Nhím biển và những loại thực phẩm đắt nhất Nhật Bản
Quá trình thu hoạch vất vả, khó bảo quản khiến một số loại trái cây, rau và hải sản tại Nhật Bản trở nên vô cùng đắt đỏ. Theo SCMP, các cộng đồng trên khắp Nhật Bản thu hoạch một số loại trái cây, rau và hải sản ngon nhất.
Mặc dù giá cao, mọi người trên thế giới vẫn có nhu cầu đáng kể với những loại thực phẩm này.
Lý do những món ăn này có giá đắt là kết quả của quá trình canh tác lâu dài, nhiều rủi ro hoặc tốn kém.
Dưới đây là 8 sản phẩm Nhật Bản không hề rẻ.
1. Mù tạt
Mù tạt được biết đến là loại cây cực kỳ khó trồng thương mại và quá trình trồng mù tạt thật ở Nhật Bản đã góp phần tạo nên mức giá đắt đỏ của nó.
Nơi duy nhất có thể tìm thấy nó mọc tự nhiên là dọc theo các con suối trên núi của Nhật Bản.
Mù tạt sau khi thu hoạch sẽ dùng dụng cụ có răng để biến nó thành bột. Ảnh: All About Japan.
Các điều kiện cụ thể như lượng bóng râm, nhiệt độ và khoáng chất trong đất phải được đáp ứng để những cây này phát triển. Chúng cần được cung cấp nước suối liên tục và chỉ có thể chịu được nhiệt độ 8-20 độ C.
Mặc dù mù tạt được trồng chủ yếu ở Nhật Bản, công ty Wasabi ở châu Âu lại là một trong những công ty đầu tiên trồng mù tạt thương mại.
Mù tạt phải trồng khoảng 18 tháng mới có thể thu hoạch được. Thu hoạch là quá trình tốn nhiều thời gian, phải được thực hiện hoàn toàn bằng tay. Cây bị gãy và được làm sạch để lấy thân cây. Một dụng cụ vắt đặc biệt có răng rất mịn được sử dụng để biến nó thành bột.
2. Lươn
Unagi, hay lươn nước ngọt Nhật Bản, có thể đắt hơn cá ngừ vây xanh. Đây là một món ngon trong hàng nghìn năm, nhưng việc đánh bắt quá mức đã dẫn đến sự suy giảm số lượng cá chình, góp phần làm tăng giá.
Vào tháng 1/2018, cá chình non hay còn gọi là cá chình thủy tinh có giá khoảng 35.000 USD/kg.
Unagi – món ăn đắt tiền của Nhật Bản. Ảnh: Japan Travel.
Video đang HOT
Lươn con được đánh bắt và nuôi trong các trang trại, cần được theo dõi hàng ngày. Nếu dịch bệnh lây lan hoặc tai nạn xảy ra có thể mất trắng cả lứa.
Cho lươn ăn 2-3 lần/ngày cũng tốn kém. Chúng ăn hỗn hợp bột cá, bột mì, bột đậu nành và dầu cá. Sau 6-12 tháng, lươn đủ lớn để xuất bán ra thị trường.
3. Cá nóc
Fugu, hay cá nóc, là một món ngon được phục vụ trên khắp Nhật Bản. Được đánh giá cao và độc nhất là torafugu, hay cá nóc hổ. Tại chợ Haedomari ở tỉnh Yamaguchi, loại cá này được bán đấu giá thông qua những cuộc đấu giá bí mật.
Chất độc tetrodotoxin có trong cá nóc độc hơn xyanua và con người có thể thiệt mạng bởi cá chế biến không kỹ. Do đó, chính phủ Nhật Bản đặt ra các quy định nghiêm ngặt về việc ai có thể chế biến fugu và các đầu bếp fugu phải trải qua quá trình đào tạo chuyên sâu.
Tuy nhiên, quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng và đánh bắt quá mức loại cá này đang khiến nó trở nên đắt đỏ hơn.
Ngoài cá ngừ vây xanh và wagyu, một số loại thực phẩm đắt nhất của Nhật Bản bao gồm wasabi, cá nóc và xoài. Ảnh: Shutterstock.
4. Xoài
Xoài ngọt, được gọi là Taiyo no Tamago (trứng của mặt trời), được trồng ở tỉnh Miyazaki, Nhật Bản. Các phiên đấu giá trên thị trường bán những quả xoài này với giá 4.000 USD cho một cặp.
Loại xoài này cần nhiều ánh sáng mặt trời để làm cho chúng đầy đặn và có vỏ màu đỏ. Ngoài ra, vỏ của chúng phải không tỳ vết, không có chút màu xanh nào. Xoài ngọt phải nặng hơn 350 g và có ít nhất 15% hàm lượng đường.
Xoài Taiyo no Tamago có thể được bán với giá 4.000 USD cho một cặp. Ảnh: Getty.
Nho Ruby Roman là loại nho ngon, được trồng ở Nhật Bản. Một chùm nho có thể bán với giá 90-450 USD. Chúng nổi bật về kích thước, màu sắc đồng nhất và hương vị.
Nho được trồng trong nhà kính, vì vậy nông dân có thể kiểm soát tốt hơn sự phát triển của chúng. Chúng được theo dõi để đảm bảo từng quả nho trong chùm giống hệt nhau.
Nho Ruby Roman là một trong những loại nho đắt nhất ở Nhật Bản, được bán với giá 90-450 USD/chùm. Ảnh: MomoBud.
6. Nhím biển
Nhím biển, hay uni, được đánh giá cao ở một số nơi trên thế giới vì hương vị của nó. Lớp vỏ gai nhọn của nhím biển bị nứt ra để lấy tuyến sinh dục, là cơ quan sinh dục tạo ra trứng cá.
Một khay 200 g có giá lên tới 100 USD. Ở Nhật Bản, một số nhím biển có thể bán với giá gấp 5 lần. Nhím biển đỏ được thợ lặn bắt hoàn toàn bằng tay.
Lượng tảo bẹ trong nước ảnh hưởng đến số lượng nhím biển chất lượng tốt có thể được thu hoạch. Khi thiếu tảo bẹ, nhím ít được bán ra thị trường.
Nhím nuôi vẫn chưa được hoàn thiện, vì vậy nó vẫn là một loại thực phẩm được tìm kiếm nhiều.
Nhím biển được đánh giá cao ở Nhật Bản và có giá 100-500 USD/khay cho trọng lượng 200 g. Ảnh: Shutterstock.
7. Dưa
Dưa Nhật Bản chủ yếu được trồng ở miền Trung Nhật Bản và có giá trên 200 USD. Năm 2019, 2 quả dưa từ Hokkaido ở miền Bắc Nhật Bản được bán đấu giá với giá hơn 45.000 USD.
Phải mất 100 ngày để “quả dưa vương miện” này phát triển hoàn toàn. Dưa cần được quan tâm và chăm sóc liên tục để phát triển. Để xác định dưa thuộc loại nào, hãy nhìn hoa văn bên ngoài và hàm lượng đường trong quả dưa.
Dưa được trồng trên luống cao và cách xa mặt đất. Điều này cho phép nông dân kiểm soát lượng nước chính xác. Nếu có điều hòa nhiệt độ và hệ thống sưởi giữ nhiệt độ ổn định, dưa có thể thu hoạch quanh năm.
Mặc dù chi phí cao, người tiêu dùng vẫn có nhu cầu cao đối với loại trái cây này. Chúng là một thứ xa xỉ đóng vai trò quan trọng trong văn hóa tặng quà của Nhật Bản.
Trồng dưa Nhật Bản là quá trình khó khăn, điều này được phản ánh trong giá của chúng. Ảnh: Shutterstock.
8. Nấm Matsutake
Nấm Matsutake được thu hoạch mỗi năm một lần ở Nhật Bản. Nếu vụ thu hoạch thấp, chúng có thể có giá lên tới 500 USD/kg.
Những cây nấm này mọc trong lòng đất nối với rễ cây thông đỏ. Chúng được hái bằng tay và có thể khó tìm vì chúng lẫn vào nền rừng.
Nấm matsutake Nhật Bản có giá lên tới 500 USD/kg. Ảnh: Shutterstock.
Thay đổi môi trường sống do hạn hán, nhiệt độ cao và sự phá hoại của côn trùng có thể ảnh hưởng đến chất lượng của mỗi vụ thu hoạch. Khi có một vụ thu hoạch không dồi dào, giá của nấm matsutake sẽ tăng đáng kể.
Theo SCMP, ngày nay, Nhật Bản nhập khẩu phần lớn nấm matsutake từ những nơi như Trung Quốc và Hàn Quốc.
Mì Yakisoba ngon lạ trên đường phố Nhật Bản
Được xem là một trong những món đặc trưng của người Nhật, mì Yakisoba có mặt từ các quán ăn bình dân đến nhà hàng sang trọng, hay trên xe bán hàng dạo trên phố.
Không chỉ vậy, Yakisoba dễ làm còn là thực đơn quen thuộc trong các bữa ăn gia đình của người Nhật, kể từ khi nó có mặt cách đây khoảng 500 năm. Thành phần chế biến món này có sự biến tấu, thay đổi theo vùng miền tại Nhật Bản.
Để làm món Yakisoba, các đầu bếp Nhật sử dụng một tấm phản nướng bằng kim loại để có thể chế biến với số lượng nhiều. Những chiếc bàn nướng này còn gọi là teppanyaki và rất phổ biến trong chế biến ẩm thực Nhật Bản.
Chảo mì nóng hổi với những sợi mì được xào cùng nguyên liệu.
Đổ dầu ăn trên tấm phản nướng, chờ nóng đều, các đầu bếp cho thịt heo ba chỉ đã ướp tiêu, muối vào xào khoảng 3-4 phút, để thịt heo chín tái. Gạt thịt heo qua một góc, họ cho hành tây, cà rốt, cần tây vào đảo khoảng năm phút cho rau chín sơ. Sau đó tiếp tục cho bắp cải vào đảo khoảng một phút.
Họ lấy mì Yakisoba ra khỏi gói, cho vào chảo cùng hai thìa dầu ăn và rưới một ít nước lên mì, để mì dễ rời nhau ra và đỡ cháy khi xào mì. Xào đến khi mì tơi hết ra và sợi mì săn lại, họ tiếp tục cho rau, thịt heo đã xào ở trên vào mì và rưới nước xốt Yakisoba để tạo nên mùi vị đặc trưng của mì xào Yakisoba. Đảo qua đảo lại một lúc trên lửa cho các thứ trộn đều vào với nhau rồi múc ra hộp, thêm các gia vị khác như củ cải daikon bào, và hành lá thái nhuyễn... Món mì xào Yakisoba ăn không khác mấy với mì gói xào của người Việt, cũng hấp dẫn nhưng ăn thơm nồng và lạ miệng nhờ nước xốt Yakisoba.
Bạn có thể mua mang đi.
Một đầu bếp hướng dẫn điều quan trọng là cần cho các nguyên liệu vào các thời điểm khác nhau như vậy là vì thời gian chín của mỗi loại khác nhau.
Món mì chỉ mất 10 phút để làm đã trở thành món ngon quen thuộc vào bữa sáng của người Nhật Bản. Tùy vào các nguyên liệu có sẵn, bạn có thể chế biến mì với các loại rau củ khác nhau. Trên phố, các hàng mì Yakisoba luôn đông khách đứng chờ mua và mang đi đường. Một suất mì được đóng gói trong hộp để bạn có thể vừa đi tàu điện ngầm vừa tranh thủ ăn sáng. Vào các dịp lễ hội, mì Yakisoba là lựa chọn cho bữa ăn nhanh, nhẹ, giàu dinh dưỡng.
Yakisoba hấp dẫn với hương thơm quyến rũ, từ xa, hương vị mì đã khiến bạn muốn dừng lại, chờ đợi thưởng thức một suất mì nóng hổi, ngon lành. Một món ăn nhanh theo kiểu Nhật Bản.
Bất cứ ai cũng có thể làm được bát mì Yakisoba ngon lành, hấp dẫn ngay tại nhà mình.
Cách làm bánh trôi nướng Mitarashi Dango, Nhật Bản Bạn là người yêu thích ẩm thực Nhật Bản? Bạn đã thử làm và ăn bánh Mitarashi Dango? Cùng làm và thưởng thức nhé vừa đẹp mắt vừa ngon miệng! Nguyên liệu cho phần bánh này: - 150gr bột jouchinko - 75gr bột shiratamako (hoặc có thể thay bằng 75gr bột mochiko pha với 5gr bột ngô) - 265ml nước ấm (Nghe tên...