Nhìn cảnh sao ẩu đả antifan giữa phố, nhớ ngay 4 phim Hollywood buồn lột trần áp lực chốn showbiz
Những hào quang showbiz luôn đi cùng với áp lực và mệt mỏi – đây là một chủ đề đã được Hollywood khai thác với khả năng lấy nước mắt người xem.
Mới đây, cộng đồng mạng Việt xôn xao với hình ảnh Lưu Đê Ly cùng antifan túm tóc, đánh nhau túi bụi giữa đường phố làm ai cũng phải sững sờ và phẫn nộ. Con giun xéo lắm cũng quằn, hẳn phải có nhiều uẩn khúc, nhẫn nhịn đằng sau cơn thịnh nộ của nữ nghệ sĩ. Nhắc tới đây, chúng ta có thể nghĩ ngay tới mảnh đất Hollywood và những câu chuyện bi đát về ánh đèn sân khấu, về áp lực khi mang trên vai gánh nặng “người của công chúng”. Dưới đây là một số bộ phim nổi tiếng và được đánh giá cao nói về chủ đề này.
1. A Star Is Born (2018)
Với sự tham gia của Lady Gaga và Bradley Cooper, bộ phim A Star Is Born (tựa Việt: Vì Sao Vụt Sáng) là một câu chuyện tình yêu buồn thảm thiết giữa hai nghệ sĩ trong thế giới giải trí hoa lệ. Nhân vật Jack, trước sự vụt sáng của người yêu, đã cảm thấy mình như kẻ chắn đường, cản trở sự nghiệp của cô. Vốn đã chìm sâu trong nghiện ngập và những suy nghĩ tiêu cực, Jack thực hiện một quyết định tồi tệ để “giải phóng” người mình yêu.
Cái kết của bộ phim làm người xem khóc hết nước mắt và được đánh giá là một trong những câu chuyện tình yêu cảm động nhất màn ảnh. Bên cạnh đó, A Star Is Born cũng sở hữu những ca khúc gây nghiện, điển hình là I Will Never Love Again hay The Shallow.
2. La La Land (2016)
Suýt nữa giành được giải Oscar danh giá cho Bộ Phim Hay Nhất, La La Land (tựa Việt: Những Kẻ Khờ Mộng Mơ) là một bộ phim cảm động về những giằng xé giữa tình yêu và hoài bão của hai nhân vật chính, thủ vai bởi Ryan Gosling và Emma Stone. Câu chuyện tình yêu đẹp như mơ giữa cặp đôi này gặp phải cái kết buồn khi sự nghiệp trong ngành giải trí đã níu chân cả hai, không thể tiếp bước cùng nhau. Khỏi phải nói, La La Land là một tác phẩm bòn rút nước mắt của người xem đáng kể.
Không chỉ làm khán giả ấn tượng với nội dung hấp dẫn, La La Land còn sở hữu những ca khúc làm ai cũng phải mê mẩn như City of Stars, Someone in the Crowd và Another Day of Sun.
3. Bohemian Rhapsody (2018)
Không phải là một câu chuyện tình yêu lâm li bi đát như hai bộ phim kể trên, Bohemian Rhapsody (tựa Việt: Huyền Thoại Ngôi Sao Nhạc Rock) nói về nhóm nhạc huyền thoại Queen và con đường lên đỉnh vinh quang. Cụ thể hơn, bộ phim khai thác sâu về cuộc sống riêng của giọng ca Freddie Mercury và những ảnh hưởng của showbiz tới con người ông. Bộ phim kết thúc với cái chết của Freddie vì AIDS – dấu chấm chết đầy cay đắng cho cuộc đời của một giọng ca tài năng.
4. Cam (2018)
Là một bộ phim kinh dị nhẹ nhàng đến từ Netflix với kinh phí chỉ 1 triệu đô, Cam vẫn ghi điểm với nội dung mới lạ và gay cấn, khó đoán. Nội dung của phim kể về Alice – một cô gái trẻ kiếm tiền nhờ việc stream các video nhạy cảm của mình trên Internet cho người khác xem. Alice tham vọng chiếm được vị trí số 1 trên bảng xếp hạng những streamer hấp dẫn nhất tại trang web, nhưng vị trí cao cũng đồng nghĩa có thêm kẻ thù: một bản sao giống hệt cô xuất hiện và đe dọa danh tiếng, cuộc sống của cô.
Điều làm nội dung của Cam mới lạ, thú vị chính là việc bộ phim sử dụng rất thông minh yếu tố công nghệ – tâm linh – tâm lý để tạo dựng nhịp phim gay cấn, bí ẩn và hồi hộp. Bộ phim nhận được phản hồi tích cực của giới chuyên môn và đã chiến thắng ở vài Liên hoan phim.
Vì sao nghề báo nguy hiểm?
Hollywood có rất nhiều bộ phim khắc họa nghề báo. Ở đó, nghề báo được nhìn dưới góc nhìn toàn diện, là sự hiểm nguy và đơn độc khi đưa sự thật ra ánh sáng.
His Girl Friday (1940): Trong tác phẩm đen trắng thể loại lãng mạn hài hước của đạo diễn Howard Hawks, Rosalind Russell vào vai Hildy Johnson, nữ phóng viên tài năng kiêm vợ cũ của Burn - một biên tập. Cả hai người đều sẵn sàng liều mạng, bất chấp tất cả để theo đuổi đến tận cùng câu chuyện. Burns sẵn sàng mua chuộc nguồn tin, còn Russell dù miệng nói muốn làm người phụ nữ của gia đình lại bỏ vị hôn phu chờ mỏn mỏi vì mải săn tin. Bộ phim mô tả chân thực không khí làm báo của thập niên 1940, với những phòng họp chật cứng phóng viên, mỗi người đều hừng hực tinh thần cạnh tranh để tờ báo của mình là nơi đầu tiên công bố tin tức nóng.
Citizen Kane (1941): Năm 1887, William Randolph Hearst trở thành chủ biên của tờ San Francisco Examiner - tờ báo đã giúp ông xây dựng sự nghiệp và trở thành ông trùm của ngành báo chí, xuất bản. Citizen Kane không chỉ là một bộ phim về ngành báo mà còn là một tác phẩm báo chí. Ở đó, sự thật được nhìn từ nhiều phía, ở nhiều góc độ khác nhau.
Network (1976): Bộ phim ra đời 44 năm về trước đã thắng 4 giải Oscar vào năm 1977, trong đó có một giải dành cho kịch bản gốc xuất sắc. Sự thông minh của bộ phim nằm ở chỗ, phim cho thấy ngôn từ là con dao hai lưỡi, và nguồn sức mạnh tối thượng mang tên tin tức đôi khi lại rơi vào tay không đúng người, hoặc đến sai đối tượng tiếp thu.
All the President's Men (1976): Bộ phim của đạo diễn Alan J. Pakula tập trung khắc họa chân dung vị tổng biên tập - bộ não đảm bảo mọi công việc của tòa báo diễn ra suôn sẻ. Tại tòa báo The Post trong bộ phim, đó là Ben Bradlee (Jason Robards). Bradlee giống như một vị chỉ huy - nhanh chóng, sáng suốt và quyết đoán trong mọi tình huống. Ông là người đưa ra mệnh lệnh cho cấp dưới và chèo lái tòa báo vượt qua những sóng gió của thời đại.
The Killing Fields (1984): Bộ phim giống như một cuốn tiểu thuyết chương hồi đề cập tới thế giằng co của một người làm báo giữa hoàn cảnh lịch sử quá nhiều biến động. Ngòi bút cũng phải tranh đấu, giằng xé giữa những sự thật mà một cá nhân nhìn thấy và một xã hội nhìn thấy.
Broadcast News (1987): Theo Los Angeles Times, Broadcast News là bộ phim được chào đón nhất năm 1987. Nhà phê bình Roger Ebert của tớ Chicago Sun-Times đã ca ngợi bộ phim đã đào sâu nghiên cứu quy trình thu thập tin tức của các kênh truyền hình hơn bất cứ bộ phim nào từng được thực hiện. Ông cũng đánh giá phim đã khắc họa được chân dung những con người chọn dấn thân vào nghề báo để sự bận rộn của nó giúp họ lãng quên nỗi cô độc riêng tư. Nhân vật Jane Craig của Holly Hunter cũng được Jonathan Rosenbaum của Chicago Reader đánh giá cao. Sự hăm hở, năng động, thậm chí hiếu chiến của cô là bức chân dung phức tạp nhất mà Hollywood từng thể hiện về một phụ nữ thành đạt.
Good Night, and Good Luck (2005): Bộ phim do George Clooney đạo diễn đã sử dụng vụ điều tra Joseph McCarthy trong những năm 1950 để thể hiện sức mạnh của tin tức trong đời sống xã hội. Trong phim, nhà báo truyền hình Edward R. Murrow đã tìm cách vạch trần những lời dối trá, và chính sách chèn ép người không cùng quan điểm của chính quyền. Murrow và các cộng sự đã bị ngăn cản, đe dọa tính mạng, thậm chí bị vu cáo.
Frost/Nixon (2008): Để gây dựng danh tiếng, phóng viên David Frost (Michael Sheen) đã xoay sở để có được một cơ hội phỏng vấn Richard Nixon (Frank Langella). Bộ phim của đạo diễn Ron Howard xây dựng một tình huống lạ lùng - khi nhân vật có sức mạnh, và ảnh hưởng đã cố thao túng ngược lại người phóng viên đang đặt câu hỏi bằng cách lên mặt dạy đời và cố tình nói lạc đề. Tuy nhiên, trong buổi phỏng vấn cuối cùng, Frost cũng dồn được Nixon vào chân tường bằng những câu hỏi sắc bén, buộc vị tổng thống toát mồ hôi và không còn khả năng quanh co cho qua chuyện.
Spotlight (2015): Bộ phim xoay quanh cuộc điều tra vụ bê bối che giấu lạm dụng tình dục. Đạo diễn McCarthy và biên kịch Josh Singer muốn thể hiện chân thực nhất cách hoạt động báo chí diễn ra, và đã thành công. Spotlight thắng hai giải Oscar dành cho kịch bản và phim xuất sắc. Không chỉ mô tả công việc và một số thủ pháp làm việc của những nhà báo điều tra, bộ phim còn cho thấy cả sự mệt mỏi, gánh nặng trách nhiệm mà họ phải gánh trên vai, và những cái giá phải trả khi đưa sự thật ra ánh sáng.
Mẫu số chung trong các siêu phẩm của 'thánh' Nolan Dù đa dạng về chủ đề, nội dung và cách thể hiện, các bộ phim của đạo diễn tài danh Christopher Nolan thường chia sẻ một số đặc điểm chung. Trailer bộ phim 'Tenet' Bom tấn khoa học viễn tưởng có kinh phí sản xuất gần 200 triệu USD của đạo diễn Christopher Nolan. Christopher Nolan là một trong những nhà làm phim...