Nhìn cậu bé 12 tuổi oằn mình cõng gạch, nhiều người xót xa và nghĩ tới con mình
Hình ảnh về một cậu bé phải oằn mình cõng 3 viên gạch trên lưng để kiếm tiền nhận được nhiều sự quan tâm trên nhiều diễn đàn mạng xã hội, nhất là các bậc phụ huynh.
Theo báo chí đưa tin, cậu bé cõng gạch được dân mạng chia sẻ hình ảnh “chóng mặt” chính là em Sùng Mí Sò (12 tuổi) ở xã Sủng Là, huyện Đồng Văn ( Hà Giang). Sò đang là học sinh trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Sủng Là.
Do người dân trong thôn xây nhà có thuê người cõng gạch nên Sò xin được làm. Mỗi viên, em được trả 2.000 đồng. Mỗi ngày, cậu bé cõng được 3 chuyến, đồng nghĩa với việc kiếm được 18.000 đồng.
Đoạn đường Sò cõng gạch trong ảnh là một con đường nhỏ, dốc lên thôn Sủng Là, đường này xe không đi được mà phải đi bộ. Vì thế họ mới phải thuê người cõng gạch.
Ở thôn Sủng Là, có nhiều bé phải đi cõng gạch để kiếm tiền. Sò có hoàn cảnh rất đáng thương, bố của em bị tai nạn giao thông mất cách đây hơn một năm, mẹ đi lấy chồng để lại 3 anh em Sò cho ông bà nội nuôi dưỡng. Sò là anh cả, dưới cậu còn có em Sùng Thị Và (11 tuổi) và Sùng Mí Sính (8 tuổi).
Em Sùng Mí Sò cõng gạch (ảnh: Facebook)
Xúc động trước hình ảnh cậu bé cõng gạch, anh Nguyễn Tùng Anh (Đông Hưng, Thái Bình) cho hay: “Nhìn hình ảnh cậu bé đen nhẻm, oằn lưng cõng gạch tôi ngỡ như quay lại thời gian mấy chục năm về trước khi cả đất nước còn khó khăn.
Vậy mà, 2020 rồi vẫn có những cậu bé phải cõng mỗi lần 3 viên gạch nặng 36kg trên một quãng đường vừa dài vừa dốc, mỗi ngày 3 chuyến, tiền công 2.000 đồng một viên và một ngày được 18.000 đồng. Thương quá đi thôi..!
Còn biết bao nhiêu cảnh đời cơ cực như thế này mà hàng ngày ta nào đâu hay biết giữa cái thời buổi vốn dĩ đã văn minh và hiện đại này. Tôi mong rằng mọi người mỗi người một chút, cùng chung tay góp gió thành bão để giúp đỡ em, Bản thân tôi cũng sẽ tìm cách để giúp đỡ em phần nào”.
Sò cõng gạch trên một đoạn đường dài (ảnh: Facebook)
Chị Ngô Thu Hằng (Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho hay: “Nhìn cháu cõng gạch tôi thấy thương cháu quá. Cậu bé còn quá bé mà đã phải lo cơm áo gạo tiền lo cho các em.
Cháu cũng chạc tuổi các con, các cháu tôi. Khi những đứa trẻ như Sò ngày đêm lo lắng kiếm tiền thì những đứa trẻ ở thành phố lại được sống trong sự lo lắng chiều chuộng của bố mẹ, gia đình, được ăn ngon mặc đẹp, sống trong những ngôi nhà ấm áp, sung sướng. Nghĩ thế thôi lại thấy xót xa quá.
Tuy nhiên, nhìn ảnh Sò 12 tuổi cõng gạch thương cháu bao nhiêu thì tôi bất bình với những người thuê cháu bấy nhiêu. Sao họ có thể để cháu cõng 36 kg gạch. Đây có phải là bóc lột trẻ em?”.
Thạc sĩ giáo dục Nguyễn Phương Anh (Đại học Sư phạm Hà Nội) cho hay: “Nhìn hình ảnh cậu bé cõng trên lưng 3 viên gạch nặng không ai là không thấy xót xa. Xét về góc độ giáo dục, tôi phản đối việc thuê trẻ nhỏ làm công việc nặng.
Ở tuổi nhỏ mà các em cõng gạch quá sức sau này sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy trong đó có ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ sau này. Đã có quy định rõ về sử dụng lao động chưa thành niên bị cấm trong các công việc sau: mang, vác các vật nặng vượt quá thể trạng của người chưa thành niên; sản xuất và sử dụng, vận chuyển các hóa chất, khí gas, chất nổ;…”.
Video đang HOT
Xét về góc độ lan tỏa, theo thạc sĩ Nguyễn Phương Anh đúng là bức ảnh đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều người. “Tôi tin là nhìn hình ảnh đó, các ông bố, bà mẹ ở thành phố sẽ phải xem xét lại cách giáo dục con, nhất là một bộ phận không nhỏ các phụ huynh có tâm lý bao bọc, nuông chiều con thái quá khiến nhiều đứa trẻ không biết trân quý những gì mình đang có.
Bởi lẽ, mọi nhu cầu, sở thích đều được bố mẹ đáp ứng, phục vụ đến tận răng. Thích đồ chơi bố mẹ mua đồ chơi, thích quần áo đẹp, bố mẹ mua quần áo đẹp… nhưng lại không dạy con biết tiết kiệm tiền và quý trọng sức lao động. Đành rằng, có thể mua cho con món đồ con thích nhưng đổi lại con phải hoàn thành nhiệm vụ bố mẹ giao phó. Cũng vì tâm lý nuông chiều con quá nên xuất hiện những đứa trẻ ích kỷ, dửng dưng với nỗi đau, sự bất hạnh của người khác.
Tôi mong là sau hình ảnh cậu bé Sò cõng gạch, chính quyền địa phương nơi cậu bé sinh sống sẽ có những biện pháp hỗ trợ gia đình cháu vượt qua khó khăn để không còn hình ảnh cậu bé đen nhẻm, cong người cõng những viên gạch nơi rừng núi…”.
Sáng nay (14/4), trao đổi với PV Vietnamnet, ông Vàng Dỉ Xoáng – Chủ tịch xã Sủng Là xác nhận có sự việc em Sùng Mí Sò đi cõng gạch thuê như mạng xã hội đăng tải. Từ hôm qua, một số nhà hảo tâm đã đến và giúp đỡ em 20 triệu đồng, em cũng không phải đi cõng gạch nữa. Người dân ở xã 80% ăn mèn mén, không có gạo.
Hoàng Thanh
Nữ sinh Thái Bình có biệt danh 'cô gái nghìn đô', nhận học bổng tỷ đồng dù chưa học xong lớp 12
Kiếm được những khoản thu nhập lớn đến từ các dự án kinh doanh, nữ sinh gốc Thái Bình đã xuất sắc vượt qua hàng nghìn đối thủ giành suất học bổng danh giá lên tới 850 triệu/năm.
Họ tên: Nguyễn Trần Phương Linh
Quê quán: Thái Bình
Học sinh lớp 12 Anh 1 trường THPT Chuyên Sư Phạm.
Thành tích:
- Được tuyển thẳng THPT Chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội
- Duy trì với điểm GPA trên 9.0 trong suốt 3 năm cấp III
- Huy chương Bạc Olympic Tiếng Anh cấp Quốc gia.
- Giải nhì cuộc thi hùng biện U-Talk
- Giải Nhất tiếng Anh cấp thành phố
- Trưởng ban tổ chức Evandria Project
- Thành viên ban Tài chính - Đối ngoại của Model United Nations Institute Vietnam (MIV)
- Chuyên viên thiết kế lại Lamode
- Trợ lý thời trang tại Vietnam International Fashion Week 2019
Đa tài, năng động, là siêu cao thủ GPA
Giống nhiều học sinh chuyên khác, Nguyễn Trần Phương Linh, học sinh Trường THPT chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội đã lên kế hoạch du học từ năm đầu cấp 3. Cô bạn tích góp cho mình một bảng thành tích đáng nể với điểm trung bình lớp 10, 11 lần lượt là 8,7 và 9,1; IELTS đạt 8.5; huy chương bạc Olympic tiếng Anh cấp quốc gia...
Nữ sinh được đánh giá là có khả năng tuyệt vời trong việc học đều các môn và đạt điểm số tuyệt đối GPA 9.0 duy trì từ năm lớp 11. GPA được coi là điểm trung bình đánh giá sinh viên theo hệ thống giáo dục Mỹ, được tính bằng cách cộng các điểm trung bình của các môn học rồi chia đều ra để lấy số trung bình. Để đạt điểm B trong thang của Mỹ tức từ 7.0/10 tương đối khó khăn (theo ước tính chỉ khoảng 20-30% sinh viên Mỹ đạt điểm số này).
Nguyễn Trần Phương Linh, học sinh Trường THPT chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội
Xinh xắn, học giỏi lại tích cực tham gia hoạt động ngoại khóa, Phương Linh đã tích lũy cho bản thân vô số kinh nghiệm ngay từ những năm học cấp II. Nói về một trong số những hoạt động có ý nghĩa nhất từng tham gia, cô bạn chia sẻ với Tiin.vn:
'Mình rất may mắn khi tháng 11 năm ngoái được về trường THPT Chuyên Thái Bình với tư cách là diễn giả cho 1 sự kiện Mô Phỏng Liên Hợp Quốc để giới thiệu cho các bạn ở đây về tiếng Anh và về những gì mình đã học được nữa. Với mình đây luôn là một điều mình rất tự hào, vì mình luôn muốn sau này sẽ làm gì đó cho cộng đồng nơi mình được sinh ra và lớn lên' - Linh nói.
Sự nỗ lực của Phương Linh được ghi nhận khi cô từng được tuyển thẳng vào trường THPT Chuyên ĐH Sư Phạm Hà Nội nhờ có giải Nhất Thành Phố, Huy Chương Bạc Quốc Gia môn tiếng Anh và điểm GPA cấp II trên 9.0. Điểm số này vẫn luôn được tiếp tục duy trì trong 3 năm cấp III tiếp theo khi Linh theo học tại ngôi trường danh giá nhất nhì thủ đô.
Linh cũng đạt 8.5 IELTS trong lần thi đầu năm lớp 12
Đam mê thời trang, biệt danh 'cô gái nghìn đô'
Với niềm đam mê thời trang và tư duy sáng tạo, Phương Linh từng được xuất hiện trên phiên bản online của Photo Vogue Italy - một trong những tạp chí thời trang uy tín và chất lượng bậc nhất thế giới. 10X cũng bộc lộ năng khiếu làm kinh tế khi cộng tác với nhiều nhà thiết kế và hãng thời trang nổi tiếng.
Năm 2019 đánh dấu cột mốc đáng nhớ khi Linh trở thành trợ lý NTK của Aquafina Vietnam International Fashion Week 2019. Biệt danh 'cô gái nghìn đô' từ đó ra đời nhờ những khoản thu nhập lớn đến từ các dự án kinh doanh của nữ sinh gốc Thái Bình.
Trang phục do Phương Linh thiết kế nằm trong BST 'Identity' xuất hiện trên Vouge Italy phiên bản điện tử tháng 3/2019
Dù vậy, Linh lại khá khiêm tốn khi được mọi người gọi bằng biệt danh này: 'Mình cũng không có dám nhận mình học giỏi hay năng động gì đâu. Nhưng mình luôn cố gắng hết sức để đặt việc học lên trên, vì hoạt động ngoại khóa tốt thế nào thì mình vẫn đến trường để học, nên duy trì một điểm số ổn định là ưu tiên hàng đầu!
Ngoài ra mình còn rất thích sắp xếp, lên kế hoạch nên mình luôn giữ 1 quyển sổ bullet journal và cố sắp xếp thời gian cho cả 2 việc'.
Linh thích đọc và thường mày mò, tìm hiểu về những thứ mới liên quan đến xã hội học như nhân quyền hay giới, nghệ thuật, thời trang cũng như tâm lý học. Ngoài ra cô bạn có thói quen ghi chép lại suy nghĩ của mình để hiểu rèn luyện khả năng viết và hiểu thêm về bản thân.
Linh đang đảm nhiệm vị trí giám đốc sáng tạo của triển lãm 'Rewrite The Rules' - 1 triển lãm đa phương tiện về góc nhìn
Từng lo vì gia đình không 'gánh' nổi chi phí du học
Xác định con đường du học sớm và chuẩn bị hồ sơ xin học bổng ngay từ khi đỗ THPT Chuyên ĐH Sư Phạm Hà Nội, tuy nhiên Phương Linh lại luôn 'canh cánh' trong lòng chi phí học tập, ăn ở đắt đỏ ở xứ người:
'Mình từng tự nhủ với bản thân mình rằng, dù có được học bổng 70-80% đi nữa, gia đình cũng khó mà trả nổi số tiền còn lại và phí sinh hoạt, nên mình cứ tự hỏi bản thân là mình phải làm sao để cho ban tuyển sinh nhìn nhận được hết con người mình, và từ những câu hỏi như vậy mình dần dần xây dựng một bộ hồ sơ hoàn chỉnh cho ngày phỏng vấn'- Linh tâm sự.
Nữ sinh có niềm đam mê với nghệ thuật, tới con người và muốn cống hiến cho cộng đồng
Không để kế hoạch trì hoãn thêm, ngay sau khi tham gia hội thảo 'Talents made in Vietnam' do Đại học VinUni tổ chức, Phương Linh xác định được hướng đi của cuộc đời mình.
'Mình may mắn được biết đến VinUni qua các thầy cô trong trường, lúc đó em cũng đang rất hoang mang như các bạn chọn con đường của mình. Nhưng lúc được thầy hiệu trưởng Rohit Verma gọi điện báo tiên, mình cứ đứng đờ ra luôn không tin được. Mình cảm thấy quá may mắn!
Mình còn nhớ lúc thầy hỏi mình rằng, em đam mê nhiều thứ vậy, vậy sau này em muốn làm gì? Mình trả lời rằng, 'thật ra là em cũng không có một dự định cố định, vì như vậy sẽ không có gì để cho em khám phá nữa, nhưng nếu được, em rất muốn được làm về giáo dục hoặc nghệ thuật.'
Thật ra nếu nói rằng nghĩ rằng mình có điều gì đặc biệt thì nghe hơi cao xa, nhưng mà mình nghĩ nếu ai cần một lời khuyên khi đang đọc đến đây thì mình tin là: Hãy hiểu rõ bản thân mình, chia sẻ thật lòng và phải thật tự tin!'- Linh chia sẻ bí quyết.
Linh cùng các bạn lớp 12 Anh,THPT chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội
Là Đại sứ cho Girl Up Vietnam, Linh theo đuổi đam mê và quan tâm đến nghệ thuật, xã hội, thời trang, nữ quyền. 10X ước mơ xây dựng 1 đại học online của Việt Nam để đảm bảo mọi sinh viên đều có thể học tập bất cứ khi nào, bất cứ đâu với chi phí thấp nhất.
Tại VinUni, trước mắt, Linh muốn tập trung học Kinh doanh để phát triển nhãn hiệu thời trang riêng của bản thân và xây dựng chuỗi bán lẻ hỗ trợ nhãn hiệu đó.
H.Yen
Nghỉ dịch quá lâu, lại thêm cặp đôi sinh viên nữ Sư phạm, nam Xây dựng cưới nhau Trường cho nghỉ dịch gần 2 tháng, cặp đôi trẻ quyết định cưới nhau luôn! Trước tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 ở Việt Nam nói riêng và toàn thế giới nói chung, các trường đại học đã quyết định cho sinh viên nghỉ học tránh dịch. Ai cũng cố gắng hạn chế ra đường, tránh tụ tập nơi...