Nhiều y tá Mỹ lo sợ trở thành nguồn lây COVID-19 do không được xét nghiệm
Các nhân viên y tế tại Mỹ có thể trở thành một nguồn lây lan virus SARS-CoV-2 gây ra dịch viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) vì tình trạng không được xét nghiệm đầy đủ.
Nhân viên kỹ thuật y tế lấy mẫu xét nghiệm virus SARS-CoV-2 tại một trạm xét nghiệm trên xe ở Medford, Massachusetts. Ảnh: Reuters
Tại thành phố New York, một y tá làm việc trong phòng chăm sóc tích cực cho biết cô vẫn phải làm việc và không được bệnh viện xét nghiệm sau khi bắt đầu có những triệu chứng của dịch bệnh COVID-19. Trong khi đó, ở bang Georgia, một y tá khác cũng bị từ chối xét nghiệm sau khi từng điều trị cho bệnh nhân đã qua đời vì nhiễm virus SARS-CoV-2.
Tại Michigan, một trong số ít hệ thống bệnh viện xét nghiệm cho cán bộ làm việc cho kết quả ít nhất 700 nhân viên y tế mắc COVID-19 – chiếm hơn 1/4 trong tổng số người được xét nghiệm.
Theo hãng tin Reuters, hơn một tháng sau khi đại dịch bùng phát ở Mỹ, tình trạng không xét nghiệm đầy đủ đồng nghĩa với việc các nhân viên y tế, những người điều trị cho bệnh nhân khi bản thân họ xuất hiện các triệu chứng nhẹ, đều có nguy cơ mắc bệnh.
Quan chức bệnh viện và các y bác sĩ tuyến đầu cho biết nhiều cơ sở y tế chỉ xét nghiệm những nhân viên có triệu chứng nặng. Kết quả là, y tá và bác sĩ có nguy cơ lây nhiễm cho bệnh nhân, đồng nghiệp và gia đình họ mà không biết rằng bản thân đang mang virus SARS-CoV-2.
Theo những gì mà một nữ y tá giấu tên làm việc tại bệnh viện Mount Sinai (New York) miêu tả, cuối tháng Ba vừa qua, các triệu chứng như bụng khó chịu, sốt nhẹ, buồn nôn mà cô gặp phải không đủ điều kiện để cô được xét nghiệm. Cô vẫn phải làm việc vì cô chỉ sốt 37,9 độ C – dưới ngưỡng mà Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cho phép nhân viên y tế nghỉ ở nhà. Sau đó, nữ y tá này đã tới một phòng khám tư và xét nghiệm. Kết quả là cô dương tính với virus SARS-CoV-2.
“Tôi biết có điều gì không ổn. Nhưng tôi không thực sự nghĩ mình bị mắc bệnh”, nữ y tá chia sẻ.
Người phát ngôn của bệnh viện nơi cô làm việc từ chối bình luận về trường hợp của cô song cho biết bây giờ những nhân viên y tế có triệu chứng nhẹ đã có thể được xét nghiệm. Ngày 4/4, Giám đốc bệnh viện Mount Sinai – bà Vicki LoPachin – khẳng định bệnh viện sẽ tăng cường xét nghiệm cho nhân viên từ ngày 7/4. Bang New York hiện là tâm dịch của nước Mỹ, với ít nhất 138.000 ca mắc bệnh và 6.298 người tử vong tính đến ngày 8/4.
Video đang HOT
“Thật đáng sợ khi về nhà và bạn không biết có mang theo mầm bệnh về cho người thân hay không”, Sydnie Boylan – nữ y tá làm việc tại Trung tâm Y tế Hollywood Presbyterian ở thành phố Los Angeles – bày tỏ.
Sau khi tiếp xúc với một bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2 trong lúc không mặc đồ bảo hộ đầy đủ, Boylan có triệu chứng đau đầu và đau họng, nhưng không sốt. Các triệu chứng của cô cũng không đủ để cô được xét nghiệm. Boylan cho biết bệnh viện yêu cầu cô tự cách ly 14 ngày tại nhà vì đã tiếp xúc với bệnh nhân. Boylan đã phải đến một trạm xét nghiệm trên xe để kiểm tra và đang chờ kết quả.
Ngày 6/4, Văn phòng Tổng Thanh tra Dịch vụ Nhân sinh và Sức khỏe Mỹ công bố một cuộc khảo sát với 323 bệnh viện cho thấy tình trạng thiếu thốn đã khiến các cơ sở y tế không thể xét nghiệm đầy đủ cho nhân viên và bệnh nhân. Những người này thường phải chờ ít nhất 7 ngày để nhận được kết quả vì sự chậm trễ từ các phòng thí nghiệm bên ngoài.
Tiến sĩ Art Caplan – Giáo sư chuyên ngành sinh học tại Đại học Y New York – nhận định tình trạng không xét nghiệm đầy đủ cho nhân viên y tế là một “vụ bê bối” và “mối đe dọa nghiêm trọng” đối với các bệnh nhân đang được điều trị.
Vào tháng Ba, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cho phép các bang phê duyệt các bộ xét nghiệm của riêng mình để tránh xảy ra tình trạng chậm trễ theo quy định. Cơ quan này cũng phê duyệt bộ chẩn đoán COVID-19 nhanh đầu tiên do công ty Cepheid sản xuất. Cepheid cho biết bộ xét nghiệm có thể phát hiện virus trong khoảng 45 phút mà không cần gửi mẫu ra các phòng thí nghiệm ngoài.
CDC khuyến cáo các trung tâm y tế và bệnh viện nên ưu tiên xét nghiệm cho bệnh nhân và những nhân viên y tế có triệu chứng, đặc biệt là những người có triệu chứng sốt, ho và khó thở. Theo bài viết đăng trên website chính thức của CDC, tất cả các nhân viên y tế khác cũng sẽ được xét nghiệm “nếu nguồn lực cho phép”.
Hồng Hạnh
Những ngày cách ly của Thủ tướng Canada
Giống như hàng triệu người khắp thế giới, Justin Trudeau phải làm quen với việc ở yên trong nhà thời Covid-19, điều khác biệt là ông điều hành một quốc gia G7.
Thủ tướng Trudeau là lãnh đạo đầu tiên của một nước G7 phải tự cách ly, sau khi vợ ông, Sophie Grégoire Trudeau, dương tính với nCoV. Ngày 22/3, Thủ tướng Đức Angela Merkel trở thành người thứ hai sau khi bác sĩ của bà nhiễm nCoV. Phát ngôn viên của Merkel hôm 23/3 cho biết bà âm tính với nCoV và sẽ làm thêm xét nghiệm.
Trudeau làm việc một mình tại nhà mà không có các trợ lý và người giúp việc. "Chúng tôi đang làm theo khuyến cáo y tế, tất cả người Canada cũng nên làm vậy", ông nói trong cuộc họp báo được tổ chức bên ngoài nhà, với các phóng viên đứng ở khoảng cách an toàn. Họp báo hàng ngày là khoảng thời gian duy nhất ông ra ngoài nhà kể từ khi cách ly. Trudeau nói rằng ông khỏe mạnh và không có bất kỳ triệu chứng nào.
Thủ tướng Justin Trudeau ngày 20/3 họp báo tại nhà ở Ottawa, các phóng viên đứng ở khoảng cách an toàn. Ảnh: Reuters.
Mọi hoạt động của Thủ tướng Trudeau diễn ra giới hạn trong biệt thự công vụ 153 tuổi có tên là Rideau Cottage, nơi ông và gia đình đã sống kể từ khi đắc cử, vì nơi ở chính thức của Thủ tướng đã xuống cấp.
Ông vẫn họp hàng ngày với nội các, bàn bạc với các lãnh đạo tỉnh và thảo luận chiến lược với Thủ tướng Anh Boris Johnson, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Ông nhất trí với Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc đóng biên giới hai nước và đưa ra gói kinh tế 57 tỷ USD để giúp người Canada vượt qua khủng hoảng. Ông làm tất cả công việc này qua điện thoại, ngoại trừ một cuộc họp từ xa của G7. Một kỹ thuật viên đeo găng tay vào nhà ông để lắp đặt camera, theo Ben Chin, cố vấn cấp cao của Thủ tướng.
Vì vợ ông đang bị cách ly ở một phần khác trong căn biệt thự, Trudeau phải một mình trông ba con: Xavier, 12 tuổi, Ella-Grace, 11 tuổi, và Hadrien, 6 tuổi. Đồ chơi xếp hình và đồ ăn rơi trên sàn nhà. Nhưng không còn ai khác lau dọn, giặt giũ và trông con ngoài Thủ tướng.
Trudeau từng trễ họp vài phút với nhân viên vì ông phải tắm cho Hadrien, Chin kể. "Có thể nghe thấy tiếng Trudeau nói với con lọt vào điện thoại: Bố đang có một cuộc gọi điện quan trọng. Bố không thể làm thế được".
Con gái Trudeau trở thành "nhiếp ảnh gia chính thức" của ông, chụp những bức ảnh ông làm việc trong văn phòng để đăng lên mạng xã hội.
Trudeau đã gửi lời đến trẻ em toàn quốc vào ngày 22/3, cảm ơn các cô bé, cậu bé vì đã "giúp đỡ cha mẹ làm việc tại nhà, hy sinh thói quen sinh hoạt thường ngày, làm bài tập toán trên bàn bếp và tin tưởng vào khoa học".
Ông hiểu nỗi buồn của các em khi không được ra ngoài chơi. "Các con tôi cũng vậy. Tuy được xem nhiều phim nhưng các con tôi rất nhớ bạn bè và cũng lo lắng về những gì đang diễn ra trên thế giới".
Justin Trudeau họp báo tại nhà ở Ottawa ngày 20/3. Ảnh: AFP.
Canada ghi nhận hơn 2.000 ca nhiễm, hơn 20 người tử vong và khoảng 300 người bình phục. Phần lớn người Canada nói rằng chính quyền Trudeau đang đối phó tốt với khủng hoảng, theo hai cuộc thăm dò được công bố vào tuần trước.
"Điều lạ lùng là ông ấy rất phấn chấn. Tôi chắc rằng Trudeau đang có khoảng thời gian vui vẻ với lũ trẻ vì đó không phải là điều mà ông ấy có thể thường xuyên làm", Chin nói. "Còn lũ trẻ được xem bố làm việc rõ ràng hơn".
Không giống như Tổng thống Trump, Trudeau không làm xét nghiệm nCoV. Tỉnh Ontario, nơi ông sống, quy định chỉ xét nghiệm cho những người có triệu chứng. Người Canada luôn phản đối cách đối xử đặc biệt với các quan chức.
"Chúng tôi vốn đã có nhiều đặc quyền hơn so với người khác", Thị trưởng Toronto John Tory nói. Ông bắt đầu tự cách ly cùng ngày với Thủ tướng Trudeau và đã biến phòng bếp thành một studio, nơi ông sử dụng album ảnh gia đình và sách để đỡ chiếc iPad trong khi trả lời phỏng vấn.
"Người Canada tin rằng nếu bạn yêu cầu người khác làm điều gì đó thì bạn phải tự làm điều đó trước", ông nói thêm.
Tory cho biết bác sĩ thông báo ông sẽ kết thúc cách ly vào 25/3, đúng hai tuần sau khi ông trở về từ một chuyến công tác tới London. Trong khi đó, hôm 23/3, Trudeau nói rằng ông "vẫn phải tự cách ly thêm một tuần nữa".
Bài phát biểu cảnh tỉnh về Covid-19 của Merkel 22 Cách người Mỹ tự cách ly ở nhà 27
Phương Vũ
Vì sao Indonesia có tỷ lệ tử vong do Covid-19 cao nhất thế giới? Với 48 ca tử vong trên tổng số 514 ca nhiễm tính đến ngày 23/3, Indonesia hiện là quốc gia có tỷ lệ tử vong cao nhất thế giới với 9,3%. Đã có hàng nghìn ca mắc Covid-19 chưa được phát hiện? Theo các chuyên gia, Indonesia là một trong những quốc gia có tỷ lệ xét nghiệm virus SARS-CoV-2 thấp nhất thế...