Nhìn bố chồng bưng mâm cơm ở cữ lên phòng cho con dâu, tôi bật khóc nức nở vì ân hận
Tôi biết mình sai rồi nhưng không biết nên làm gì để xin lỗi ông. Nhìn mâm cơm ở cữ mà bố chồng cất công nấu cho tôi, tôi càng ân hận hơn.
Chào mọi người, tôi mới sinh con được hơn một tháng thôi nhưng đang buồn lắm ạ. Tôi có lỗi lớn với bố chồng nhưng không biết phải xin lỗi như thế nào. Tôi không có mẹ chồng. Theo như chồng tôi kể thì mẹ chồng tôi đã mất từ lúc sinh anh. Bố một mình nuôi anh lớn lên bằng chiếc xe máy cà tàng đi thu mua đồng nát mỗi ngày.
Chồng tôi hay nói anh tự hào về bố. Nhờ bố mà anh có ngày hôm nay. Nhà cao cửa rộng bây giờ cũng nhờ bàn tay săn sóc, yêu thương của bố trao cho anh. Anh còn dặn dò tôi phải báo hiếu cho bố, đừng để bố đau lòng.
Nhưng tôi không làm được. Bố chồng tôi lẩn thẩn rồi. Ông cứ thu gom những thứ tôi bỏ đi rồi chất đống trong nhà. Chồng tôi phải xây riêng cho ông một cái nhà kho. Nhưng nhà kho hiện tại cũng đầy rồi phải để đồ ở ngoài vườn. Mà toàn những thứ đồ hư hỏng như cái xe đạp cũ kĩ, cái ti vi hỏng, mấy đôi giày cũ của chồng tôi. Áo quần chồng tôi bỏ ra, bố chồng toàn lấy mặc lại dù đồ mới tôi mua cho không thiếu.
Tôi mới sinh được hơn một tháng thôi nhưng đang buồn lắm ạ. (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Ban đầu tôi còn nhẹ nhàng khuyên ông. Lâu dần thì tôi phát chán nên cứ lén lấy đồ của ông đem bỏ rác. Ông gom thì gom nhưng cũng ít khi kiểm tra nên không hề biết. Cho đến một hôm, bố chồng tôi quát tháo om sòm vì phát hiện bị mất một vài món đồ trong phòng. Đó là mấy cái áo bà ba cũ sờn, một đôi giày vải cũ kĩ nhưng cũng còn sạch sẽ. Tôi vào dọn phòng, thấy mấy thứ đó cũ quá nên lén đem vứt đi. Thật không ngờ đó lại chính là kỉ vật của mẹ chồng mà bố đã cất giữ suốt mấy chục năm nay.
Khi biết tôi lấy vứt bỏ, bố chồng giận dỗi bỏ cơm chiều. Chồng tôi phải năn nỉ mãi ông mới chịu ăn nhưng cũng không thèm nói chuyện với tôi. Tôi vì bực bội bố chồng để đồ lung tung, gom thu toàn rác thải nên cũng bực bội không bắt chuyện trước.
Liệu có cách nào để xin lỗi bố chồng mà không xấu hổ không mọi người? (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên cứ vài ngày tôi lại thấy trên bàn trang điểm của mình có mấy hộp sữa. Tôi hỏi chồng, anh bảo do bố mua để cho tôi uống. Tôi nghe xong cũng thấy ăn năn nhưng cứ thấy rác lung tung khắp vườn là lại phát chán lên.
Hiện giờ tôi đã sinh con. Nhưng không ngờ là chính bố chồng lại là người chăm tôi ở cữ. Ông tắm cho con tôi, nấu ăn cho tôi. Ban đêm con tôi khóc, ông còn tranh bế cháu cho tôi ngủ. Nhìn mâm cơm ở cữ đầy đủ món mà chẳng trùng nhau suốt cả tuần, tôi lại càng ân hận.
Chồng tôi bảo bố bắt anh tìm thực đơn ở cữ trên mạng rồi in ra cho ông. Ngày nào ông cũng dựa vào đó để nấu cho con dâu ăn. Anh còn trách tôi ẩu quá khi đem đồ kỉ vật của mẹ vứt mà không hỏi bố. Lần đó đến anh còn giận tôi huống chi bố. Tôi ân hận quá. Tôi chẳng biết phải làm sao để xin lỗi bố chồng vì cứ định mở miệng lại ngượng quá. Liệu có cách nào để xin lỗi bố chồng mà không xấu hổ không mọi người?
T.H.A.N
Theo toquoc.vn
Bố chồng khó tính khiến nàng dâu khó ở
Một lần, Thủy Nguyên ốm nặng, chồng lại công tác xa, mẹ chồng ở nhà đau yếu, cô không quên cảnh đêm hôm bố chồng đưa cô vào viện rồi ngược xuôi chăm sóc cô.
Sau 3 năm tìm hiểu, Thủy Nguyên và Bách Hợp đến với nhau trong sự chúc phúc của gia đình hai bên và bạn bè. Là một cô gái hiện đại, Thủy Nguyên được đám bạn cảnh báo về việc "sẽ có rất nhiều vấn đề khi sống chung với bố mẹ chồng, đặc biệt với mẹ chồng", nhưng Thủy Nguyên gạt tất cả, cô tin mình đủ khéo léo để dung hòa mọi thứ. Thế nhưng, kết hôn rồi cô mới thấy lời "cảnh báo" quả là không sai, chỉ có điều, người khiến cô cảm thấy khó sống chung lại chính là bố chồng, vì ông quá khó tính.
Ngày đầu tiên trong vai trò con dâu, Thủy Nguyên dậy sớm chuẩn bị bữa cơm cho gia đình, cô bật tiếng nhạc du dương nhẹ nhàng đón chào một ngày mới. Bữa cơm sắp ra, tiếng bố chồng vang lên: "Mới sáng sớm đã nhạc nhẽo làm ảnh hưởng đến hàng xóm rồi!". Thủy Nguyên ngỡ ngàng, hốt hoảng vội đi tắt nhạc. Màn ra mắt đầu tiên trong vai trò con dâu đã không được suôn sẻ.
Ảnh minh họa.
Buổi tối sau khi đi làm về, cả nhà ngồi ăn cơm, Thủy Nguyên xởi lởi gắp thức ăn mời bố mẹ chồng. Bố chồng cô có vẻ không hài lòng: "Con cứ để mọi người thoải mái, con cũng thoải mái đi, nhà này ai có thân người ấy tự lo, không phải gắp!". Thủy Nguyên thêm một lần nữa "sốc lên sốc xuống". "Bố chồng nói vậy, con dâu nào thoải mái được!", cô thầm nghĩ.
Rồi suốt cả trong quá trình chung sống, bố chồng cô luôn "biết cách" làm cho cô phải "tỉnh mộng" bởi những va chạm lặt vặt trong nhà. "Nhà có từng này người mà con nấu canh như cho cả huyện ăn, phí phạm cả nước dùng!". "Nhà này chỉ ăn rau sạch, ăn rau ngoài chợ là bố bị đau bụng ngay. Con nên tăng cường sức khỏe cho cả nhà bằng cách tìm mua rau sạch chứ không phải là cứ bạ đâu là mua đấy. Là con gái phải tinh tế chút!"... Những câu nói như vậy từ thủa bé Thủy Nguyên không phải nghe từ ai, cô cũng được mẹ cha dạy dỗ đàng hoàng vì vậy với Thủy Nguyên đó là những lời xúc phạm. Đã không ít lần Thủy Nguyên rơi nước mắt vì ấm ức nhưng rồi lại được chồng động viên và bản thân cũng cố gắng nên cô lại vượt qua.
Một lần, Thủy Nguyên ốm nặng, chồng lại công tác xa, mẹ chồng ở nhà đau yếu, cô không quên cảnh đêm hôm bố chồng đưa cô vào viện rồi ngược xuôi chăm sóc cô. Lúc đó cô mới hiểu lời mẹ chồng từng nói: "Ông ấy khó tính nhưng ruột để ngoài da và là người tốt con ạ!".
"Thôi thì, không ai vẹn toàn, bố chồng tôi tuy khó tính khiến mình khó ở nhưng ông là người tốt nên chúng tôi vẫn cố gắng để vẹn toàn một gia đình", Thủy Nguyên tâm sự.
Phương Nghi
Theo giadinh.net.vn
Bảo chồng gọi gas, anh tuyên bố đó là "Việc đàn bà", tôi liền quay sang hỏi bố chồng 1 câu Tôi đã không muốn gây khó chịu, tạo áp lực trong gia đình. Nhưng chồng tôi càng lúc càng quá quắt khiến tôi phải ra tay trị anh một trận. Và trong trận chiến ấy, tôi còn có sự giúp sức của chính bố chồng mình. Chồng tôi là đại diện cho kiểu đàn ông phân chia việc nào ra việc đó rất...