Nhìn ảnh hậu trường phim kinh dị mà ngỡ phim hài: Quái vật hóa ra lại mê ăn khoai tây chiên với đam mê sới bạc?
Trên phim thì dọa rơi bỉm nhưng những tấm ảnh hậu trường này sẽ khiến bạn thay đổi cách nghĩ về phim kinh dị mãi mãi.
Những bộ phim kinh dị luôn khiến khán giả sợ phát khiếp nhờ những màn jump-scare được kết hợp từ hiệu ứng ánh sáng, âm thanh rùng rợn. Những nhân vật chính mang đến những màn hù người này không ai khác chính là các “ác nhân” biểu tượng trên màn ảnh, có thể kể đến quái vật Frankenstein, Freddy Krueger hay kẻ ăn người Hannibal Lecter.
Freddy Krueger
Để tạo nên các nhân vật ma quái gây ám ảnh này thì công lớn thuộc về các nhà trang điểm bậc thầy và nhà thiết kế trang phục. Tuy nhiên cảm giác sẽ thế nào khi chúng ta chứng kiến những ác nhân gây ám ảnh suốt cả thanh xuân, vẫn đang mang diện mạo hóa trang rợn người đó nhưng lại đang tươi cười với ekip làm phim trong hậu trường? Dưới đây là những bức ảnh sẽ thay đổi cách nhìn của bạn về những nhân vật kinh dị mang tính biểu tượng đấy!
1. Sát thủ Freddy Krueger vui đùa bên cướp biển vùng Ca-ri-bê
Vào những năm 1980, bộ phim Halloween đã tạo nên tiếng vang lớn nhờ kinh doanh dựa trên những nhân vật sát thủ mang tính biểu tượng của họ là Michael Myers, Jason Voorhees, và Leatherface. Tuy nhiên những sát thủ này đã bị lu mờ khi vào năm 1984, nhân vật Freddy Krueger xuất hiện trong bộ phim A Nightmare on Elm Street (Ác Mộng Trên Phố Elm).
Nhân vật Freddy được đóng bởi Robert Englund – một tên sát thủ khiến trẻ em phải dè chừng khi tiếp xúc với hẳn. Freddy là một kẻ lấy mạng người hàng loạt với sức mạnh phù thủy, cũng như một kẻ lạm dụng trẻ em.
Hậu trường phim A Nightmare on Elm Street
Đó là lý do tại sao trong bức ảnh hậu trường, khán giả thấy thật “xúc động” khi thấy Freddy có vẻ thờ ơ với những thiếu niên mà nhẽ ra hắn phải thủ tiêu. Tuy nhiên điều trớ trêu thực sự là “cướp biển” Johnny Depp lại đang đứng đằng sau tên sát thủ.
2. Ngoài thích ăn người, Leatherface còn mê gian lận cờ bạc
Mọi người đều biết Leatherface có biệt danh là tử thần vùng Texas. Một kẻ thích ăn người, đeo mặt nạ làm bằng da người và tàn sát người bằng cưa máy. Không thiếu những tội ác được thực hiện bởi người đàn ông cầm cưa của gia tộc Sawyer, nhưng gian lận trong trò “đỏ đen” bài bạc là điều gì đó ngoài sức tưởng tượng.
Hậu trường phim Texas Chainsaw Massacre
Bức ảnh hậu trường được chụp trong bối cảnh thực hiện phần 2 của bộ phim Texas Chainsaw Massacre (Thảm Sát Cưa Máy Tại Texas). Bộ phim kinh dị đi theo hướng châm biếm, tinh thần vui vẻ này được thể hiện rõ qua bức ảnh Leatherface (Bill Johnson) chơi bài với hai anh em Cook (Jim Siedow) và Chop Top (Bill Moseley). Dựa vào bức ảnh, có thể đoán rằng đây là một dạng “biến thể” của trò poker.
3. Quái vật dám dọa cả “bố đẻ” Stephen King”
Creepshow (Chương Trình Kinh Dị – 1982) là một tuyển tập kinh dị được nhiều người biết đến và yêu thích. Câu chuyện được viết bởi tác giả nổi tiếng của dòng kinh dị – Stephen King. Bộ phim pha trộn giữa yếu tố kinh dị và hài hước.
Dàn diễn viên trong phim bao gồm nhiều gương mặt đáng chú ý, như Hal Holbrook, Adrienne Barbeau và Ted Danson, nhưng một vai đáng chú ý hơn cả đã được đóng bởi chính tác giả Stephen King. King xuất hiện trong phân đoạn thứ hai của bộ phim, “The Lonesome Death of Jordy Verrill”, dựa trên truyện ngắn “Weeds”.
Hậu trường phim Creepshow
Dù sao đi nữa, hãy xem cảnh quay hậu trường thú vị này của King khi bị chính “đứa con” mình nhào nặn ra – một con quái vật đáng sợ từ dưới đáy đại dương quấy nhiễu.
4. Quái vật Frankenstein nghỉ giải lao uống trà sau những giờ hù người hơi mệt
Thương hiệu Frankenstein được cho là gà đẻ trứng vàng của hãng Universal và phần phim Bride of Frankenstein vào năm 1935 được cho là mang lại doanh thu ổn định nhất.
Hậu trường phim Bride of Frankenstein
Chìa khóa cho sự thành công của bộ phim là hiệu ứng trang điểm sinh vật mang tính biểu tượng của Jack Pierce cho quái vật Frankenstein (Boris Karloff). Hình ảnh tên quái vật diện mạo đáng sợ hù người thì quen rồi, nhưng nhìn hắn ta với bộ dạng kỳ cục mà lại thư thái uống trà thì hơi lạ!
5. “Chị em sinh đôi dễ thương” của The Shining cười tươi rói chứ có ma quỷ gì đâu chứ
Bộ phim The Shining (Ngôi Nhà Ma) chuyển thể năm 1980 của Stanley Kubrick là một bộ phim liên tục được đánh giá vào danh sách các phim kinh dị hay nhất. Nhờ vào sự tỉ mỉ của Kubrick, những hình ảnh và lời thoại đáng nhớ, màn trình diễn ấn tượng từ các diễn viên, đặc biệt là Jack Nicholson, bộ phim luôn để lại dấu ấn khó phai trong lòng các mọt phim kinh dị.
Hậu trường phim The Shining
Để có thành công này, việc có bầu không khí căng thẳng và mệt mỏi trên trường quay là điều đương nhiên. Thật khó để tưởng tượng bất cứ ai dành một chút thời gian để mỉm cười với nhau. Tuy nhiên, trong những bức ảnh hậu trường thì đoàn làm phim lại cười với nhau khá tươi. Nhưng có lẽ điều kỳ lạ nhất là bức ảnh Lisa và Louise Burns (trong vai hai chị em Grady), mỉm cười theo cách hoàn toàn bình thường mà các bé gái thường làm. Và nụ cười này may mắn là ở ngoài đời thì sẽ hoàn toàn không có ngụ ý là họ sẽ lấy mạng ai chứ nếu ở trong phim thì không biết đường nào mà lần!
6. Gã hề IT khoe tờ báo mới với các cháu thiếu nhi đầy tình thương mến thương
Năm 2017 chúng ta đã chứng kiến sự phát hành của bộ phim chuyển thể cực kỳ thành công của Stephen King là It (Gã Hề Ma Quái), nhưng những đứa trẻ thập niên 90 thì sẽ nhớ đến loạt phim ngắn vào năm 1990 do Tim Curry đóng vai Pennywise.
Hậu trường phim vào năm 1990
Dù thời nào thì câu chuyện cũng xoay quanh một kẻ ác cổ xưa có hình dạng một chú hề bị một nhóm những đứa trẻ mọt sách – gọi là Câu lạc bộ thua cuộc – những người duy nhất trong thị trấn thực sự hiểu được chiều sâu của cái ác ẩn nấp trong thị trấn. Chúng và gã hề đấu nhau một mất một còn nên thật đáng ngại khi thấy Pennywise và Câu lạc bộ những kẻ thua cuộc đang cười với nhau – một nụ cười “hoa hậu” thân thiện để quảng cáo cho Tạp chí MAD chăng?
7. Anh sát nhân Michael Myers cho bé “mặt nạ” uống chút nước giải khát
Trào lưu làm các bộ phim kinh dị có nội dung liên quan đến kẻ biến thái mê lấy mạng người bằng dao từ xưa đến nay không còn lạ lẫm nữa, tuy nhiên bộ phim Halloween (Sát Nhân Halloween – 1978) mới là kẻ bắn phát súng đầu tiên cho trào lưu này.
Chìa khóa cho một thương hiệu “slasher” (sát thủ dùng dao) thành công luôn xoay quanh kẻ lấy mạng người và Michael Myers (Nick Castle) của Halloween đã đặt ra tiêu chuẩn mà nhiều thương hiệu nhượng quyền sau này luôn coi là thước đo để cố gắng đạt được.
Hậu trường phim Halloween
Khía cạnh dễ nhận biết nhất của Michael Myers là chiếc mặt nạ nổi tiếng của hắn. Bất chấp sự hiện diện đáng sợ của Myers trong phim, bộ sưu tập ảnh hậu trường của Halloween cho thấy rõ ràng nam diễn viên Castle có rất nhiều trò đùa thú vị với chiếc mặt nạ nổi tiếng của mình, bao gồm cả lúc nam diễn viên cho “anh bạn” thưởng thức 23 hương vị nổi tiếng của lon nước Dr Pepper.
8. Em gái Regan của The Exorcist từ bây giờ chỉ cười thôi chứ không nói linh tinh nữa đâu
The Exorcist (Quỷ Ám – 1973) gần như luôn được đặt vào top đầu của bất kỳ danh sách “phim kinh dị hay nhất” nào, và không phải không có lý do chính đáng. Bộ phim được đề cử mười giải Oscar và là bộ phim kinh dị đầu tiên từng được đề cử cho hạng mục phim hay nhất.
Trọng tâm cuốn tiểu thuyết của William Peter Blatty là xoay quanh nỗi lo lắng của một cô bé đang gặp nguy hiểm. Cô khiến mọi người không thể nhận ra ngoại hình của mình do sự chiếm hữu của ma quỷ. Phần lớn sự kinh hoàng trong phim đến từ sự đan xen giữa việc Regan (Linda Blair) trông thì “ngây thơ” nhưng toàn nói ra những điều khủng khiếp.
Hậu trường phim The Exorcist
Bộ phim tập trung vào sự chiếm hữu và dằn vặt của Regan. Những hình ảnh đáng nhớ nhất trong phim dường như thiếu vắng nụ cười của cô. Đó là lý do tại sao thật kỳ lạ khi nhìn vào những bức ảnh hậu trường, cho thấy cô gái trẻ Linda Blair đang mỉm cười với ekip và đạo diễn William Friedkin.
9. Hannibal Lecter bịt mặt kín mít thì ăn khoai tây chiên sao ta?
Khi các bộ phim lấy mạng người ra mắt, thật khó để đánh bại The Silence of the Lambs (Sự Im Lặng Của Bầy Cừu – 1991) – bộ phim dựa trên cuốn tiểu thuyết cùng tên nổi tiếng của làng phim kinh dị trinh thám. Đây là bộ phim thứ ba từng mang về năm giải thưởng hàng đầu của Giải thưởng Hàn lâm dành cho phim hay nhất, đạo diễn xuất sắc nhất, diễn viên xuất sắc nhất và kịch bản hay nhất.
Hậu trường phim The Silence of the Lambs
Nhân vật đột phá trong phim là kẻ lấy mạng người hàng loạt Hannibal Lecter. Nhưng trong khi Hannibal phiên bản truyền hình 2013 – 2015 nổi tiếng với việc khoe khoang thành tích nấu ăn ngon, hắn ăn gan người với đậu fava và hạt chia ngon lành, thì bộ ảnh này cho thấy có lẽ gan và đậu không hề dễ dàng lướt qua miệng của nam diễn viên Anthony Hopkins nếu ông thấy đói trong khi quay phim. Do đó, rõ ràng là cần thiết khi đạo diễn Jonathan Demme cho Anthony ăn khoai tây chiên thông qua các thanh hở nhỏ trên mặt nạ.
10. Soái ca của The Shape of Water thật sự là phiên bản vào năm 1954
The Shape of Water (Người Đẹp và Thủy Quái đã giành giải Oscar cho hình ảnh đẹp nhất vào năm 2017, trong số rất nhiều giải thưởng khác, bao gồm nhiều danh hiệu đạo diễn xuất sắc nhất cho Guillermo del Toro. Tuy nhiên, bộ phim được đánh giá cao và được yêu thích này được dựa trên hình tượng của bộ phim The Creature from the Black Lagoon (Sinh Vật Từ Đầm đen – 1954).
Hậu trường phim The Creature from the Black Lagoon
Một trong những yếu tố quan trọng trong sự thành công của các bộ phim về sinh vật là các thiết kế trang phục của họ, được thực hiện bởi nhà hoạt họa của Disney – Milicent Patrick. Bức ảnh tại hậu trường cho thấy nhân vật người cá đang khá lãng mạn trao đi một nụ hôn nóng bỏng.
Theo helino
Nguồn gốc của nhạc phim kinh dị Dies Irae
Dies Irae là những nốt nhạc xuất hiện trong phim kinh dị The Shining cũng như nhiều cảnh bi thương khác, hãy cùng Moveek tìm hiểu về giai điệu này nhé.
Bạn có nhớ khi Mufasa bị đẩy từ trên cao xuống sau khi cứu con trai? Hay khi hai người cô chú của Luke Skywalker bị hại? Hay khi Geogre Bailey nhận ra anh không thể tiếp tục cuộc sống này được nữa? Hay đoạn mở đầu bộ phim The Shining dựa trên tác phẩm cùng tên của Stephen King? Đó đều là những cảnh hết sức ấn tượng trong lịch sử điện ảnh, và chúng có một điểm chung rất thú vị.
Những nốt nhạc giống nhau trong điện ảnh
Nếu để ý thật kỹ, bạn sẽ nghe được ở video trên có chứa những nốt nhạc giống nhau, xuất hiện ở khắp mọi nơi. Những nốt nhạc đó không chỉ phổ biến trong phim kinh dị, mà còn có mặt trong những bộ phim hoạt hình, viễn tưởng, trinh thám và thậm chí là siêu anh hùng. Để hiểu rõ hơn về những nốt nhạc này, chúng ta cùng quay lại lịch sử nhân loại khoảng 800 năm trước.
Gregorian chant trong Công giáo (Nguồn: Aletia)
Giai điệu bạn nghe được ở video là một phần của Dies Irae, một bài hát được sáng tác bởi các tu sĩ Công giáo vào khoảng thế kỉ XIII theo phong cách gregoriant chant. Gregoriant chant là kiểu hát giọng sống, ít hòa âm và hạn chế nhạc cụ tham gia. Cách hát này do Đức Giáo Hoàng Gregory I lên ý tưởng, khi ngài mong muốn âm nhạc được sử dụng trong Thánh lễ trở nên giản dị, mộc mạc.
Bức tranh Day of Wrath (Nguồn: Wikipedia)
Quay lại với Dies Irae, đây là bài hát được sử dụng trong một nghi thức tôn giáo đặc biệt, đó là Thánh lễ dành cho người mới qua đời. Dies Irae là một từ tiếng Latin, có nghĩa là Day of Wrath, hoặc Day of Judgment. Trong niềm tin Công Giáo, đây là ngày mà Thiên Chúa sẽ hiện ra để phán xét nhân loại, để xem người nào phải rơi vào Hỏa Ngục của sự chết hay ai được vào Thiên Đàng sống vĩnh hằng.
Vào thời kì hiện đại, Thiên Chúa giáo được truyền tới tay người Mỹ gốc Phi, nhạc nhà thờ bị ảnh hưởng cả chất blue, jazz và thậm chí là hip hop. Trước đó, các nhạc sĩ nổi tiếng thời trung cổ nhờ chịu ảnh hưởng của tôn giáo mà đưa một số chất liệu của Gregoriant chant vào các bản nhạc của họ. Đương cử như Requiem của Mozart năm 1791, một bản nhạc chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ âm nhạc trong nghi thức mai táng của Công giáo.
The Dream of Witches Sabbath (Nguồn: Interlude)
Tiếp đến năm 1830, nhà soạn nhạc người Pháp, Louis-Hector Berlioz đã đưa Dies Irae đến một tầm cao mới. Trong bản giao hưởng Fantastique, Louis-Hector sử dụng giai điệu của bản nhạc, nhưng thay vì sử dụng giọng hát, ông thay thế bằng âm thanh của nhạc cụ khác.
Chương 5 của Symphonie Fantastique (3:45 - 4:09)
Bản giao hưởng này tuy không được dùng trong tang lễ, nhưng một phần của bạn được gọi là The Dream of Witches Sabbath. Chương 5 này có nội dung nói về một cuộc tình cuồng dại, trong đó nhân vật chính mơ về người yêu mà hắn đã hạ sát sẽ sống lại và hóa thân thành một vụ phù thủy để tra tấn hắn. Một tình tiết của câu chuyện cũng diễn ra vào nghĩa trang vào lúc nửa đêm.
Dance of the Dead (Nguồn: Interlude)
Không lâu sau đó, Franz Litszt hoàn thành bản giao hưởng mang tên Totentanz, hay còn gọi là Dance of the Dead vào năm 1949, lấy cảm hứng từ bức tranh cổ của họa sĩ người Ý Francesco Traini có tên The Triumph of Death. Bức họa này miêu tả sự chuyển biến từ cuộc sống trần thế của con người sang một kiếp/trạng thái khác qua việc thể hiện người sống, người chết và linh hồn rời khỏi xác.
Chính nhờ sự kết hợp giữa kể chuyện và nhạc giao hưởng mà điện ảnh thời kì đầu, đặc biệt là phim câm đã biết vận dụng khéo léo âm nhạc để truyền tải nội dung cho người xem. Dies Irae được sampling (lấy mẫu âm thanh) hay tham chiếu nhằm lột tả sự đen tối, u ám, căng thẳng hay chết chóc cho những cảnh cụ thể trên màn ảnh. Để có thể biết rõ hơn về những bộ phim, cảnh phim có sử dụng Dies Irae, mời các bạn tham khảo video dưới đây.
Dies Irae trong các bộ phim
Dies Irae xuất hiện trong điện ảnh ở ba dạng chính:
Dạng 1: Nguyên bản đầy đủ
Cảnh mở đầu kinh điển của The Shining (Nguồn: WB)
Những bản nhạc giao hưởng cổ được lồng ghép vào những cảnh phim dài, liên tiếp nhau. Phần mở đầu của bộ phim The Shining đưa vào một đoạn rất dài của Fantastique.
Dạng 2: Xuất hiện đột ngột
Star Wars: A New Hope (Nguồn: Syfy)
Vì muốn tạo ra sự độc đáo, các bộ phim ngày nay thường được soạn nhạc riêng. Tuy vậy việc sử dụng một số chất liệu âm nhạc có sẵn luôn hỗ trợ tốt cho công tác kể chuyện. Trong Star Wars: A New Hope, khi Skylwalker phát hiện ra người thân bị hạ sát, đoạn nhạc phim phát lên thì đột ngột bốn nốt nhạc của Dies Irae xuất hiện. Các bạn có thể tua lại phim ở phút thứ 40 để kiểm tra.
Dạng 3: Lặp đi lặp lại
Một cảnh trong Batman Returns (Nguồn: WB)
Gần giống như nhạc pop, việc lặp đi lặp lại một đoạn nhạc hay âm thanh sẽ gây ra sự chú ý, khiến người nghe dễ nhớ đồng thời cũng có thể tạo ra sự căng thẳng nếu việc lặp lại trở nên dồn dập. Ví dụ như phút thứ 79-80 của bộ phim Jurassic Park (1993) hay Batman Returns (1992) từ phút thứ 13.
Dorian mode
Dies Irae đã đi một chặng đường dài từ thế kỉ XIII trong các lễ đám tang cho đến những bộ phim kinh dị. Giai điệu cổ của Gregoriant chant khi được kết hợp với âm giai thứ của âm nhạc hiện đại tạo ra được cảm giác u buồn, khó chịu và đôi khi và sợ hãi cho người nghe. Bản chất âm giai thứ cũng thường được sử dụng trong các bản nhạc buồn.
Ngày nay, nhạc thờ phụng được đại chúng hóa để trở thành một trong những thể loại thú vị độc đáo, mang tên gospel music và thậm chí có những bản hit vang dội ở mặt thị trường và đậm tính hàn lâm như Jesus Walks, Ultralight Beam hay All We Got. Trong điện ảnh, sự ảnh hưởng của nhạc pop cũng ngày càng sâu rộng dần thay thế cho nhạc giao hưởng. Nhưng khi đề cập tới phim kinh dị người ta phải nhắc tới ngay Dies Irae vì đây là giai điệu phù hợp nhất để mô tả được nỗi sợ, nỗi kinh hoàng và sự chết chóc.
Theo moveek
10 món đồ kinh dị gây ám ảnh bậc nhất trên màn ảnh rộng Trước thềm phần hai loạt phim kinh dị đình đám "IT" ra mắt với sự trở lại của gã hề ma quái, tờ What Culture điểm lại 10 món đồ ghê rợn gây sợ hãi bậc nhất trên màn ảnh rộng. Trang phục gã hề ( IT): "Ta là cơn ác mộng, là thứ mà chúng mi phải khiếp sợ hơn bất kỳ...