Nhiều ý kiến quanh dự án cải tạo Cung Thiếu Nhi Hà Nội
Sau gần 40 năm hoạt động liên tục, Cung Thiếu nhi Hà Nội đã bị xuống cấp nên UBND TP. Hà Nội đã đồng ý cho cải tạo, sửa chữa… lại. Tuy nhiên, việc cải tạo công trình này đang khiến nhiều kiến trúc sư lo ngại vì nhiều chỗ sửa chữa không cần thiết.
Cung Thiếu nhi Hà Nội đang trong giai đoạn cải tạo, sửa chữa. Ảnh: H.M.
Mang nhiều giá trị lịch sử
Cung Thiếu nhi Hà Nội (36 – 38 Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm) được Kiến trúc sư (KTS) Lê Văn Lân thiết kế năm 1974 và đưa vào sử dụng năm 1976. Gần 40 năm qua, đây được xem là “điểm hẹn đỏ”, nơi lưu giữ ký ức tuổi thơ của nhiều thế hệ thiếu nhi Hà Nội.
Với kiến trúc độc đáo, lại toạ lạc ở vị trí có nhiều công trình mang dấu ấn thời gian như: phủ Bắc Bộ, khách sạn Metropole, Ngân hàng Nhà nước… công trình được xây dựng trong thời kỳ xã hội chủ nghĩa này được nhiều người đánh giá đã góp phần tạo nên bộ mặt Hà Nội.
KTS Phạm Thanh Tùng- Chánh Văn phòng Hội KTS Việt Nam chia sẻ rằng, Cung Thiếu nhi Hà Nội chứa đựng nhiều ý nghĩa không chỉ đối với thế hệ thanh thiếu niên Hà Nội đối với tất cả người dân Thủ đô. Theo ông Tùng, trong giai đoạn đất nước còn khó khăn, Hà Nội đã cho xây dựng
Cung văn hóa – Nhà văn hóa cho thiếu nhi trên mảnh đất ngày xưa “Ấu trĩ viên”. Mảnh đất này trước đó chỉ dành cho con em nhà giàu. Và sau đó công trình Cung Thiếu nhi được xây dựng nên vào năm 1976 trở thành nơi đầu tiên dành cho con em lao động của nhân dân Thủ đô đến để sinh hoạt vui chơi. Rất nhiều đội ca múa nhạc như: Họa Mi, Sơn Ca… trưởng thành từ đây và thành những nghệ sĩ tên tuổi. Ông Tùng nhận định, về mặt kiến trúc thì công trình này mang giá trị cho một giai đoạn phát triển của Thủ đô, có thể gọi là dấu ấn.
KTS Trần Huy Ánh cho rằng, giá trị nghệ thuật của công trình này đại diện cho phong cách kiến trúc hiện đại, bứt phá khỏi các công trình kiến trúc thuộc địa, Á Đông. Nó mang dáng dấp kiến trúc mô phỏng các công trình thời Xô Viết, Trung Quốc cận đại. Công trình với những mảng khối mạnh mẽ, phân vị đứng – ngang khúc chiết, các khối đặc – rỗng tạo sự tương phản mạnh mẽ nhưng rất tinh tế, xử lý vật liệu cũng rất chọn lọc.
“Điều kỳ diệu là tất cả sự sang trọng, đẹp đẽ của Cung Thiếu nhi Hà Nội được xây dựng khi cả nước hàng ngày phải gồng mình lo từng bữa cơm no, manh áo ấm. Các công trường xây dựng tiết kiệm từng thanh sắt, cân xi măng, viên gạch ốp, miếng kính cửa… Nó cho thấy Hà Nội đã một thời đẹp đẽ, đất nước đang trong chiến tranh vẫn dồn hết sức mình lo cho con trẻ một chỗ vui chơi tươm tất. Có lẽ tất cả những ai trong số 30 triệu lượt đội viên đã từng đến đây học tập vui chơi đều không thể quên được tấm lòng vàng của các thế hệ cha anh đã chắt chiu cho mình một “thiên đường” có thật giữa một Hà Nội còn muôn vàn gian khó”, KTS Ánh nói.
Quang cảnh Cung Thiếu nhi Hà Nội lúc chưa sửa chữa. Ảnh: TL.
Nên giữ lại kiến trúc ban đầu
Sau một thời gian dài hoạt động không ngưng nghỉ, công trình này có dấu hiệu xuống cấp nên vào năm 2009, Thành đoàn Hà Nội (đơn vị quản lý Cung Thiếu nhi) đã đệ trình lên UBND TP. Hà Nội xin được cấp phép cho cải tạo, sửa chữa, nâng cấp… lại công trình. Sau 3 năm, sau khi được các sở ban ngành vào cuộc tìm hiểu, UBND TP. Hà Nội đã đồng ý phê duyệt dự án cải tạo lại Cung Thiếu nhi với số vốn ban đầu là 46 tỷ đồng. Tuy nhiên, vì một số lý do mà đến giữa tháng 11/2015 vừa qua, việc cải tạo lại công trình mới được bắt đầu.
Mới đây, nhìn vào thực tế cải tạo, nhiều kiến trúc sư và nhà khoa học đã lo ngại về sự “thay hình đổi dạng” của công trình chứa đựng nhiều ý nghĩa này. Đặc biệt, dựa vào bản thiết kế mới nhận được, KTS Lê Văn Lân, Phó Chủ tịch Hội KTS Hà Nội, chủ trì nhóm thiết kế công trình này từ năm 1974 lo sợ công trình sẽ bị thay đổi tới 60% so với thiết kế ban đầu.
Video đang HOT
Theo KTS Lê Văn Lân thì sau khi tìm hiểu ông thấy trong dự án cải tạo có nhiều thứ sữa chữa không thiết.
“Nghiêm túc mà nói là không phải cải tạo mà chỉ nên sửa chữa, chỗ nào xuống cấp thì nên sửa lại. Còn nghe các anh ấy nói là làm mới để phù hợp với mục đích sử dụng của thời đại mới thì tôi thấy hơi lãng phí. Dùng tiền ngân sách của nhà nước để làm cái mới mà cái mới thua xa cái cũ về chất lượng, thẩm mỹ… thì cần phải xem lại”, KTS Lân nói.
KTS Lê Văn Lân nhấn mạnh rằng, bạn bè quốc tế hay người dân quý công trình này không phải bởi sự hiện đại hay hào nhoáng của nó. Sự hào nhoáng, mới mẻ, đẹp… ở ngoài phố hay ở nước họ không thiếu. Cái người ta cần đến đó là những công trình có tuổi đời hàng chục năm chứa đựng nhiều giá trị lịch sử và văn hoá.
“Giá trị của công trình này chính là nhìn vào đó sẽ thấy được lịch sử của đất nước. Còn bây giờ có tiền ai cũng có thể tạo ra sự hào nhoáng nhưng sự hào nhoáng sẽ có ý nghĩa gì khi bị người dân trong nước lẫn bạn bè quốc tế không ngó ngàng tới. Tôi lên tiếng là muốn để nhấn mạnh cho mọi người hiểu vấn đề đó”, KTS chia sẻ thêm.
Mong muốn của KTS Lê Văn Lân là “hãy nghe những gì tôi tha thiết nói vì tôi muốn tốt cho công trình, cho lợi ích chung”.
Theo KTS Phạm Thanh Tùng cho rằng, việc cải tạo, sửa chữa là cần thiết nhưng nên giữ được kiến trúc ban đầu. Quan điểm của ông khi cải tạo, sửa chữa lại công trình là ngoài việc đảm bảo công trình bền vững thì không làm mất đi giá trị, vẻ đẹp, kiến trúc bên ngoài.
“Chúng ta đã có bài học tôn tạo Nhà hát Lớn Hà Nội cách đây gần 20 năm. Người ta tôn tạo Nhà hát Lớn khang trang hơn, đẹp đẽ hơn nhưng vẫn giữ nguyên giá trị kiến trúc bên ngoài”, KTS Phạm Thanh Tùng nhấn mạnh.
Tôn trọng kết cấu, kiến trúc công trình
Trước những lo ngại của các KTS, đại diện Thành Đoàn Hà Nội (Chủ đầu tư dự án) chia sẻ rằng, trước thực trạng xuống cấp của Cung Văn hoá Thiếu nhi Hà Nội năm 2009 Thành Đoàn Hà Nội đã có văn bản báo cáo lên UBND TP. Hà Nội để xin phê duyệt dự án cải tạo, nâng cấp. Trong văn bản đệ trình, đại diện Thành Đoàn với tư cách Chủ đầu tư dự án có bày tỏ mong muốn được thay đổi kiến trúc của công trình cho mới mẻ, hiện đại hơn nhưng sau đó Sở Quy hoạch – Kiến trúc đã không đồng ý. Sở Quy hoạch – Kiến trúc đề nghị phải giữ nguyên hình dáng kiến trúc như hiện tại. Vì lẽ đó mà trong văn bản đồng ý phê duyệt dự án cải tạo, nâng cấp Cung Thiếu nhi Hà Nội ra vào năm 2013, UBND TP. Hà Nội cũng nhấn mạnh yêu cầu phải giữ nguyên kiến trúc – kết cấu của công trình này.
“Vì thế, khi bắt tay vào triển khai cải tạo, sửa chữa… chúng tôi đã tuyệt đối tôn trọng kết cấu, kiến trúc, thiết kế nguyên bản của công trình. Nghĩa là những gì cố định đều giữ nguyên. Chúng tôi chỉ cải tạo và nâng cấp những hạng mục phụ để đám bảo an toàn tuyệt đối trong quá trình sử dụng”, đại diện Thành Đoàn Hà Nội nói.
Theo Thành Đoàn Hà Nội thì sau khi trình hồ sơ xin được cải tạo và nâng cấp Cung Thiếu nhi Hà Nội, UBND TP. Hà Nội đã cử một đoàn chuyên gia của Sở Xây dựng xuống kiểm tra thực tế công trình. Và rong văn bản “Đánh giá chất lượng hiện trạng công trình Cung Thiếu nhi Hà Nội” của Sở Xây dựng Hà Nội cũng nêu rõ, kết cấu chính của công trình nhà 6 tầng và rạp Khăn Quàng Đỏ đảm bảo khả năng chịu lực; công trình tuy có bị lún nghiêng nhưng độ nghiêng nhỏ nằm trong phạm vi cho phép.
Nhà 6 tầng có bê tông giằng đỉnh tường bị bong vỡ làm gỉ cốt thép, khối xây tường chắn mái bị nứt, thấm mái gây rêu mốc cho trần và tường các tầng dưới. Nhiều vị trí trần nhà bị lở vữa trát gây nguy hiểm trong quá trình sử dụng. Nhiều khuôn cửa đi bị hỏng có nguy cơ sụp đổ. Khu vệ sinh bị thấm nhiều làm rêu mốc và ẩm ướt tường rất nguy hiểm khi xung quanh là hệ thống dây dẫn điện. Hệ thống đường dây cấp điện từ nguồn đến các phụ tải đã quá cũ, không đáp ứng nhu cầu sử dụng an toàn và tiềm ẩn nguy cơ chấp cháy. Nhiều tủ điện và thiết bị lắp trong nó không đảm bảo an toàn. Thang máy gần như đã bị trôi tự do nhưng chưa được sửa chữa.
Riêng rạp Khăn Quàng Đỏ có nhiều vị trí tưởng ngăn bằng vật liệu nhẹ bị bong vỡ, cửa sổ bị hư hỏng nhiều, hiện tượng thấm dột gây ẩm ướt và rêu mốc trần, tường nhà và khu vệ sinh. Cụm tủ điện chính của công trình đặt tại rạp đã bị xuống cấp nghiêm trọng, hệ thống dây điện đã quá cũ không đảm bảo an toàn trong sử dụng.
Trước thực tế này Sở Xây dựng đã đề nghị tạm ngừng sử dụng thang mát tại toà nhà 6 tầng và báo cáo cơ quan thẩm quyền để cải tạo, nâng cấp công trình ngay.
Thành Đoàn Hà Nội cũng cho biết, ngay sau khi nhận được văn bản kiến nghị của Hội Kiến trúc sư Hà Nội về một số vấn đề liên quan đến dự án này, Thành Đoàn đã có buổi làm việc với KTS Lê Văn Lân. Với tinh thần hết sức cầu thị họ đã tiếp thu những ý kiến của KTS Lân và sẽ nghiên cứu để điều chỉnh sao cho phù hợp với quy định của pháp luật.
“Chúng tôi đã mời bác Lân đến để trao đổi nhằm làm rõ các vấn đề liên quan. Bác Lân có đề nghị chúng tôi cung cấp hồ sơ nưhng theo quy định chúng tôi không thể cung cấp hồ sơ được. Còn với thiện chí bác góp ý kiến nên giữ màu đá ốp cột như cũ và một số góp ý cho rạp Khăn Quàng Đỏ nữa, chúng tôi đã tiếp thu với tinh thần rất cầu thị. Tuy nhiên, mọi việc đều phải có quy trình và chúng tôi phải báo cáo lên cơ quan có thẩm quyền xem xét mới có thể điều chỉnh. Chúng tôi xin khẳng định dự án sẽ tôn trọng thiết kế ban đầu vì đây cũng là yêu cầu của UBND TP. Hà Nội”, đại diện Thành Đoàn chia sẻ thêm.
Cần lắng nghe ý kiến của KTS tác giả
Về phía Hội Kiến trúc sư Hà Nội, KTS Phạm Cao Nguyên, Chủ tịch Hội KTS Hà Nội vừa có đơn kiến nghị gửi tới UBND TP. Hà Nội, Thành Đoàn và Cung Thiếu nhi Hà Nội về việc cải tạo – nâng cấp các hạng mục của Cung Thiếu nhi. Đơn này nhấn mạnh việc cải tạo – nâng cấp Cung Thiếu nhi Hà Nội là sự chờ đợi đã lâu với mong muốn đảm bảo cho công trình sử dụng an toàn, đáp ứng yêu cầu học tập và sinh hoạt của các cháu thiếu nhi. Nhưng theo KTS Phạm Cao Nguyên thì để việc sửa chữa lần này hiệu quả mà ít tốn kém cũng như giữ được kiến trúc ban đầu thì không thể không có sự góp ý của KTS Lê Văn Lân, tác giả thiết kế của Cung Thiếu nhi Hà Nội và cũng là người hết lòng vì các cháu thiếu nhi, từ những ngày nghiên cứu đồ án, xây dựng, vận hành…
Theo KTS Nguyên, KTS Lê Văn Lân là người nắm rõ các chi tiết, tình trạng, ưu nhược điểm trong sử dụng và khai thác ngôi nhà. Vì vậy, ông là người có khả năng hỗ trợ tốt đối với Cung trong nhiều vấn đề về sửa chữa và hoàn thiện. KTS Phạm Cao Nguyên cũng cho rằng, đây cũng là quyền lợi và trách nhiệm của tác giả trước Chủ đầu tư và Thành phố.
Đại diện Hội KTS Hà Nội cũng đề nghị Thành Đoàn cần nhanh chóng tổ chức cuộc gặp và cung cấp cho Hội, KTS tác giả hồ sơ bản vẽ dùng cho lần thi công sửa chữa này để KTS có thể nghiên cứu và phản hồi được ý kiến cho công trình được tốt nhất.
Hà Tùng Long
Theo Dantri
Cung Thiếu Nhi Hà Nội sẽ bị "thay hình đổi dạng"?
Sau gần 40 năm hoạt động liên tục, Cung Thiếu nhi Hà Nội đã bị xuống cấp nên UBND TP. Hà Nội đã đồng ý cho cải tạo, sửa chữa... lại. Tuy nhiên, việc cải tạo công trình này đang khiến nhiều kiến trúc sư lo ngại vì nhiều chỗ sửa chữa không cần thiết.
Dấu ấn Thủ đô
Cung Thiếu nhi Hà Nội (36 - 38 Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm) được Kiến trúc sư (KTS) Lê Văn Lân thiết kế năm 1974 và đưa vào sử dụng năm 1976. Gần 40 năm qua, đây được xem là "điểm hẹn đỏ", nơi lưu giữ ký ức tuổi thơ của nhiều thế hệ thiếu nhi Hà Nội.
Với kiến trúc độc đáo, lại toạ lạc ở vị trí có nhiều công trình mang dấu ấn thời gian như: phủ Bắc Bộ, khách sạn Metropole, Ngân hàng Nhà nước... công trình được xây dựng trong thời kỳ xã hội chủ nghĩa này được nhiều người đánh giá đã góp phần tạo nên bộ mặt Hà Nội.
KTS Phạm Thanh Tùng- Chánh Văn phòng Hội KTS Việt Nam chia sẻ rằng, Cung Thiếu nhi Hà Nội chứa đựng nhiều ý nghĩa không chỉ đối với thế hệ thanh thiếu niên Hà Nội đối với tất cả người dân Thủ đô. Theo ông Tùng, trong giai đoạn đất nước còn khó khăn, Hà Nội đã cho xây dựng.
Cung Thiếu nhi Hà Nội đang trong giai đoạn cải tạo, sửa chữa. Ảnh: H.M.
Cung văn hóa - Nhà văn hóa cho thiếu nhi trên mảnh đất ngày xưa "Ấu trĩ viên". Mảnh đất này trước đó chỉ dành cho con em nhà giàu. Và sau đó công trình Cung Thiếu nhi được xây dựng nên vào năm 1976 trở thành nơi đầu tiên dành cho con em lao động của nhân dân Thủ đô đến để sinh hoạt vui chơi. Rất nhiều đội ca múa nhạc như: Họa Mi, Sơn Ca... trưởng thành từ đây và thành những nghệ sĩ tên tuổi. Ông Tùng nhận định, về mặt kiến trúc thì công trình này mang giá trị cho một giai đoạn phát triển của Thủ đô, có thể gọi là dấu ấn.
KTS Trần Huy Ánh cho rằng, giá trị nghệ thuật của công trình này đại diện cho phong cách kiến trúc hiện đại, bứt phá khỏi các công trình kiến trúc thuộc địa, Á Đông. Nó mang dáng dấp kiến trúc mô phỏng các công trình thời Xô Viết, Trung Quốc cận đại. Công trình với những mảng khối mạnh mẽ, phân vị đứng - ngang khúc chiết, các khối đặc - rỗng tạo sự tương phản mạnh mẽ nhưng rất tinh tế, xử lý vật liệu cũng rất chọn lọc.
"Điều kỳ diệu là tất cả sự sang trọng, đẹp đẽ của Cung Thiếu nhi Hà Nội được xây dựng khi cả nước hàng ngày phải gồng mình lo từng bữa cơm no, manh áo ấm. Các công trường xây dựng tiết kiệm từng thanh sắt, cân xi măng, viên gạch ốp, miếng kính cửa... Nó cho thấy Hà Nội đã một thời đẹp đẽ, đất nước đang trong chiến tranh vẫn dồn hết sức mình lo cho con trẻ một chỗ vui chơi tươm tất. Có lẽ tất cả những ai trong số 30 triệu lượt đội viên đã từng đến đây học tập vui chơi đều không thể quên được tấm lòng vàng của các thế hệ cha anh đã chắt chiu cho mình một "thiên đường" có thật giữa một Hà Nội còn muôn vàn gian khó", KTS Ánh nói.
Nên giữ lại kiến trúc ban đầu
Sau một thời gian dài hoạt động không ngưng nghỉ, công trình này có dấu hiệu xuống cấp nên vào năm 2009, Thành đoàn Hà Nội (đơn vị quản lý Cung Thiếu nhi) đã đệ trình lên UBND TP. Hà Nội xin được cấp phép cho cải tạo, sửa chữa, nâng cấp... lại công trình. Sau 3 năm, sau khi được các sở ban ngàng vào cuộc tìm hiểu, UBND TP. Hà Nội đã đồng ý phê duyệt dự án cải tạo lại Cung Thiếu nhi với số vốn ban đầu là 46 tỷ đồng. Tuy nhiên, vì một số lý do mà đến giữa tháng 11/2015 vừa qua, việc cải tạo lại công trình mới được bắt đầu.
Mới đây, nhìn vào thực tế cải tạo, nhiều kiến trúc sư và nhà khoa họcđã lo ngại về sự "thay hình đổi dạng" của công trình chứa đựng nhiều ý nghĩa này. Đặc biệt, dựa vào bản thiết kế mới nhận được, KTS Lê Văn Lân, Phó Chủ tịch Hội KTS Hà Nội, chủ trì nhóm thiết kế công trình này từ năm 1974 lo sợ công trình sẽ bị thay đổi tới 60% so với thiết kế ban đầu.
Quang cảnh Cung Thiếu nhi Hà Nội lúc chưa sửa chữa. Ảnh: TL.
Theo KTS Lê Văn Lân thì sau khi tìm hiểu ông thấy trong dự án cải tạo có nhiều thứ sữa chữa không thiết.
"Nghiêm túc mà nói là không phải cải tạo mà chỉ nên sửa chữa, chỗ nào xuống cấp thì nên sửa lại. Còn nghe các anh ấy nói là làm mới để phù hợp với mục đích sử dụng của thời đại mới thì tôi thấy hơi lãng phí. Dùng tiền ngân sách của nhà nước để làm cái mới mà cái mới thua xa cái cũ về chất lượng, thẩm mỹ... thì cần phải xem lại", KTS Lân nói.
KTS Lê Văn Lân nhấn mạnh rằng, bạn bè quốc tế hay người dân quý công trình này không phải bởi sự hiện đại hay hào nhoáng của nó. Sự hào nhoáng, mới mẻ, đẹp... ở ngoài phố hay ở nước họ không thiếu. Cái người ta cần đến đó là những công trình có tuổi đời hàng chục năm chứa đựng nhiều giá trị lịch sử và văn hoá.
"Giá trị của công trình này chính là nhìn vào đó sẽ thấy được lịch sử của đất nước. Còn bây giờ có tiền ai cũng có thể tạo ra sự hào nhoáng nhưng sự hào nhoáng sẽ có ý nghĩa gì khi bị người dân trong nước lẫn bạn bè quốc tế không ngó ngàng tới. Tôi lên tiếng là muốn để nhấn mạnh cho mọi người hiểu vấn đề đó", KTS chia sẻ thêm.
Mong muốn của KTS Lê Văn Lân là "hãy nghe những gì tôi tha thiết nói vì tôi muốn tốt cho công trình, cho lợi ích chung".
Theo KTS Phạm Thanh Tùng cho rằng, việc cải tạo, sửa chữa là cần thiết nhưng nên giữ được kiến trúc ban đầu. Quan điểm của ông khi cải tạo, sửa chữa lại công trình là ngoài việc đảm bảo công trình bền vững thì không làm mất đi giá trị, vẻ đẹp, kiến trúc bên ngoài.
"Chúng ta đã có bài học tôn tạo Nhà hát Lớn Hà Nội cách đây gần 20 năm. Người ta tôn tạo Nhà hát Lớn khang trang hơn, đẹp đẽ hơn nhưng vẫn giữ nguyên giá trị kiến trúc bên ngoài", KTS Phạm Thanh Tùng nhấn mạnh.
Chúng tôi sẽ tiếp tục tìm hiểu thêm về vụ việc này để thông tin đến độc giả.
Hà Tùng Long
Theo Dantri
Chung cư cũ nát 'bất động' vì phần lấn chiếm 'hái ra tiền' Nhiều chung cư cũ nát không thể cải tạo chỉ vì những hộ ở tầng 1 lại không đồng thuận do diện tích lấn chiếm tầng 1 'hái ra tiền'. Từ năm 2005 đến nay, 10 năm trôi qua, việc cải tạo chung cư cũ ở Hà Nội mới đạt tỷ lệ 1%. Nguyên nhân sâu xa được Sở Xây dựng chỉ ra,...