Nhiều xã, phường của Hà Nội sắp bị “xóa sổ” sau sáp nhập
Ban Cán sự đảng UBND thành phố vừa có tờ trình về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc TP. Hà Nội tại Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Hà Nội khóa XVI.
Theo đó, giai đoạn 2019-2021, Hà Nội không có đơn vị cấp huyện nào thuộc diện phải sắp xếp.
Đối với cấp xã, Hà Nội có 12 phường, xã thuộc 6 quận, huyện có cả hai tiêu chí về diện tích tự nhiên và quy mô dân số đều dưới 50% so với quy định.
Bao gồm, các phường Hàng Đào, Hàng Bạc thuộc quận Hoàn Kiếm; Nguyễn Du, Bùi Thị Xuân, Ngô Thì Nhậm, Phạm Đình Hổ thuộc quận Hai Bà Trưng; các xã Cẩm Đình, Phương Độ, Vân Hà thuộc huyện Phúc Thọ; xã Thuỵ Phú thuộc huyện Phú Xuyên; xã Kim An thuộc huyện Thanh Oai; xã Mỹ Thành thuộc huyện Mỹ Đức.
TP. Hà Nội dự kiến sắp xếp 7 đơn vị hành chính cấp xã, chưa tiến hành sắp xếp 5 đơn vị hành chính cấp xã trong giai đoạn 2019-2021.
Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính, đối với cấp xã, Hà Nội có 12 phường, xã thuộc 6 quận, huyện có cả hai tiêu chí về diện tích tự nhiên và quy mô dân số đều dưới 50% so với quy định.
Cụ thể, quận Hai Bà Trưng sẽ hợp nhất toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số phường Nguyễn Du với phường Bùi Thị Xuân và sáp nhập một phần diện tích tự nhiên, dân số của phường Ngô Thì Nhậm thành một đơn vị hành chính mới lấy tên là phường Nguyễn Du; sáp nhập toàn bộ phần diện tích tự nhiên và dân số còn lại của phường Ngô Thì Nhậm (trừ phần diện tích tự nhiên và dân số từ số nhà 52 đến số nhà 214 phố Huế) vào phường Phạm Đình Hổ (tên đơn vị hành chính sau sắp xếp là phường Phạm Đình Hổ).
Huyện Phúc Thọ sẽ hợp nhất toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số xã Cẩm Bình với diện tích tự nhiên, dân số xã Xuân Phú thành một đơn vị hành chính mới lấy tên là xã Xuân Đình; hợp nhất toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số xã Phương Độ với diện tích tự nhiên, dân số xã Sen Chiểu thành một đơn vị hành chính mới lấy tên là xã Sen Phương.
Video đang HOT
Huyện Phú Xuyên hợp nhất toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số xã Thuỵ Phú với diện tích tự nhiên, dân số xã Văn Nhân thành một đơn vị hành chính mới lấy tên là xã Nam Tiến.
Lý do thực hiện phương án sắp xếp nêu trên vì các đơn vị hành chính được sáp nhập với nhau có địa giới hành chính liền kề, có chung các yếu tố văn hóa, xã hội, tạo được sự đồng thuận cao trong nhân dân; bảo đảm sự ổn định về an ninh trật tự và đời sống nhân dân sau khi sắp xếp. Sau sắp xếp, thành phố còn 579 đơn vị hành chính cấp xã, giảm 5 đơn vị.
5 đơn vị hành chính cấp xã được đề nghị chưa sắp xếp trong giai đoạn 2019-2021 gồm phường Hàng Đào, Hàng Bạc (quận Hoàn Kiếm), xã Vân Hà (huyện Phúc Thọ), xã Kim An (huyện Thanh Oai); xã Mỹ Thành (huyện Mỹ Đức). Lý do được nêu rõ trong tờ trình, chủ yếu nhằm bảo đảm sự ổn định, hiệu quả công tác quản lý xã hội, do tính chất đặc thù về văn hóa, vị trí địa lý biệt lập của các phường, xã này.
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết quan điểm của TP trong việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã là không chạy theo thành tích. Tại các địa phương việc sắp xếp tổ dân phố theo hướng phục vụ thuận tiện nhất cho quản lý, tuyên truyền thì nên sắp xếp.
Sau khi sắp xếp, toàn bộ chứng minh thư, hộ khẩu, giấy tờ liên quan đến cá nhân tại các đơn vị sắp xếp đều phải đính chính, vì vậy ông Chung đề nghị Công an TP là đơn vị quản lý dữ liệu dân cư trong thời gian tới có kế hoạch hiệu đính lại.
Đến nay, quận Hai Bà Trưng và các huyện Phúc Thọ, Phú Xuyên đã hoàn thiện hồ sơ và thực hiện đầy đủ các quy trình sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, trong đó, đã lấy ý kiến cử tri với sự tán thành cao và được thông qua tại HĐND cấp xã, cấp huyện.
Theo kế hoạch, sau khi HĐND TP. Hà Nội có nghị quyết thông qua việc này, UBND TP sẽ hoàn chỉnh hồ sơ, gửi Bộ Nội vụ thẩm định trong tháng 12/2019; trình Chính phủ trong tháng 1/2020 để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào tháng 2/2020.
Trong trường hợp được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua vào cuối tháng 2, đầu tháng 3 năm 2020, Ban cán sự đảng UBND TP. Hà Nội đề nghị Ban Thường vụ Thành ủy lãnh đạo, chỉ đạo các bước sáp nhập để các đơn vị này tiến hành đại hội đảng bộ cơ sở vào cuối tháng 5, đầu tháng 6/2020.
Theo danviet.vn
Bé 15 tháng tuổi tử vong bất thường sau 4 ngày được gửi tại nhà trẻ không phép
Sau 4 ngày được gửi tại cơ sở giữ trẻ tự phát trên địa bàn, cháu N.T.K. (15 tháng tuổi) được cho là "té xe lắc" trong lúc chơi với bạn dẫn đến "ngủ mơ màng" và tử vong sau đó tại bệnh viện
Cháu N.T.K. thời điểm tại bệnh viện - ảnh Tr. Định
Sáng 15/6, trao đổi với Tiền Phong, ông Trần Quốc Dũng - Phó Chủ tịch UBND phường Bùi Thị Xuân (TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) đã cung cấp thông tin sự việc một cháu bé được gia đình gửi tại một nhà giữ trẻ trên địa bàn và đã tử vong sau đó tại bệnh viện.
Anh Nguyễn Thành Khẳm (SN 1993, ngụ KV5, phường Bùi Thị Xuân, TP Quy Nhơn) - bố cháu N.T.K. cho biết, khoảng 17h ngày 5/6, anh đến nhà bà Võ Thị Gái (SN 1964, ngụ khu vực 3, phường Bùi Thị Xuân) đón con trai là cháu N.T.K. (15 tháng tuổi) về, thì bà Gái nói cháu đang ngủ.
Cháu N.T.K. được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện sau khi được người nhà đón về từ nhà giữ trẻ bà Gái. Ảnh: NNCC
"Lúc đón, cháu đang nằm ngủ mơ màng. Tôi quan sát thì thấy trên trán cháu có vết bầm. Chở về nhà thì cháu vẫn ngủ. Lúc mẹ bé đi làm về thấy cháu cứ ngủ nên chạy lên nhà giữ trẻ để hỏi, thì bà Gái nói là cháu bé trong lúc chơi xe lắc với bạn hồi sáng bị té ngã. Sau đó, chơi được một lúc thì cho bé uống sữa rồi cháu bé bị sốt. Bà Gái nói là cho uống thuốc hạ sốt xong rồi cháu bé ngủ", anh Khẳm kể lại.
Đến 6h30 (cùng ngày 5/6), gia đình đưa cháu bé đến Bệnh viện Đa khoa Bình Định cấp cứu. Bác sĩ có chẩn đoán là chấn thương sọ não. Nằm điều trị 2 ngày, đến ngày thứ 3 thì cháu bé tử vong.
"Đây là một nhà giữ trẻ tự phát. Nhận giữ trẻ cho những người quen, hàng xóm, công nhân lao động, người có thu nhập thấp. Ngay sau khi sự việc xảy ra, địa phương cũng đã xuống gia đình cháu bé thăm hỏi, động viên. Đồng thời, địa phương đã trực tiếp xuống nhà giữ trẻ bà Võ Thị Gái yêu cầu chấm dứt hoạt động", ông Trần Quốc Dũng - Phó Chủ tịch UBND phường Bùi Thị Xuân, cho biết.
Trả lời câu hỏi của PV về công tác quản lý các nhà giữ trẻ trên địa bàn, ông Dũng cho biết: Nhu cầu thực tế đối với địa phương hay ở những nơi có Khu công nghiệp, tình trạng đây là quản lý nhà nước, đối với địa phương thì cũng tăng cường nhắc nhở, kiểm tra.
Ngôi nhà giữ trẻ của bà Võ Thị Gái.
"Trên địa phương có 29 cơ sở, trong đó có 7 cơ sở thuộc trường mẫu giáo quản lý còn lại là của các hộ gia đình tự phát hoặc có người về hưu giữ cháu của mình rồi nhận giữ thêm mấy cháu xung quanh xóm làng", ông Dũng cho biết.
Hiện, nguyên nhân sự việc dẫn đến cháu N.T.K. tử vong đang được các cơ quan chức năng của tỉnh điều tra, làm rõ.
Được biết, cháu N.T.K. là con đầu lòng của gia đình anh Khẳm.
TRƯƠNG ĐỊNH
Theo Infornet