Nhiều vết nứt lớn trên “Cầu tình yêu” ở Sài Gòn
Cầu Mống nối từ đường Bến Chương Dương (Q.1) qua rạch Bến Nghế đến đường Bến Vân Đồn (Q.4) là cây cầu cổ duy nhất còn sót lại từ thời Pháp của TPHCM. Cây cầu đã xuất hiện nhiều vết nứt lớn khiến nhiều người lo ngại.
Nhiều vết “nứt lạ” trên “ Cầu tình yêu” ở Sài Gòn
Cầu Mống (thường được gọi là cầu tình yêu) nối liền giữa quận 4 và quận 1 đang bị nứt nhiều vết lớn. Tại phía phần cầu ở quận 4 có nhiều vết nứt với vết rộng 3-6cm và dài gần 3m từ trên xuống dưới dọc bức tường cầu thang lên cầu. Những bậc cầu thang lên xuống ở phía quận 4 cũng xuất hiện các vết nứt.
Ngoài ra, phần tiếp giáp giữa đường dẫn vào cầu và mố cầu có vết nứt rộng kéo dài. Trên cầu cũng xuất hiện các vết nứt, lòi lõi thép ra ngoài.
Cầu Mống là cầu đi bộ với lối kiến trúc cổ thời Pháp còn sót lại duy nhất ở TPHCM. Cầu được xây dựng từ năm 1893 do Công ty vận chuyển hàng hải Messageries Maritimes của Pháp bỏ vốn xây dựng. Cầu có chiều dài 128m, rộng 5,2m, lề đi bộ rộng 0,5m. Cầu được tu sửa năm 2011, và được lắp đặt đèn chiếu sáng mỹ thuật để làm đẹp với kính phí 1,4 tỷ đồng vào năm 2012.
Cầu Mống là nơi thu hút giới trẻ và du khách nước ngoài tới tham quan. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thắc mắc nên gọi cầu Mống hay Móng vì bảng đề tên trên cầu có lúc đề cầu Mống, có lúc lại để cầu Móng.
Cầu Mống bắc qua kênh Bến Nghé, nối liền quận 1 và quận 4 đang xuất hiện nhiều vết nứt lớn.
Cầu Mống là cầu đi bộ với lối kiến trúc cổ thời Pháp còn sót lại duy nhất ở TPHCM.
Giới trẻ Sài Gòn thường gọi cầu Mống là “Cầu tình yêu” vì nơi đây có nhiều bút tích, ổ khóa hình trái tim có khắc chữ các cặp đôi treo trên cầu.
Tuy nhiên, cầu Mống đang xuất hiện nhiều vết nứt lớn. Vết nứt xuất hiện trên các mố trụ cầu rộng khoảng 3cm.
Video đang HOT
Nhiều người lo ngại cầu sẽ không an toàn với những vết nứt lớn như vậy.
Ở đầu cầu phía quận 4, vết nứt rộng 3-5cm kéo dài từ dưới chân cầu lên đến hành lang.
Các vết nứt ngày càng nhiều và xuất hiện ở mọi điểm trên cầu Mống.
Những vết nứt lớn làm nơi ở cho chuột.
Các vết nứt xuất hiện ngày càng nhiều ở cầu Mống.
Có chỗ, vết nứt lớn khiến lõi thép bên trong bị lòi ra ngoài.
Cách cầu Mống khoảng 10m đang có công trình xây dựng cống ngăn triều Bến Nghé do Công ty TNHH Trung Nam BT 1547 (chủ đầu tư dự án Giải quyết ngập do triều khu vực TP HCM) đang triển khai thi công.
Ở đầu cầu phía quận 4 là nơi xuất hiện nhiều vết nứt lớn.
Bề mặt, lan can cầu bị nứt nẻ và bong tróc hết lớp sơn.
Cầu Mống là cây cầu mang kiến trúc cổ duy nhất còn sót lại của TPHCM.
Nguyễn Quang
Theo Dantri
Chân cầu 125 tuổi ở Sài Gòn bị nứt
Phần cầu thang dẫn tại chân cầu Mống - cầu thép nối quận 1 với quận 4 - bị nứt nhiều nơi.
Vết nứt tại bậc thềm dẫn lên cầu Mống. Ảnh: Sơn Hòa.
Người dân dạo chơi tại khu vực cầu Mống bắc qua kênh Bến Nghé - Tàu Hủ những ngày qua phát hiện nhiều vết nứt tại khu vực chân cầu. Có tổng cộng bốn vết nứt khá lớn xuất hiện tại bậc thềm dẫn lên cầu, tường đá, mặt giáp với đường Bến Vân Đồn (quận 4) và hành lang cây xanh ven kênh.
Trong đó, vết lớn nhất nằm tại bậc thềm số hai, dài khoảng 3 m, rộng 4-5 cm, hở bêtông. Tuy nhiên, sâu bên trong vết nứt khoảng năm cm 5 m không bị rêu bám như ngoài.
"Tôi thấy vết nứt đó hơn 3 tháng nay rồi. Ban đầu nó hở ít thôi, giờ thì to vậy đó. Từng có người đến trét xi măng khắc phục nhưng sau này vẫn nứt thêm đường mới", ông Hưng chuyên câu cá khu vực dưới chân cầu cho biết.
Khu vực chân cầu Mống có công trình thi công cống ngăn triều Bến Nghé (thuộc dự án giải quyết ngập do triều có tổng mức đầu tư 10.000 tỷ đồng).
Vết nứt phía đường Bến Vân Đồn. Ảnh: Sơn Hòa.
Trao đổi với VnExpress, Giám đốc Khu quản lý giao thông đô thị số 1 (Sở Giao thông Vận tải TP HCM) cho biết đã cử người đi kiểm tra, ghi nhận hiện trạng.
"Cầu Mống được lắp nhiều năm, đơn vị chưa từng ghi nhận sự cố gì nhưng nay bị nứt chắc phải có tác động", ông Ninh nói.
Cầu Mống bắc qua kênh Tàu Hủ - Bến Nghé, nối quận 1 và quận 4 (đất Khánh Hội xưa). Cầu đậm nét phương Tây, do công ty vận chuyển hàng hải Pháp Messageries Maritimes đầu tư và công ty Levallois Perret (tức Eiffel cũ) thi công vào năm 1893-1894.
Cầu dài 128 m, rộng 5,2 m, lề bộ hành rộng 0,5 m, xây bằng thép kiên cố. Thành cầu uốn cong có những khoảng trống, sơn xanh (ban đầu cầu có nước sơn màu đen). Hình dáng vòng cung giống cầu vồng nên người dân gọi tên là cầu Mống.
Cầu Mống có tuổi đời gần 125 năm ở Sài Gòn. Ảnh: Sơn Hòa
Trong giai đoạn thi công Đại lộ Đông - Tây và Đường hầm sông Sài Gòn, cầu được tháo dỡ hoàn toàn, sau khi công trình này hoàn tất thì cầu được lắp ghép lại theo nguyên bản và gia cố thêm phần trụ móng kèm trang bị chiếu sáng mỹ thuật.
Hiện, cầu 125 tuổi đã được khôi phục dành cho người đi bộ, nơi chụp ảnh cưới, ngắm cảnh về đêm, đứng xem pháo hoa mỗi dịp lễ, tết của người dân Sài Gòn.
Sơn Hòa - Hữu Nguyên
Theo VNE
Nhà ba tầng ở Sài Gòn sập Căn nhà cao hơn 10 m ở quận Tân Bình đổ sập, gây chấn động khu vực, một phần đất đá trùm lên nhà hàng xóm. Căn nhà sập hoàn toàn. Ảnh: Quốc Thắng. Gần 22h ngày 2/9, phát hiện tiếng động lạ và nhiều vết nứt tại tường căn nhà ba tầng trên đường Tân Sơn Hòa (quận Tân Bình, TP HCM),...