Nhìn cách nhắn tin phát hiện đột quỵ
Theo báo cáo của Đại học Y khoa Harvard (Mỹ) cho biết một tin nhắn bị đầy lỗi chính tả và ngôn từ khó hiểu có thể là một manh mối cho thấy người nhắn tin có nguy cơ đột quỵ.
Mặc dù, điều này có vẻ kỳ lạ với nhiều người, nhưng lại hết sức ý nghĩa đối với cặp vợ chồng người Mỹ 25 tuổi.
Một ngày, người chồng nhận được một tin nhắn khó hiểu với dãy chữ vô nghĩa từ người vợ đang mang thai 11 tuần tuổi. Linh cảm có chuyện chẳng lành, anh liền gọi điện và được biết vợ mình đã được chuyển vào phòng cấp cứu.
Tại đây, có bác sĩ nhận thấy người vợ đã bị mất phương hướng, không thể sử dụng cánh tay và chân bên phải, đồng thời không thể nói chuyện được. Kết quả chụp cộng hưởng từ MRI cho biết não bộ của chị không nhận đủ máu và có nguy cơ dẫn đến đột quỵ.
May mắn là do được đưa đến bệnh viện kịp thời nên sức khỏe thai nhi vẫn an toàn.
Trong một bài báo đăng trên tạp chí Archives of Neurology tuần này, 3 bác sĩ đến từ trường Đại học Y Harvard xác nhận đây là trường hợp đầu tiên tiên cho thấy một tin nhắn văn bản khác thường có thể sử dụng để chẩn đoán đột quỵ.
Video đang HOT
Tin nhắn khó hiểu có thể là dấu hiệu đột quỵ. (Ảnh minh họa)
Trường hợp của người phụ nữ này được gọi là hội chứng “ dystextia” – một thuật ngữ được các chuyên gia y tế đưa ra trước đó.
Dystextia là một hình thức mới nhất của chứng mất ngôn ngữ, trong đó người bệnh gặp rắc rối trong việc dùng ngôn ngữ nói hoặc viết. Theo bài báo, về lý thuyết, tin nhắn văn bản rời rạc có thể là dấu hiệu cảnh báo đột quỵ hoặc các chứng bất thường về thần kinh.
Tiến sĩ Larry Goldenstein – nhà thần kinh học, Giám đốc Trung tâm đột quỵ tại Đại học Duke (Mỹ) – cho biết: “Một tin nhắn mắc lỗi chính tả là điều hoàn toàn bình thường, nhưng một tin nhắn toàn những từ vô nghĩa thì lại khác. Bởi có thể bệnh nhân không có ý định gửi như thế, nhưng họ lại không thể tự sửa được”.
Theo H.Trang (Người lao động)
Không có cú hích ấy, tôi sẽ ra sao?
Mới đó mà đã hơn ba mươi lăm năm, cậu học trò lớp 8E (như lớp 10 bây giờ) năm học 1976-1977 của trường cấp 3 Đức Thọ (Hà Tĩnh) bây giờ đã 50 tuổi, là một cán bộ quản lý giáo dục ở Tây Nguyên.
Đến bây giờ tôi vẫn nhớ mãi những kỷ niệm thời học trò. Nhưng nhớ nhất là giờ trả bài tập làm văn của cô Minh. Bài văn ấy có đề ra là "Em hãy kể lại chuyện cây khế". Giờ trả bài hôm đó, nhờ có cô mà tôi từ một học sinh chỉ học khá các môn tự nhiên nhưng học kém về môn văn, chán học môn văn đã trở thành một học sinh học khá môn văn và yêu thích môn văn.
Cũng như những giờ trả bài môn học khác, chúng em đều hồi hộp, không biết mình được mấy điểm, cao hay thấp, được khen hay bị chê. Cô bước vào lớp vẫn bình dị nghiêm trang như ngày nào. Cô sửa những lỗi chính tả thường gặp, lỗi dùng từ, lỗi trình bày, lỗi bố cục... Mỗi loại lỗi như vậy cô đều nêu tên những bạn mắc phải. Đơn giản vậy thôi mà các bạn trong lớp ai cũng khâm phục cô.Với gần 50 học sinh trong lớp 8E mà cô nhớ đến từng lỗi trong bài tập làm văn của từng người, dù đó là lỗi nhỏ nhất. Nhờ vậy mà ai cũng cố gắng học để cô vui lòng. Sửa xong lỗi cô ôn tồn:
- Cao điểm nhất bài tập làm văn hôm nay là điểm 8. Cô mong lần sau em sẽ phát huy kết quả này.
Cả lớp hồi hộp không biết điểm 8 là của ai. Còn tôi thì không bao giờ nghĩ đến mình được điểm 8. Chỉ cần nằm trong số không bị nêu tên mắc lỗi là tốt lắm rồi. Nhưng từ trên bục giảng giọng cô nhẹ nhàng động viên:
- Bài điểm 8 là của bạn Thạch, bài viết rõ ràng mạch lạc. Kể chuyện hấp dẫn... Chữ viết còn chưa đẹp (cô không dùng từ chữ xấu - dù chữ tôi rất xấu), em phải cố gắng luyện thêm về chữ viết.
Lúc đó, tôi thực sự sung sướng, có pha lẫn chút tự hào. Và từ đó về sau, tôi rất cố gắng học văn và yêu thích môn văn, trở thành học sinh học khá môn văn.
Tôi vẫn thường nghĩ lại "cú hích" ấy. Nếu như ngày đó, không có điểm 8 cao nhất lớp ấy, đặc biệt là không có những lời khen ngợi động viên kịp thời của cô thì chắc là tôi vẫn mãi mãi là một học sinh học yếu môn văn.
Có thể đối với cô, giờ văn đó là bình thường như mọi giờ văn khác và cô cũng không nhớ. Nhưng đối với tôi đó là một bước ngoặt lớn trong sự tiến bộ về môn văn của mình. Đó vẫn là kỷ niệm không bao giờ quên đối với tôi, đồng hành cùng tôi trên bước đường học hành, công tác.
Khi trở thành thầy giáo và bây giờ là cán bộ quản lý giáo dục cấp huyện, tôi vẫn thường lấy đó làm kinh nghiệm sư phạm cho mình trong các giờ lên lớp, đặc biệt là các giờ trả bài kiểm tra. Tôi cũng thường xuyên tâm sự với các bạn đồng nghiệp về bài học ấy.
Tôi biết sau đó vài năm cô tiếp tục dạy văn cho các thế hệ học sinh ở Trường THPT Nguyễn Du (Huyện Nghi Xuân - Hà Tĩnh) và đã có nhiều thế hệ học sinh thành đạt.
Tôi viết những dòng này, ghi lại một kỷ niệm và cũng là cảm ơn cô đã cho tôi một động lực học tốt môn văn. Đồng thời cho chúng tôi, những người đang tiếp bước của cô làm công tác giáo dục thế hệ trẻ, một kinh nghiệm sư phạm quý giá.
Chúc cô mạnh khỏe hạnh phúc.
Theo người lao động
Mách teen bí kíp viết đúng chính tả Những cách cực kì đơn giản nhưng lại rất hiệu nghiệm, teen nhé. Vì nhiều nguyên nhân, teen không thể cải thiện tình hình viết sai chính tả của mình trong các bài văn kiểm tra, các văn bản hành chính, thậm chí có bạn khi viết... thư tỏ tình cũng đầy lỗi chính tả. Làm thế nào để khắc phục đây ta?...