Nhìn bảng điểm của con gái không có điểm 9 nào, mẹ nổi giận đánh con sưng cả chân
Nhìn con gái xin thảm thiết nước mắt nước mũi chảy dài mà chị mặc kệ đánh tiếp. Chân con gái sưng vù lên chỉ vì đòn roi của mẹ.
Con cái sinh ra không phải đứa trẻ nào cũng thông minh. Nhưng người đời thường nói bụt nhà không thiêng là vậy. Một khi bố mẹ dạy con cái thường không được kiên nhẫn bằng với người ngoài. Chính vì thế mà con thường không hiểu bài bằng người khác.
Thật mà nói con chị vốn đã chậm hơn những đứa trẻ khác từ trước kia. Bởi thế mà mỗi lần dạy con học bài là chị lại la lối om sòm chỉ vì con không hiểu. Càng không hiểu chị càng đánh con hơn, dần dần con sợ chị chẳng còn muốn mẹ ôm cũng không thân thiết với mẹ như trước kia nữa.
Sau này, con đi lớp suốt ngày bị cô giáo nhắc học hành quá yếu khiến cho mẹ càng thêm tức giận. Ngày hôm đó là ngày nhận bảng điểm của con. Mẹ cố gắng dành cả buổi tối để dạy con học bài mà kết quả lại chẳng ra đâu vào đâu cả. Cầm bảng điểm của con gái trên đó không có nổi 1 điểm 9 nào như mẹ mong đợi. Mẹ giận lắm, tức tốc lôi con gái ra ngoài đánh cho 1 trận đến sưng cả chân bỏ mặc con bé nấc lên:
-Mẹ ơi, con sai rồi, con sai rồi. – chị quát thêm:
- Biết sai sao không sửa, sai mà học hành như thế đấy à? Tôi thật sự rất mệt mỏi với cô rồi đấy nhé.
- Mẹ ơi, con xin mẹ đừng đánh con. Con đau lắm. – chị càng quát to hơn:
- Biết đau à, thấy đau sao không chịu khó học hành chăm chỉ hơn đi. Tao nuôi mày ăn học để mày học hành không bằng ai như thế à?
- Con biết lỗi rồi, mẹ ơi con biết lỗi rồi mà.
- Đánh cho chừa cái tội học hành không đến nơi đến chốn. Mỗi lần gặp cô giáo là vì con cái mà không biết phải giấu mặt vào đâu cho vừa. Sao mà học hành dốt thế hả con, giảng đi giảng lại vẫn không chịu hiểu.
(Ảnh minh họa)
- Mẹ ơi, mẹ ơi, con xin lỗi mẹ. Mẹ đừng đánh con nữa mà, con đau lắm.
Video đang HOT
Nhìn con gái xin thảm thiết nước mắt nước mũi chảy dài mà chị mặc kệ đánh tiếp. Chân con gái sưng vù lên chỉ vì đòn roi của mẹ. Chị đẩy con gái vào trong phòng tuyên bố:
-Đấy, ngồi đấy mà ngẫm nghĩ rồi học bài đi.
- Con biết rồi ạ.
- Vào học đi, học đến khi nào biết thì thôi. Tôi thật sự không thể nào chấp nhận được nữa rồi. Không biết thì đừng có ăn uống làm gì cả, nuôi cho tốn cơm học hành thì dốt.
Con gái nấc lên lủi thủi đi vào phòng. Chị khóa chặt cửa con lại để rồi bỏ mặc ở đó đi ngủ. Sáng hôm sau quá vội đi làm nên quên không mở cửa cho con. Còn chồng chị lại đang đi công tác. 1 ngày chị bận bịu với công việc của mình mà quên mất đứa con gái đang ở nhà 1 mình bị khóa trong phòng. Về đến nhà vội vã chạy đến phòng mở cửa cho con để rồi chị chết điếng khi thấy tay con vẫn cầm chiếc bút, quyển vở đang viết dở và người con thì nóng ran hết cả lên. Vội vã đưa con đến viện bác sĩ chỉ vào mặt chị rồi chửi:
-Đẻ con ra mà chăm nó như thế à? Để nó ốm, nó đói lả đến mấy ngày không cho nó ăn như thế thì làm mẹ làm gì, nhìn lại mình đi xem có xứng đáng làm mẹ không?
- Xin bác sĩ hãy cứu con tôi với ạ, tôi xin bác sĩ.
Bác sĩ lạnh lùng hất tay chị ra rồi nhìn chị bằng ánh mắt ghét bỏ, miệt thị. Chị ân hận lắm, chỉ vì con học hành kém mà phạt con thế này. Giờ con mà có mệnh hệ gì thì sao chị sống nổi. Đây cũng chính là bài học cho tất cả các bà mẹ. Con trẻ thường không được tập trung cho lắm. Cũng vì thế nên đừng quá ép buộc con, hãy kiên nhẫn đối với con mình. Chỉ như thế con mới có thể gần gũi và tiến bộ từng ngày. Đừng bao giờ để mình phải hối hận với lỗi lầm như người mẹ ấy đã phạm phải.
Nắng Mai/ Theo thể thao xã hội
Con gái học xa bố mù gửi đều đặn cho 4 triệu
Khi Thùy lên đường nhập học mọi người trong làng đều dặn cô cố gắng học cho tốt, nhà nghèo phải tiết kiệm chi tiêu đừng đua đòi bạn bè kẻo bố ở nhà khổ. Thùy vâng, dạ mọi người lên đường.
Dù không có sự quan tâm chăm sóc của mẹ từ nhỏ nhưng bù lại Thùy lại nhận được sự quan tâm đặc biệt từ bố. Ông vừa là cha vừa là mẹ của cô ngay từ khi cô lọt lòng. Mẹ lấy bố được 1 năm thì sinh ra Thùy, nhưng rồi ngay khi vừa sinh con được 2 ngày mẹ cô đã để con gái lại cho người chồng mù để theo người đàn ông khác. Bà không chịu được cảnh khó khăn thiếu thốn khi sống với bố Thùy.
Lúc đấy dân làng ai cũng nghĩ 1 người đàn ông khiếm thị như bố Thùy sẽ không thể nào nuôi nổi đứa trẻ còn đỏ hỏn ấy. 3 tháng trời tiếng trẻ con khóc không ngớt trong căn nhà. Họ tưởng Thùy không sống nổi, nhiều người thương tình cho bú nhờ rồi cho sữa, thậm chí còn bảo bố Thùy gửi con gái lên chùa...
Nhưng nhờ trời phật thương, sau khi khóc dạ đề hết 3 tháng thì Thùy đã ngoan ngoãn trở lại. Từ đó bố Thùy 1 mình làm việc nuôi con, ông làm gì cũng địu theo con vì không có ai trông giúp. Thùy càng lớn càng ngoan và thông minh. Dù chẳng nhìn thấy đường nhưng bố Thùy đã cố gắng làm lụng để con không bị đói cũng như không phải nghỉ học 1 ngày nào cả. Mọi người vẫn thường xuyên cho bố con cô đồ ăn vì thương hại.
Ngày Thùy đỗ đại học không chỉ bố con cô mừng mà cả xóm vui nhưng rồi mọi người lại lo bố cô lấy tiền đâu mà nuôi con gái. Nhưng bố Thùy một mực khẳng định:
Dù chẳng nhìn thấy đường nhưng bố Thùy đã cố gắng làm lụng để con không bị đói cũng như không phải nghỉ học 1 ngày nào cả. (Ảnh minh họa)
- Kiểu gì tôi cũng phải cho cháu đi học. Dù có hi sinh cả bản thân thì tôi cũng phải cho cháu học hành tới nơi tới chốn.
- Nhưng thế thì chú sẽ vất vả lắm đấy.
- Khổ mấy tôi cũng chịu được mà. Tôi chỉ có cái Thùy là niềm hi vọng duy nhất.
Khi Thùy lên đường nhập học mọi người trong làng đều dặn cô cố gắng học cho tốt, nhà nghèo phải tiết kiệm chi tiêu đừng đua đòi bạn bè kẻo bố ở nhà khổ. Thùy vâng, dạ mọi người lên đường. Bản thân bố Thùy thì hoàn toàn tin tưởng con gái mình là 1 đứa con ngoan nên sẽ không bao giờ có chuyện hư đâu.
Tháng đầu tiên bố Thùy gửi lên cho con gái 3 triệu. Ông hỏi con:
- Có đủ không con? Con cứ ăn uống cho đàng hoàng đừng tiết kiệm quá ốm đau là không học được đâu.
- Dạ, nếu bố cho thêm con cũng được ạ - lúc đó Thùy đang muốn mua bộ quần áo mới và đôi giày giống bạn cùng phòng nên nói với bố thế.
- Ừ, thế để bố lo.
Vậy là từ sau đó tháng nào bố Thùy cũng gửi lên cho con gái 4 triệu liền. Chính Thùy cũng phải ngỡ ngàng về khả năng kiếm tiền của bố mình vì bạn bè chỉ được bố mẹ cho 2 triệu thôi. Thùy đã nghĩ chứng tỏ bố mình giỏi kiếm tiền hoặc là ông có của để dành. Thế thì tội gì mà mình không tiêu tiền thoải mái. Nhiều người bạn còn ngỡ Thùy là con nhà có điều kiện chứ không phải mồ côi mẹ với có bố mù.
Sống sung sướng trong sự chu cấp của bố nên Thùy quen rồi. Lần ấy tới dịp sinh nhật mình, bạn bè bảo Thùy phải tổ chức thật to, thật hoành tráng vào:
- Mày thế này mà chỉ làm bữa tiệc vớ vẩn ở nhà thì bạn bè nó khinh cho đấy. Hôm đấy mà không làm to bọn tao cũng không dự đâu.
- Được rồi, bọn mày yên tâm. Sẽ làm to.
Từ ngày đi học đã nửa năm Thùy chưa về thăm nhà với lý do bận học. Nhưng lần này cô quyết định về để xin bố 10 triệu tổ chức sinh nhật mình. Bố cô kiếm ra tiền mà, chắc chắn bố cô sẽ cho cô dù vừa mới cách đây nửa tháng bố đã đi gửi cho cô 4 triệu.
Ảnh minh họa
Nhưng rồi khi vượt 400 cây số về tới nhà Thùy thấy nhà vắng tanh, chăc bố đi đâu đó. Mở cửa ra thì cô ngã quỵ. Cái gì thế kia? Sao sao lại có ảnh thờ của bố cô? Cô lao ra ngoài gọi:
- Bố... bố ơi....
- Thùy đấy à? Mày làm gì mà mọi người gọi vào số điện thoại của mày thì toàn thuê bao thế hả?
- Dạ, dạ cháu thay số.
- Thay số sao k báo cho bố mày?
- Dạ, bố cháu... bố cháu đâu ạ?
- Ông ấy chết rồi. Cách đây 1 tuần ông ấy bị tai nạn trong khi đang bốc vác thuê, ông ấy làm tới chết cũng là kiếm tiền nuôi mày đấy. Mà sao mày tiêu gì mà tiêu lắm vậy, mỗi tháng bố mày phải gửi cho mày 4 triệu cơ à. Ông ấy chết mà không có nổi 100 ngàn trong người, mọi chi phí chủ họ lo cho hết.
- Trời ơi, bố ơi...
Thùy quỳ sụp xuống nhưng quá muộn rồi...
Lâm Phương/ Theo Thể thao xã hội
Vợ trở dạ, chồng bỏ đi uống rượu suốt đêm Nhưng về ngoại chị không bỏ thai và vẫn giữ con lại. Chồng và nhà chồng chẳng về thăm 1 lần nên họ hoàn toàn không biết chị vẫn giữ thai. Ngày đi siêu âm về chị không dám nói gì với nhà chồng cả. Chồng và mẹ chồng hỏi là con trai hay con gái thì chị nói là con trai. Họ...