Nhịn ăn, nhịn mặc lo cho nhà chồng
Có những đêm thức dậy cho con bú mà bụng đói cồn cào, chẳng đủ sữa cho con. Em thấy lòng đắng cay, chua xót lắm.
Khi đọc bài viết của anh trên báo, quả thật em rất xót xa, đau lòng cho phận làm vợ, làm dâu của bản thân. Nước mắt lăn dài trên má, nghẹn ngào. Quả thật em không bao giờ nghĩ vợ chồng mình lại phải đem những sự thật trần trụi này lên báo. Em mong anh nếu có chuyện gì có thể trao đổi thẳng thắn với em để giải quyết bởi chỉ có em và anh mới thực sự hiểu được hoàn cảnh mà thôi.
Thời sinh viên, lúc chưa yêu anh, có lẽ không bao giờ em phải lo nghĩ đến tiền bạc khi mua bất kỳ thứ gì. Nhưng kể từ khi yêu, em cũng đã biết phải lo từng bữa cơm, manh áo. Lo cho anh từng hộp sữa, từng hộp kem đánh răng, từng cái dao cạo râu, mua cho anh từng cái áo, cái quần… Đến nỗi lúc mẹ anh (khi chúng ta chưa lấy nhau) ra thăm quê, ghé mình chơi ít ngày, mọi thứ chợ búa hay sinh hoạt em cũng lo hết không một lời than vãn. Mà lúc đó em vẫn đang là sinh viên, phải xin tiền ba mẹ em.
Từ khi lấy chồng, tình hình cũng không cải thiện hơn. Nhiều lúc nghĩ lại thấy tủi thân vô cùng. Ngày nhà anh ra làm lễ xin cưới, thường phong tục thì sẽ có một phong bì không nhiều thì ít, cũng 1-2 triệu nhưng chỉ riêng lễ của mình lại không có. Bà con nhà em khi thấy lễ như vậy thì bàn tán này nọ. Tội nghiệp ba mẹ em quá anh à. Nhưng em hiểu hết vì tất cả chỉ có mình anh lo mà thôi. Nhà anh xây nhà thì mọi thứ anh cũng lo, từ bàn ghế, tủ, tivi, giường nệm, của hồi môn mẹ chồng cho trong đám cưới (một cái lắc tay) cũng chính anh mua về để mẹ chồng cho con dâu. Chính vì vậy mà em thương anh và thương cho bản thân em nữa.
Ngày đầu tiên làm dâu, ba mẹ chồng kêu hai vợ chồng lên và bảo tiền mừng đám cưới còn dư để cho ba mẹ chồng trả nợ. Nợ tiền nhà mới xây cũng mong hai vợ chồng mình giúp để trả. Đồng thời lúc đó mình cũng đang nuôi em trai anh ăn học. Là cô dâu mới về, em ngỡ ngàng không biết nói gì. Em chưa bao giờ được một ngày không nghĩ về cơm áo gạo tiền. Sau ngày cưới thì phải lo trả nợ. Đến nỗi phải để người ta gọi điện đòi nợ mình. Lúc nào cũng trong tình cảnh thiếu thốn. Em toàn phải đi mượn bạn bè. Tủi thân và ngại lắm. Nhưng đành phải chịu vì mình không đi mượn thì lấy đâu chi tiêu cho hai vợ chồng. Hai vợ chồng phải đi mượn tiền, ăn mì tôm để dành tiền cho anh gửi cho em trai ăn học 5 năm.
Ngày Tết, cho dù không có cũng phải để dành gửi cho bên nội ăn Tết mà không gửi cho bên ngoại. Nếu về nhà ngoại ăn Tết thì có thể về tay không và bên ngoại cũng không cho mua bất cứ thứ gì vì nghĩ con mình còn khó khăn, phải để dành. Nhưng nếu về bên nội thì phải khác…
Em gái anh đi học ở Bình Dương về Tết, mình cũng mua vé xe cho về. Trong khi cháu gái em không có tiền đi học, phải đi làm công nhân để dành tiền đi học. Đến Tết, cháu gái em phải ở lại làm để kiếm thêm tiền (ngày Tết tính lương gấp mấy lần ngày thường). Sau Tết mới về để vé xe rẻ hơn. Em vẫn còn nhớ như in có một cái Tết sau đám cưới, vợ chồng mình về ngoại ăn Tết. Lúc đó chỉ đủ tiền mua vé về quê ngoại và dành một ít gửi cho nhà nội. Nhưng ông nội còn gọi điện hỏi tại sao gửi về ít vậy?
Video đang HOT
Gia đình nhà chồng không hề hay biết gì về khó khăn của hai vợ chồng. Anh luôn đặt gia đình anh trên hết và tất cả mọi thứ đều là vì gia đình anh. Chưa bao giờ em giúp đỡ được một chút gì cho bên ngoại, mọi thứ đều phải dồn về nội vì nhà nội khó khăn hơn. Thỉnh thoảng, nhà ngoại còn gửi tiền cho thêm. Nhiều lúc nghĩ lại, em thấy sao mình bất hiếu quá. Ăn học xong thì đi lấy chồng và chỉ lo cho gia đình chồng mà thôi. Và có lẽ cũng chưa bao giờ anh suy nghĩ đến điều này. Chưa bao giờ anh suy nghĩ đến cảm xúc của em, chưa bao giờ quan tâm đến nhà em.
Bây giờ có con, mọi chi phí đều tăng lên. Tiền nhà, tiền điện, tiền nước, tiền sữa… Nhưng may mắn là em trai anh đã ra trường. Em biết ban đầu còn nhiều khó khăn như những ngày đầu mình mới đi làm nên vợ chồng mình phải giúp đỡ. Em hiểu và thông cảm nên vẫn để em trai ở chung và lo cơm nước. Nhờ bà nội xuống trông con, em biết ơn bà nội lắm. Thật sự trong tâm em rất thương bà nội đã một đời vất vả vì chồng vì con, giờ lại vất vả lo cho cháu. Em cũng làm vợ, làm mẹ nên em hiểu bà nội chưa có được một ngày sung sướng. Vì vậy, em càng thương bà nội hơn.
Hằng tháng, em vẫn đưa tiền để nội đi chợ. Vì còn khó khăn nên chỉ có thể biếu thêm chút đỉnh cho nội mà thôi. Bà nội ở nhà hằng ngày vẫn có sữa, ngũ cốc, cafe… Thỉnh thoảng, em vẫn mua hoa quả, sữa… thêm về cho cả nhà ăn chung. Em nghĩ bà nội không thiếu thốn như anh viết đâu, chỉ là không được sung túc cho lắm vì mình còn khó khăn. Từ khi có bà nội xuống, đúng là em đỡ vất vả hơn trong việc nhà. Cơm nước có bà nội lo, em chỉ phải lo cho con và lo đi làm mà thôi. Em cũng chưa bao giờ xúc phạm hay coi thường mẹ chồng, một vâng hai dạ. Em vẫn cố gắng dung hòa mọi thứ trong gia đình, vẫn vui vẻ với mẹ chồng và em chồng. Em cũng đã vạch ra kế hoạch trước rằng Tết mình phải chuẩn bị quà cáp, biếu tiền để nội về ăn Tết. Nhưng em không hiểu vì sao anh cho rằng “Em biến mẹ anh thành osin”?
Trong khi em bây giờ phải cho con bú nhưng không bao giờ thêm một thứ gì ngoài ba bữa cơm như mọi người. Có những đêm dậy cho con bú mà bụng đói cồn cào, không còn sữa cho con. Em đem cơm theo để ăn trưa ở văn phòng nhằm tiết kiệm, ai cũng bảo mẹ ăn đạm bạc vậy, làm sao có sữa cho em bé bú? Trong khi nếu ở nhà ngoại thì bà ngoại chăm sóc hai mẹ con theo chế độ riêng. Em chỉ thương con thôi, mẹ ăn gì con bú đó mà. Nhiều lúc em thèm thứ này, muốn thứ kia nhưng nghĩ lại tiết kiệm để dành trả tiền nhà, tiết kiệm để lo trả nợ, tích cóp thêm để dành phòng lúc đau ốm… Có bao giờ anh nghĩ đến việc mua cho vợ cái này, mua cho vợ cái kia không? Em qúa ngỡ ngàng khi đọc những suy nghĩ của anh.
Thì ra từ ngày xưa đến giờ, anh không hề thương yêu em thực sự. Những thứ em hy sinh không là gì đối với anh cả. Đối với anh, mẹ và gia đình anh vẫn là nhất. Em có lẽ chỉ là để sinh con và phục vụ anh mà thôi. Chua xót và cay đắng lắm. Vốn dĩ tình cảm vợ chồng đã đổ vỡ bởi những lỗi lầm, những phút giây say nắng của chồng. Em đang phải cố gắng lắm để điều chỉnh cảm xúc, tình cảm nhằm hàn gắn vì con trai nhưng bây giờ em không biết mình hàn gắn bằng cách nào đây?
Theo VNE
Vợ chồng 'yêu' ở trong toilet để tránh con
Sau lần bị con trai 'bắt sống' cảnh hai vợ chồng 'đắm đuối' dưới đất, anh Tuấn và chị Ngân buộc phải đổi điểm hoạt động.
Khi có con, nhiều cặp vợ chồng rơi vào hoàn cảnh "mỡ treo miệng mà mèo thường xuyên đói". Bởi, cứ bố mẹ "hứng khởi" một tí thì y như rằng "cảnh sát" đã ngóc đầu dậy rồi ú ớ, ê a hỏi đủ điều. Con chính là "kẻ thứ ba" ngăn cản các cuộc ái ân của bố mẹ. Vậy nên, bố mẹ phải vận dụng đủ "chiêu trò" và khả năng sáng tạo trốn con "làm chuyện ấy".
Chị Trâm kể, từ khi sinh em bé thứ hai, thường vợ chồng chị phải phân công nhau, mỗi người chăm một bé. Buổi tối, mỗi người ôm một con kể chuyện, ru, dỗ, đến khi con ngủ thì bố, hoặc mẹ, hoặc cả hai cũng đã ngáy o o, quên cả "chuyện ấy". "Có hôm phải đặt giờ 'hẹn' vào buổi sáng, bế cô em hai tuổi sang nằm cạnh anh, rồi bố mẹ sang phòng khác nhưng vẫn thấp thỏm, chỉ sợ nhỡ con thức giấc, gọi ối ối rồi chạy đi tìm mẹ".
Có lần, không biết được ai mách nước, ông xã chị bảo vợ: "Cuối tuần, cứ dẫn chúng nó đi siêu thị, đi chơi, cho mệt lử, tối chỉ có ngủ say như chết, sấm bên cạnh cũng không biết. Cách này hiệu quả thật, đúng là bọn trẻ hôm đó đi ngủ sớm, ngủ say nhưng bố mẹ nó cũng mệt bở hơi tai sau cả ngày chạy theo hai đứa", chị Trâm thổ lộ.
Thường toilet là nơi kém... lãng mạn nhất trong không gian của một ngôi nhà nhưng đối với vợ chồng anh Tuấn, chị Ngân (ngõ Chùa Hà, Cầu Giấy) thì đó lại là nơi để họ "hò hẹn yêu đương" và có những giây phút nồng nàn nhất.
Nhà có hai cậu con trai, một đã 9 tuổi, một mới 4 tuổi. Ngôi nhà họ ở lại chỉ có một phòng lớn chung cho cả gia đình nên vợ chồng muốn gần gũi nhau cũng khó. Trước đây, anh chị thường nửa đêm "bấm" nhau xuống... sàn nhà. Có lần đang say sưa đắm đuối thì nghe tiếng cậu con trai út hỏi "Sao bố mẹ lại nằm dưới đất?". Vợ chồng giật mình nhìn lên đã thấy cu cậu ngồi giữa giường đang lấy tay dụi dụi mắt. Chị Ngân vội vàng chữa: "À, bố mẹ ngủ say quá nên bị... ngã xuống đất".
Từ đó, anh chị đành cố "nhịn" vì sợ con bắt gặp. Nhưng có lần căng thẳng quá, thấy vợ đang tắm, anh Tuấn mở cửa xông vào... Sau lần ấy, anh chị phát hiện ra cái toilet nhà mình khá rộng rãi, lại là nơi kín đáo nhất trong nhà nên đã biến luôn nó thành "nơi gặp gỡ của tình yêu".
Khi nghe anh Thanh, nhà ở tập thể Thanh Xuân Bắc (Hà Nội) kể câu chuyện của mình, nhiều người nhầm tưởng rằng anh đi... chơi gái. Nhưng thực ra anh vẫn chung thuỷ tuyệt đối với vợ. Và số tiền anh nhắc đến ấy chính là chi phí cho mỗi lần hai vợ chồng anh "họp kín".
Nguyên do cũng vẫn là vì không gian chật chột của ngôi nhà khiến hai người không thể tránh được đôi mắt tò mò của con. Căn hộ tập thể rộng hơn 25m2, phòng ngủ chỉ đủ kê hai chiếc giường sát cạnh nhau. Vợ chồng Thanh - Cúc cùng cậu con trai út nằm một giường, bên kia là cô con gái lớn học cấp 3 và bà nội. Vì thế, anh chị chẳng thể xoay sở "họp hành" gì được, phải chọn giải pháp hẹn nhau vào nhà nghỉ. Vì tốn kém nên thỉnh thoảng họ mới dám "họp" một lần, thế mà cũng vẫn gặp rắc rối.
Chiều đó đi làm về, Thanh gọi điện hẹn vợ đến nhà nghỉ. Vừa lúc họ bước vào thì bạn của con gái đi qua nhìn thấy. Cô bé này đã đến nhà chơi mấy lần nhưng chỉ gặp chị Cúc chứ chưa biết mặt anh Thanh. Nhìn thấy thế, nó gọi điện thông báo ngay cho con gái chị. Hai đứa đến "phục" luôn ở cửa nhà nghỉ. Lúc ra, chị Cúc đi trước, chạm mặt con gái ở cửa. Nó hét vào mặt chị kết tội ngoại tình: "Sao mẹ lại phản bội bố?". Nhưng vừa dứt câu thì anh Thanh đi ra, nó mới ngớ người: "Ơ, bố!". Cô bạn nó cũng ngạc nhiên không kém: "Đây là bố bạn à?".
Sau lần ngượng chín mặt với hai đứa trẻ, Cúc phải làm công tác tư tưởng, dành nhiều thời gian tâm sự với con gái nhưng vẫn cảm thấy cô bé không còn tự nhiên trước mặt bố mẹ như trước nữa. Hai vợ chồng cũng "chừa" luôn việc đến nhà nghỉ để tránh những rắc rối tương tự và cũng để đỡ tốn kém. Sau thời gian dài ít có cơ hội "đụng vào nhau", họ cũng quen dần với sự kiêng khem, ham muốn nhạt đi.
Theo VNE
Chồng xúc phạm tôi trước mặt con Con tôi đang tuổi bắt chước nên thấy bố chỉ tay vào mặt mắng mẹ, cháu cũng làm theo, khiến tôi rất khổ tâm. Tôi năm nay 27 tuổi, chồng tôi 30 tuổi. Tôi quen và lấy anh qua sự mai mối của một người hàng xóm. Lúc đó tôi đang yêu một người làm cùng cơ quan, chúng tôi chuẩn bị đám...