếu. Do đó mà IMDb chỉ trở nên tương đối chính xác sau đó vài tháng khi 2 nhóm “thủy quân” này không còn hứng thú công kích lẫn nhau nữa.
3. Metacritic
Nếu thích “chất lượng” hơn “số lượng” thì các mọt phim có thể đến với Metacritic – trang web chuyên dành cho nhà phê bình tới từ các trang web nổi tiếng như IGN, New York Post, Los Angeles Times,… Đội ngũ của Metacritic sẽ đọc các bài review và chấm điểm từ 0-100 rồi tính ra điểm số trung bình cuối cùng. Nhược điểm của trang này là tiêu chí chấm điểm dựa trên các bài viết hoàn toàn bí mật và cũng có phần chủ quan. Ngoài ra, góc nhìn các nhà phê bình đôi khi không phù hợp với số đông đại chúng. Song, Metacritic vẫn được cho là công bình nhất và dành riêng cho những ai đam mê điện ảnh.
4. MRQE
Điểm MRQE khá tương đồng với Metacritic.
MRQE như một phiên bản tổng hợp của Metacritic và Rotten Tomatoes. Trang web này cũng tổng hợp tất cả các bài bình luận từ đơn vị truyền thông hay các ấn bản trực tuyến. Sau đó, họ sẽ quy đổi ra điểm trang thang 0-100 và đưa ra con số trung bình. Tuy nhiên, một điểm khác biệt của MRQE là biểu đồ phổ điểm với các kí tự từ A-F. Trong đó, A = 100, B = 75, C = 50, D = 25 và F = 0. Nhờ và biểu đồ này, khán giả có thể biết được phim ở mức “xuất sắc” hay “xem cũng được”.
5. The Movie DB
Điểm The Movie DB và IMDb xấp xỉ nhau.
Giống với IMDb, The Movie DB cũng là một thư viện kiêm diễn đàn trực tuyến với mọi thông tin về tác phẩm, nhưng cụ thể hơn khi có đi kèm cả kinh phí và doanh thu. Trang này cũng tính điểm dựa trên đánh giá của người dùng và quy ra tỉ % giống với thang điểm 10 của IMDb. Ngoài ra, họ còn có thể tạo các chủ đề để thảo luận với nhau về tác phẩm mới ra mắt. Việc trở thành thành viên của The Movie DB khó hơn nên ít xảy ra nạn “thủy quân” như IMDb. Nhược điểm của trang này là lượng người dùng ít và phổ điểm thì không công khai cụ thể.
Hy vọng rằng với các thông tin trên, “mọt phim” có thể suy đoán được chất lượng của tác phẩm để cân nhắc trước khi ra rạp.
Theo trí thức trẻ
Sau "Captain Marvel", trang chấm điểm phim đình đám "Cà Thối" tuyên bố cải tổ, siết bình luận ảo
Sau hàng loạt lùm xùm với điểm số của "Captain Marvel", Rotten Tomatoes đã quyết định cải cách mạnh mẽ.
Có vẻ như khi "con cưng" của Disney gặp nạn thì luật chơi sẽ thay đổi. Cách đây chỉ vài hôm, Captain Marvel bị "thủy quân" đánh úp với điểm số trên Rotten Tomatoes (Cà Thối) thấp đến mức khó tả. Ngay lập tức, trang đánh giá phim lớn nhất hành tinh giang tay trợ giúp trên danh nghĩa "chống tiêu cực". Sau sự kiện này, Rotten Tomatoes cũng quyết định thay đổi luôn cách thức vận hành.
Giờ đây, khán giả buộc phải chứng minh đã xem phim rồi mới được bình luận.
Cụ thể, người dùng sẽ phải xác minh đã xem phim trước khi được phép đăng bài phê bình lên Rotten Tomatoes. Dana Benson - trưởng bộ phận truyền thông của Fandango, đơn vị chủ quản trang web - cho biết: "Chúng tôi rất thất vọng khi có một số người rất hăng say trong việc chê phim, dù đã xem hay chưa."
Hành động mạnh tay này của Rotten Tomatoes là để trả đũa hành vi của người hâm mộ với vô số bình luận tiêu cực nhắm vào Captain Marvel bởi những tuyên bố gây sốc của Brie Larson ngày 26/02. Lúc này, trang web ngay lập tức không cho phép người dùng chấm điểm "Want to see" (Muốn đi xem) khi phim còn chưa ra rạp nữa.
Rotten Tomatoes đã cứu "Captain Marvel" 2 lần.
Mọi chuyện vẫn chưa kết thúc khi đến ngày 08/03, khán giả lại "bỏ bom" với hơn 58,000 bình luận chê phim khiến điểm số bị kéo xuống còn 32%. Chỉ trong một buổi chiều, Rotten Tomatoes cho "bay màu" 49,000 tài khoản nhưng cũng chỉ kéo điểm của Captain Marvel lên thêm được 3%. Đến hôm nay, con số đã lên 63% với 63,000 bình luận.
Trả lời về mức chênh lệch điểm của khán giả và các nhà phê bình, Benson chia sẻ: "Chúng tôi đang phát triển dần điểm số khán giả và muốn bảo đảm uy tín trước tiên." Không biết hãng lấy đâu ra động lực để cải tổ mạnh tay thế này khi nhiều phim trước cũng gặp tình trạng tương tự nhưng lại bị ngó lơ.
Điểm số bộ phim đã được nâng cao đáng kể.
Hiện tại, chưa rõ Rotten Tomatoes sẽ dùng cách gì để bắt khán giả xác nhận đã đi xem hay chưa bởi đâu phải ai cũng "rảnh" để mà giữ lại cuống vé chỉ để về nhà đăng review?
Theo trí thức trẻ
Phim 'Hai Phượng' được chiếu ở Mỹ với số lượng rạp và tỷ lệ suất như thế nào? Tỷ lệ suất chiếu và số lượng suất mỗi ngày của phim "Hai Phượng" so với các phim khác đang trình chiếu như thế nào tại Mỹ? Vươn xa khỏi thị trường Việt Nam, bộ phim điện ảnh hành động Hai Phượng của Ngô Thanh Vân đã chính thức ra mắt tại Mỹ từ ngày 01/03/2019. Với tên gọi Furie, tác phẩm đang...