Nhiều vùng hoa ở miền Trung cấp tập cho vụ hoa Tết
Do mưa lớn nên đợt xuống giống trước bị hư hại hết, nhiều nhà vườn vừa phải xuống giống lần 2, “thúc” thêm nhiều phân bón và thuốc với hy vọng hoa ra kịp bán Tết.
Tranh thủ những ngày thời tiết nắng lên, người dân trồng hoa đang hối hả, tất bật chạy đua với thời gian để chăm sóc hoa cho vụ Tết.
Nước lũ đã rút cách đây hơn một tháng, nhưng hậu quả để lại của nó vẫn hiện hữu trong nhà những hộ dân trồng hoa, cây cảnh ở ba “vựa hoa” ở miền trung là Quảng Nam, Đà Nẵng, Bình Định, Quảng Ngãi, Phú Yên. Mưa lũ kéo dài trong nhiều ngày qua ở miền Trung, người trồng hoa cảnh tết cố công chăm tưới để “cứu” những vườn hoa cảnh đang bị hư hại nặng vì mưa lũ với nỗi lo thất bát của vụ mùa.
Trong đợt lũ vừa qua, hơn 200.000 chậu hoa Tết ở các địa phương thuộc huyện Hòa Vang và quận Cẩm Lệ, Ngũ Hành Sơn bị ngập sâu.
Ông Lý Phước Dạng lo lắng với điều kiện thời tiết hiện tại.
Tại thôn Vân Dương 1 (xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) nơi nhà vườn đầu tư và trồng hoa tết, chuỗi ngày mưa kéo dài 2 tháng qua khiến hoa kiểng ở các vườn hư hại đến gần 70%, số còn lại cũng chưa biết có trổ hoa đúng dịp Tết hay không; riêng hoa cúc hư hại đến hơn 30%. Ông Lý Phước Dạng (tổ trưởng tổ hợp tác hoa Dương Sơn Hòa Châu, tổ 1 thôn Dương Sơn, xã Hòa Châu, Huyện Hòa Vang) cho biết: “Năm nay, không ai mà nghĩ còn mưa lũ lại gây ngập sâu đến thế. Bà con ai nấy đều dồn công sức cho hoa cúc vàng, và hoa công nghệ cao phục vụ Tết, giờ thì mất trắng. Bà con đang phải cấp tập xuống giống nhưng không biết có kịp thời điểm Tết đến nữa không!”.
Video đang HOT
Người trồng hoa ở Đà Nẵng đang cấp tập xuống giống hoa cho vụ tết kịp thời.
Nhiều nông dân trồng hoa và cây cảnh ở Hội An cũng đang lo sợ sẽ rơi vào cảnh trắng tay vì mưa lũ ngập úng nhiều diện tích hoa trồng cho vụ tết, gây thiệt hại hàng chục tỉ đồng. Ông Nguyễn Thêm (P.Cẩm Phô, Hội An) cho biết: “Sau cơn lũ vừa rồi rất nhiều chậu hoa trong vườn bị ngập úng hư hại nên tôi chỉ còn bám víu vào số hoa còn lại. Tuy nhiên với thời tiết như hiện nay thì rất lo, chỉ mong sao những ngày tới trời nắng ấm thì mới hy vọng”.
Những ngày này dạo quanh các vườn hoa Hội An dễ dàng nhận thấy một không khí khẩn trương của các chủ vườn, ai cũng tất bật chăm chút những chậu hoa mong kịp tết. Nhiều người trồng hoa cho biết, chưa năm nào thời tiết khắc nghiệt và khó lường như năm nay, sau lũ lụt là mưa lạnh liên tiếp, trong khi hoa lá rất dễ bị bệnh khi thời tiết thay đổi.
Do mưa lớn nên đợt xuống giống trước bị hư hại hết, nhiều nhà vườn vừa phải xuống giống lần 2, “thúc” thêm nhiều phân bón và thuốc với hy vọng hoa ra kịp bán Tết. Tranh thủ những ngày thời tiết nắng lên, người dân trồng hoa đang hối hả, tất bật chạy đua với thời gian để chăm sóc, vun trồng với mong muốn hoa bung nở đúng dịp cung ứng cho thị trường Tết Nguyên đán đang cận kề.
Người nông dân ở Hội An trồng lại vụ hoa sau mưa ngập.
Ở nhiều vùng trồng hoa của Quảng Ngãi, Đà Nẵng thời điểm này các năm trước, nhiều thương lái đã đến đặt hàng nhưng hiện nay chưa có tín hiệu gì khiến nhà vườn đứng ngồi không yên. Để chuẩn bị cho mùa hoa Tết, nhiều gia đình ở các tỉnh miền Trung đã mạnh dạn thế chấp cả sổ đỏ vay ngân hàng mua giống, phân bón… về trồng hoa.
Nhiều nhà vườn đang hối hả phun thuốc kích thích để hoa gượng dậy sau đợt mưa lũ kéo dài. Tuy nhiên, theo một số chủ vườn, dù phun thuốc thì tình hình vẫn không mấy khả quan, vì trời lại đổ mưa khiến cho sâu bệnh phát triển nhanh, nhiều khi tốn thêm chi phí đầu tư nhưng lại khó thu lại được vốn.
Huyện miền núi Hà Tĩnh không để gián đoạn xây dựng nông thôn mới
Ngay sau khi đợt mưa lũ kéo dài kết thúc, huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đã tập trung chỉ đạo các địa phương dồn sức, đẩy nhanh việc hoàn thiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM).
Người dân thôn Thanh Sơn (xã Đức Lĩnh) trồng bổ sung cây xanh trên các tuyến đường trục thôn.
Ngay sau khi nước lũ rút, các xã vùng hạ du Vũ Quang đã khẩn trương ra quân xây dựng NTM. Tại xã Đức Lĩnh, chính quyền địa phương đã huy động người dân tập trung chỉnh trang các tuyến đường, cụm dân cư.
Ông Nguyễn Văn Thắng (thôn Thanh Sơn, xã Đức lĩnh) chia sẻ: "Ngay sau khi nước lũ rút, bà con chúng tôi đã dồn sức khắc phục hậu quả, chỉnh trang lại các tuyến hàng rào xanh. Sau 3 ngày ra quân, thôn chúng tôi đã làm đẹp được 4 tuyến đường, trồng thêm 3 tuyến hàng rào xanh".
Người dân thôn Thanh Sơn (xã Đức Lĩnh) trồng hàng rào xanh trên các tuyến đường trục thôn.
Bí thư Đảng ủy xã Đức Lĩnh Nguyễn Xuân Thê cho biết: "Đến thời điểm này, xã Đức Lĩnh đã có 8/10 thôn đạt chuẩn khu dân cư NTM kiểu mẫu; 2 thôn Yên Du, Thanh Sơn đã đạt trên 80% tiêu chí và phấn đấu đạt chuẩn trong năm nay. Toàn xã đã đạt 6/7 tiêu chí xã NTM nâng cao; 1 tiêu chí còn lại đạt trên 90% khối lượng công việc.
Hiện, Đức Lĩnh đang tập trung khắc phục thiệt hại sau lũ, dồn sức hoàn thành các tiêu chí xã NTM nâng cao để đón đoàn liên ngành của tỉnh về kiểm tra, đánh giá công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao vào cuối năm 2020".
Người dân thôn 7 (xã Quang Thọ) xây dựng cụm dân cư sáng - xanh - sạch - đẹp - văn minh.
Tranh thủ thời tiết khô ráo, cán bộ và người dân các thôn trên địa bàn xã Quang Thọ đã tập trung hoàn thiện các hạng mục, công trình. Theo đó, ban cán sự thôn đã trực tiếp đến từng hộ để tuyên truyền, hướng dẫn người dân xây dựng các tuyến đường xanh, mương thoát nước, chỉnh trang vườn hộ...
Ông Nguyễn Hùng Cường - Chủ tịch UBND xã Quang Thọ cho biết: "Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng bởi đợt mưa lũ kéo dài vừa qua, song với tinh thần quyết tâm cao, chính quyền và Nhân dân xã đã nỗ lực khắc phục khó khăn, sớm khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống, quyết không để hành trình xây dựng NTM của địa phương bị gián đoạn sau lũ".
Người dân thôn 5, xã Quang Thọ mở rộng lề đường,
Cũng theo ông Cường, sau gần 1 tuần "bắt nhịp" trở lại, toàn xã đã huy động được hơn 1.000 ngày công; thuê máy móc khắc phục hai tuyến đường thôn bị sạt lở; chỉnh trang gần 30 vườn hộ; ra mắt 3 tuyến đường sáng - xanh - sạch - đẹp ở 3 thôn (thôn 6, 7 và thôn Kim Quang).
Bà Nguyễn Thị Lương - Phó Chánh Văn phòng NTM huyện Vũ Quang cho biết: "Đối với các xã đăng ký về đích NTM vào cuối năm 2020, Văn phòng đã cho cán bộ chuyên môn xuống trực tiếp các địa phương để đôn đốc, hỗ trợ".
Người dân thôn 3, xã Đức Bồng dọn bùn đất, đảm bảo vệ sinh môi trường sau lũ.
Cũng theo bà Lương, trong 60 ngày cao điểm xây dựng NTM ở Vũ Quang (từ 1/9 - 30/10/2020), mặc dù chịu ảnh hưởng nặng từ hai đợt mưa lũ ở cuối tháng 10 nhưng với sự nỗ lực, quyết tâm cao, toàn huyện đã thực hiện được 4.240 hạng mục công trình, phần việc (đạt 71% kế hoạch đợt thi đua cao điểm).
Theo đó, toàn huyện đã huy động được gần 9 tỷ đồng; hơn 41.000 ngày công, tiến hành nâng cấp hơn 8 km nền và lề đường giao thông; hoàn thành 5,2 km mặt đường bê tông xi măng; di dời 85 cột điện, làm mới 12,9 km đường điện thắp sáng; trồng 32,67 km hàng rào xanh...
Cấm đường theo khung giờ trên đường HCM nhánh Tây đoạn qua Quảng Trị Ngành giao thông quyết định lập chốt cấm đường theo khung giờ để đảm bảo ATGT, khắc phục sạt lở đường Hồ Chí Minh nhánh Tây qua Quảng Trị. Ngành giao thông khẩn trương huy động máy móc, nhân lực khắc phục các điểm sạt lở làm đứt đường trên đường HCM nhánh Tây Ngày 8/11, Chi cục QLĐB II.5 (Cục QLĐB II)...