Nhìn bộ nail dài ngoằng của bà thông gia, tôi xó.t x.a nhớ lại cuộc gọi của con gái nhờ mua thuố.c trị ghẻ
Tôi nuôi con không bắt nó làm gì nhưng sao sang nhà người lại thành “con ở” vậy?
Vốn dĩ tôi luôn nghĩ rằng con gái gả đi lấy chồng tức là nó đến lúc trở thành vợ của người ta, có gia đình riêng và sẽ phải tự chịu trách nhiệm với gia đình của mình, tôi sẽ không bao giờ can thiệp vào chuyện của gia đình nó.
Thế nhưng điều đó không có nghĩa là nó từ con tôi trở thành con của người khác. Con gái đi lấy chồng thì là vợ người ta nhưng không phải là con người khác. Hãy thẳng thật với nhau đi, một đứa con gái xa lạ lớn đùng hơn 20 tuổ.i bỗng một ngày bước chân vào nhà mình, liệu có mấy bà mẹ thật sự coi nó như con gái ruột của mình?
Nếu đã chẳng thể coi nhau là má.u mủ ruột già, mà sự thật chính là như vậy thì thôi hãy khách sáo với nhau đi. Giống như chúng tôi luôn có ý tứ với con rể thì chẳng lẽ các bà mẹ chồng không thể có chút chừng mực được với con dâu à?
Con gái tôi cho ăn cho học đàng hoàng, tôi thấy con rể là người tử tế tin tưởng được nên mới gả cho nó. Chẳng qua bố mẹ chồng là những người liên quan đến chồng mình nên con gái tôi mới phải gọi một tiếng bố mẹ thôi chứ họ đâu có mang nặng đẻ đau ra con bé đâu?
Trước khi lấy nhau tôi đã nói trước với con rể, tôi chỉ có duy nhất 1 cô con gái mà kể cả tôi có đến 10 đứa con đi chăng nữa thì con cái là tất cả những gì quý giá nhất của tôi nên nếu không thể cho nó 1 gia đình mới hạnh phúc thì cứ trả nó về với gia đình cũ của nó là được.
Tôi không chê trách con rể vì đàn ông con trai nhiều khi họ không thể biết hết mọi chuyện được. Người tôi muốn nói đến ở đây là bà thông gia, mẹ của chồng con gái tôi!
Con gái tôi là đứa vô tư lự, gia đình tôi không giàu có nhưng không để nó thiếu thốn và chưa bao giờ tôi để nó phải sống trong nỗi tủi hờn, không hạnh phúc cả. Thế nhưng từ 1 đứa cười nói rôm rả cả ngày, lấy chồng gần 1 năm, con bé trở lên trầm lặng hơn rất nhiều.
Video đang HOT
Tôi nhiều lần muốn hỏi nó có chuyện gì nhưng lại thôi vì cuộc sống riêng của chúng nó tôi không thể can thiệp, nếu nó không chia sẻ thì tôi cũng chỉ có thể đứng ngoài mà lo lắng thôi.
Mãi cho đến hôm vừa rồi, tôi đi du lịch cùng ông nhà về nên có chút quà mang sang biếu thông gia. Bà thông gia tuy có tuổ.i nhưng là người rất coi trọng ngoại hình, quần áo váy vóc của bà lúc nào cũng cầu kỳ, mặt mũi lúc nào cũng trang điểm kỹ lưỡng. Tất nhiên, đấy là quyền riêng tư của bà ấy và tôi không có ý kiến gì hết.
Lần này sang chơi bất chợt, tôi thấy bà thông gia có ngồi trên võng với mèo cưng của bà ấy. Như mọi khi, bà ấy vẫn ăn mặc và trang điểm cẩn thận. Lần này, tôi nhìn thấy bàn tay với bộ móng dài ngoằng của bà ấy, những chiếc móng tay được sơn kĩ lưỡng, còn đính đá và tạo hình rất bắt mắt.
Vì sao tôi lại để ý đến bộ nail của bà thông gia? Bởi vì nhà bên ấy có lò bánh mỳ và gia đình thì đang ở rất đông người với nhau. Với bộ móng tay như vậy thì bà ấy làm sao làm được các việc của lò bánh và những việc nội trợ trong nhà?
Tôi nhớ lại lần trước con gái về ngoại chơi, từ một đứa thường xuyên ngủ dậy muộn nhưng nó lại tỉnh giấc từ 5h sáng, lọ mọ làm hết cái nọ đến cái kia, tôi hỏi sao không ngủ thì nó trả lời dậy sớm quen giấc rồi. Lúc ấy, tôi cứ nghĩ con bé trưởng thành rồi nên cũng sẽ khác ngày xưa. Rồi cứ tầm 6h, 7h tối thì chẳng bao giờ tôi thấy con bé trả lời tin nhắn, lúc ấy tôi lại cứ nghĩ nó tăng ca hoặc đang mải mê làm cái gì đó.
Cuối cùng, tôi nhớ ra cuộc gọi của con bé cách đây mấy hôm nhờ mua thuố.c ghẻ nước mà thật ra là thuố.c trị nước ăn chân tay. Con gái tôi cứ cái tầm mùa lạnh mà tay ngâm nước nhiều sẽ bị nước ăn tay, chỉ có tôi biết loại thuố.c bôi để chữa cái bệnh này cho con gái.
Trong đầu tôi có vô vàn suy nghĩ nhưng lại muốn gạt đi. Càng muốn gạt đi thì bộ nail dài ngoằng của bà thông gia lại càng khiến tối cau mày suy nghĩ. Cứ như vậy 1 lúc thì con gái tôi đi làm về.
Trên tay nó phải đến 10 cái túi nilon các thể loại, nhìn qua là biết đồ mua về để nấu cơm. Nhìn thấy con bé tay xách nách mang như vậy nhưng tất cả mọi người trong nhà không 1 ai đứng dậy cầm giúp đồ. Con bé khá ngạc nhiên vì thấy tôi nhưng lại nhanh chóng chạy vào trong bếp, trên người vẫn mặc bộ đồng phục ở nơi nó làm việc.
Và từng ấy người ngồi trong nhà, những con người không đi làm hoặc đang rảnh rỗi không có gì làm vẫn thản nhiên ngồi đấy, mặc kệ cho con bé 1 mình loay hoay với 1 đống đồ ăn cho 9 người lớn.
Nhìn cái cách con bé hì hục và nhanh nhẹn nấu nướng thì tôi hiểu đây là công việc quá đỗi quen thuộc rồi nhưng tại sao nhà có già trẻ, lớn bé, gái trai đầy đủ mà không một ai đứng dậy phụ con bé.
Tôi thấy con gái đi bao tay y tế để làm việc, có lẽ do tay bị nước ăn còn đau nên nó muốn tránh ngâm nước rồi lại bị nặng hơn. Càng nhìn tôi càng xót con…
Điều duy nhất khiến lòng tôi dịu lại đó là khi con rể về, nó vội vàng chạy vào bếp làm hộ vợ. Tôi phần nào cũng hiểu được chuyện trong nhà này, có lẽ sau hôm nay tôi sẽ khuyên 2 đứa nó ra ở riêng, có gì khó khăn tôi sẽ đứng đằng sau hỗ trợ vợ chồng chúng nó.
Đến nhà thông gia, thấy con gái hì hục lau nhà mà tôi mừng rơi nước mắt
Chẳng hiểu bà thông gia dạy dỗ con tôi kiểu gì mà con nắm bắt việc nhà chồng nhanh đến vậy. Còn ngày con chưa lấy chồng, mỗi lần nhờ làm việc gì lại ầm ĩ nhà cửa.
Chồng thường hay trách móc vợ là chiều chuộng con gái quá, đến tuổ.i lấy chồng rồi mà không biết làm việc gì. Tôi thấy oan ức vô cùng nhưng không dám giải thích vì sợ bị anh ấy mắng ngược lại.
Tôi có 2 đứa con, đứa chị thì lười làm lắm nhưng đứa em trai lại siêng năng. Sau giờ đi học về nhà, con trai tự giác lấy gạo nấu cơm, rồi nhặt rau nấu canh. Nhiệm vụ của con gái lớn là quét nhà nhưng không chịu làm, thấy bẩn quá, đứa em chịu hết nổi đành lấy chổi quét.
Nhiều lần tôi khuyên bảo đủ kiểu nhưng con gái chỉ thích chơi, nói đến làm việc là gắt gỏng giận dỗi. Cả ngày, cô con gái chỉ biết chải chuốt soi gương làm đẹp cho bản thân. Còn xung quanh bẩn thỉu bừa bộn vẫn mặc kệ, cứ như là khách đến nhà chơi vậy.
Trước khi con gái về nhà chồng, tôi dành 1 tuần để dạy nữ công gia chánh và dọn dẹp nhà cửa phòng ngủ, giặt và gấp quần áo. Thế nhưng con học với thái độ chống đối, thờ ơ, nói trước quên sau. Dạy được 1 ngày, tôi bức xúc quá ném tạp dề xuống đất và mắng đến gia đình chồng bị mọi người ch.ê ba.i đừng về nhà mở miệng than vãn.
Con gái lấy chồng được 3 tháng, rất ít khi gọi điện về nhà, mỗi lần nói chuyện rất ngắn như thể con bận rộn lắm thì phải. Lo sợ con không biết làm việc nhà, về nhà chồng bị người ta co.i thườn.g nên hôm qua, tôi đến thăm thông gia.
Vừa bước vào nhà, nhìn thấy con gái đang cắm cúi lau nhà. Mặt mũi toát mồ hôi nhìn rất đáng thương. Thấy tôi đến đột ngột, bà thông gia có vẻ rất bối rối và vội thanh minh. Bà ấy nói ngày nghỉ bảo con dâu nghỉ ngơi, vậy mà không chịu, cứ thích làm, lau 3 tầng suốt cả buổi sáng.
Dù mẹ chồng bảo nghỉ ra chợ mua ít đồ nấu ăn đãi tôi nhưng con gái tôi nói: "Trong tủ có nhiều đồ ngon, con mua từ chiều qua nên không phải mua gì nữa. Con lau xong chỗ này rồi nấu ăn cũng được mẹ ạ".
Nghe con gái nói mà tôi rớm nước mắt vì hạnh phúc. Sợ bà thông gia hiểu nhầm nên tôi vội giải thích, thấy con gái biết nấu ăn và làm việc nhà, tôi vui quá nên khóc chứ không có ý gì. Tôi còn hỏi bà ấy có bí quyết gì mà dạy dỗ con tôi biết làm việc nhà nhanh vậy.
Bà thông gia nói những ngày đầu về làm dâu, con tôi không chịu làm việc. Bà đã ngồi phân tích cho con giá trị của người vợ trong gia đình. Nếu muốn giữ được gia đình hạnh phúc thì phải trở thành người phụ nữ đảm đang. Dù không phải làm hết, làm tất cả, thì ít nhất cũng phải biết vun vén vào để chồng thấy mình coi trọng và quan tâm tới gia đình. Có như thế thì người chồng mới thương yêu vợ hơn. Bà khen con tôi hiểu chuyện nên dễ dạy.
Tôi thấy thật có lỗi khi phải để cho bà thông gia vất vả dạy con gái mình biết nữ công gia chánh. Tôi nợ bà ấy một ân huệ nhưng không biết tặng món quà gì để cảm ơn bà ấy nữa?
Tới bệnh viện chăm con gái đẻ, thấy chàng rể làm 2 việc "ngượng chín mặt" này, tôi biết con gái đã lấy đúng người Ngay ngày đầu sau khi con gái tôi sinh con, thấy con rể làm 2 việc này tôi bất giác mỉm cười, hoàn toàn yên tâm giao phó con gái cho con rể. Khi con gái muốn kết hôn với con rể, tôi đã phản đối vì con rể không có điều kiện, nhà lại neo đơn, chỉ có hai bố con sống...