Nhiều vụ nổ ở Myanmar, thêm nhà máy Trung Quốc bị đốt
Ít nhất 7 vụ nổ nhỏ được ghi nhận ở Yangon hôm 7/4, trong khi một nhà máy may mặc của Trung Quốc tại thành phố này cũng bị đốt.
Người dân cho biết ít nhất 7 vụ nổ nhỏ được nghe thấy ở Yangon, gồm cả tại các tòa nhà chính quyền, bệnh viện quân đội và trung tâm mua sắm. Không có báo cáo về thương vong và cũng chưa có bên nào nhận trách nhiệm.
Đại sứ quán Mỹ tại Yangon cho biết họ đã nhận được báo cáo về “tiếng nổ bom tự chế hoặc pháo hoa nhằm tạo ra tiếng ồn và gây ra thiệt hại tối thiểu”.
Một đám cháy bùng phát tại nhà máy may mặc JOC thuộc sở hữu của Trung Quốc tại thành phố Yangon cùng ngày. Đám cháy kéo dài khoảng một giờ trước khi được dập tắt. Không có báo cáo về thương vong.
Khói bốc lên từ nhà máy Trung Quốc ở Yangon bị đốt hôm 7/4. Ảnh: Global Times .
Luo Muzhen, Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Trung Quốc tại Myanmar, nói rằng cảnh sát đã trích xuất camera giám sát của nhà máy và các nhà máy lân cận để điều tra. Nhiều sản phẩm cũng như máy móc đã bị đốt cháy và dụng cụ gây cháy cũng được phát hiện. Lou lưu ý nhà máy đang đánh giá thiệt hạ, có thể sẽ rất nghiêm trọng.
Video đang HOT
Tại một khu phố khác ở Yangon, nhiều người biểu tình phản đối Trung Quốc.
Nhiều người biểu tình xem Trung Quốc ủng hộ chính quyền quân sự. Hơn 40 nhà máy Trung Quốc ở Yangon đã bị tấn công trong bối cảnh hỗn loạn ở Myanmar, song chưa rõ do bên nào gây ra.
Truyền thông Myanmar đưa tin quân đội hôm qua tiếp tục nổ súng vào người biểu tình ở thị trấn Kale, phía tây bắc đất nước. Một số người dân trong khu vực và hãng tin Myanmar Now cho biết 11 người thiệt mạng và nhiều người bị thương. Thêm hai người biểu tình chết ở thị trấn Bago, gần Yangon.
Theo Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị (AAPP), 581 người, gồm hàng chục trẻ em, đã chết trong các cuộc biểu tình kể từ sau cuộc đảo chính quân sự ngày 1/2. Lực lượng an ninh cũng bắt gần 3.500 người, trong đó 2.750 người hiện vẫn bị giam.
Thống tướng Min Aung Hlaing, người đứng đầu chính quyền quân sự, hôm qua nói rằng phong trào bất tuân dân sự, hay còn gọi là CDM, gây gián đoạt hoạt động của bệnh viện, trường học, đường sá, văn phòng và nhà máy. “Biểu tình cũng xảy ra ở các nước láng giềng và trên thế giới, nhưng họ không hủy hoại các doanh nghiệp. CDM là hoạt động nhằm phá hoại đất nước”, ông nói.
Đại sứ Myanmar tại Anh Kyaw Zwar Minn hôm qua cáo buộc tùy viên quốc phòng đã chiếm đại sứ quán và nhốt ông bên ngoài. “Khi tôi rời sứ quán, họ xông vào bên trong, chiếm cứ tòa nhà. Họ tuyên bố nhận chỉ thị từ thủ đô nên không cho tôi vào”, Kyaw Zwar Minn nói, đồng thời kêu gọi chính phủ Anh can thiệp.
Người Myanmar 'đình công rác thải'
Người dân Myanmar chất rác thành đống trên đường phố Yangon, sau khi các nhà hoạt động kêu gọi "đình công rác thải" để phản đối chính quyền quân sự.
Một người dân giấu tên ở quận Nam Dagon, thành phố Yangon, hôm nay cho biết lực lượng an ninh bố ráp khu vực này suốt đêm qua, làm tăng lo ngại về thương vong. "Súng nổ suốt đêm", người này kể.
Người dân phát hiện một thi thể bị thiêu cháy trên đường phố vào buổi sáng, nhưng họ không biết điều gì xảy ra với người đó và quân đội đã đưa thi thể đi.
Cảnh sát và phát ngôn viên quân đội từ chối bình luận thông tin trên.
Trong một chiến thuật mới, người biểu tình tìm cách đẩy mạnh chiến dịch bất tuân dân sự bằng cách yêu cầu người dân đổ rác tại các ngã tư chính. "Đình công rác thải là cuộc đình công để phản đối quân đội. Mọi người đều có thể tham gia", một bài đăng trên mạng xã hội cho hay.
Rác thải chất đống trên đường phố Yangon, Myanmar hôm nay. Ảnh: Twitter/Sulattyadanarsl .
Những bức ảnh trên mạng xã hội cho thấy rác chất thành đống ở Yangon. Một số người phản đối chiến thuật này, kêu gọi người dân nên vứt rác đúng cách.
Theo Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính Trị (AAPP), ít nhất 510 dân thường đã chết trong các cuộc biểu tình phản đối đảo chính gần hai tháng qua. Ngày 27/3 được xem là ngày có nhiều thương vong nhất, khi có tới 141 người thiệt mạng.
Ủy ban Tổng đình công Quốc gia, một trong những nhóm chính đứng sau các cuộc biểu tình, hôm qua kêu gọi sự giúp đỡ từ các lực lượng dân tộc thiểu số. Ba nhóm vũ trang gồm Quân đội Liên minh Dân chủ Quốc gia Myanmar, Quân đội Arakan (AA) và Quân Giải phóng Quốc gia Ta'ang hôm nay ra tuyên bố chung kêu gọi quân đội ngừng ra tay với người biểu tình và giải quyết các vấn đề chính trị.
"Nếu họ không dừng lại, và tiếp tục giết người dân, chúng tôi sẽ hợp tác với những người biểu tình và chống trả", tuyên bố cho hay.
Debbie Stothard tại Liên đoàn Quốc tế về Nhân quyền (FIDH) cảnh báo nếu các nhóm này sử dụng vũ lực, tình hình ở Myanmar có thể biến thành nội chiến.
Khoảng 20 cuộc nổi dậy của các dân tộc thiểu số đã bùng lên ở Myanmar từ khi nước này giành độc lập từ Anh năm 1948 để giành quyền tự trị, tài nguyên thiên nhiên, thậm chí để kiểm soát ma túy. Quân đội đã tìm cách giảm giao tranh với một số nhóm vũ trang và đầu tháng này đưa AA khỏi danh sách tổ chức khủng bố.
Tuy nhiên, quân đội Myanmar cuối tuần qua không kích bang Karen lần đầu tiên sau 20 năm, nhắm vào Lữ đoàn số 5 của Liên minh Quốc gia Karen (KNU) sau khi nhóm này chiếm một căn cứ quân sự và giết 10 người. Ước tính khoảng 3.000 người đã chạy trốn qua biên giới Thái Lan sau cuộc không kích.
EU sắp trừng phạt 11 quan chức quân đội Myanmar Các ngoại trưởng EU sẽ phê duyệt biện pháp trừng phạt 11 quan chức quân đội Myanmar vào 22/3 để phản ứng với cuộc đảo chính. Động thái diễn ra sau khi 27 quốc gia Liên minh châu Âu (EU) tháng trước đồng ý nhắm mục tiêu trừng phạt vào quân đội Myanmar và các lợi ích kinh tế của họ. Một nhà...