Nhiều ứng viên xét chức danh Giáo sư năm nay 38 tuổi, Phó giáo sư 31 tuổi
Thông tin từ Hội đồng giáo sư Nhà nước, số tuổi các ứng viên xét công nhận giáo sư, phó giáo sư năm 2019 ngày càng trẻ hóa. Theo đó, có 3 ứng viên trẻ tuổi nhất xét tiêu chuẩn chức danh giáo sư năm nay 38 tuổi, phó giáo sư 31 tuổi.
3 ứng viên giáo sư trẻ nhất sinh năm 1981
Hội đồng giáo sư Nhà nước vừa công bố danh sách ứng viên được HĐGS ngành, liên ngành đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2019.
Theo đó, hầu hết các ứng viên đều đạt các tiêu chuẩn ở Quyết định 37 mà Thủ tướng ban hành tháng 8/2018.
Đến thời điểm này, có 441 ứng viên thuộc 26 hội đồng ngành được đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS. Có hai hội đồng ngành chưa công bố là Khoa học an ninh và Khoa học quân sự.
Trong số 441 ứng viên có 83 người xét chức danh GS và 358 xét chức danh PGS. Độ tuổi trung bình của các ứng viên xét phó giáo sư năm nay trên dưới 40 tuổi có 174 người, trên dưới 50 tuổi có 166 người; ứng viên xét giáo sư ở độ tuổi trên dưới 50 là 33 người, có 31 người ứng viên giáo sư ở độ tuổi trên dưới 60.
Đặc biệt, có 3 ứng viên ít tuổi nhất chức danh giáo sư năm nay đều sinh năm 1981 (38 tuổi) là Nguyễn Khánh Diệu Hồng, trường ĐH Bách khoa Hà Nội ngành Hóa học – Công nghệ thực phẩm; Sĩ Đức Quang, trường ĐH Sư phạm Hà Nội ngành Toán học; Phùng Văn Đồng, trường ĐH Phenikaa ngành Vật lý.
Ứng viên giáo sư lớn tuổi nhất là Đỗ Văn Lưu (sinh năm 1944) trường ĐH Thăng Long ngành Toán học.
Ứng viên trẻ nhất phó giáo sư sinh năm 1988 (31 tuổi) là Lý Kim Hà trường ĐH Khoa học Tự nhiên – ĐH Quốc gia TP.HCM ngành Toán học.
Đề nghị đặc cách giáo sư
Video đang HOT
Năm nay, có một trường hợp được đề nghị xét đặc cách giáo sư đó là phó giáo sư Phạm Đức Chính, ứng viên của Hội đồng Giáo sư ngành Cơ học. Hiện ông Chính đang công tác tại Viện cơ học, Viện hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam.
Theo giải thích của Hội đồng Giáo sư ngành Cơ học, ông Chính được đề nghị xét theo Điều 21, Quyết định 37 là trường hợp đặc biệt.
Lý do đặc cách là ông Chính không đạt điều kiện tại Khoản 5, Điều 5 của Quyết định 37 (chủ trì biên soạn sách phục vụ đào tạo trình độ đại học trở lên).
Tuy nhiên, ông Chính lại đạt Giải thưởng Tạ Quang Bửu 2019 và có số lượng lớn bài báo khoa học đăng trên các tạp chí quốc tế uy tín với tổng điểm công trình khoa học rất cao (207,16 điểm).
4 Hội đồng không có ứng viên giáo sư
Theo thống kê của Hội đồng giáo sư Nhà nước, năm nay có 4 Hội đồng không đề xuất ứng viên giáo sư là Hội đồng GS ngành Giao thông Vận tải, ngành Giáo dục học, ngành Luật học, ngành Ngôn ngữ học.
Ngành Y năm nay có nhiều ứng viên nhất, có 10 ứng viên giáo sư, 29 ứng viên phó giáo sư; ngành sinh học có 8 ứng viên giáo sư, 20 ứng viên phó giáo sư; ngành kinh tế có 5 ứng viên giáo sư, 25 ứng viên phó giáo sư; ngành toán có 5 ứng viên giáo sư, 21 ứng viên phó giáo sư…
Ngành/liên ngành có nhiều ứng viên nhất là liên ngành hóa – công nghệ thực phẩm có 7 ứng viên giáo sư, 45 ứng viên phó giáo sư; ngành vật lý, có 12 ứng viên giáo sư, 31 ứng viên phó giáo sư.
Tiếp tục nhận phản ánh thông tin về ứng viên
Hội đồng GS Nhà nước cho biết, việc công khai thông tin ứng viên đạt tiêu chuẩn trên trang thông tin điện tử của các cơ sở giáo dục đại học và trang thông tin điện tử của Hội đồng GS Nhà nước đã phản ánh tính công khai, minh bạch của quá trình xét đạt tiêu chuẩn GS,PGS.
Những thông tin phản biện từ xã hội, cộng đồng các nhà khoa học… là nguồn thông tin hữu ích giúp các đơn vị chức năng lựa chọn những ứng viên đủ điều kiện và xứng đáng đạt tiêu chuẩn chức danh GS,PGS năm 2019.
Tuy nhiên, thời gian từ nay đến khi xét công nhận chính thức, Hội đồng GS Nhà nước tiếp tục tiếp nhận thông tin từ xã hội, các cơ quan quản lý và các thành phần có liên quan về ứng viên đăng ký xét đạt tiêu chuẩn GS,PGS năm 2019 nhằm đảm bảo lựa chọn những ứng viên xứng đáng có uy tín về khoa học và đào tạo.
Hồng Hạnh
Theo Dân trí
Diện tích làm việc cho giảng viên: Có nên quy định cứng?
Dự thảo Thông tư Quy định chi tiết hướng dẫn về tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích công trình sự nghiệp thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo đang được Bộ GD&ĐT lấy ý kiến rộng rãi.
Trong đó, quy định về tiêu chuẩn diện tích làm việc của giáo sư (GS), phó giáo sư (PGS), giảng viên chính (GVC), giảng viên (GV) đang được chú ý. Bởi đây là lần đầu tiên quy định này đề cập đến con số cụ thể, trong khi thực tế tại các trường lại đang rất khác nhau.
Theo Dự thảo, mỗi GS cần có diện tích làm việc 24m2, PGS 18m2, GVC và GV 10m2. Bên cạnh đó, cứ mỗi 20 phòng học cần có 1 phòng nghỉ cho giảng viên. Diện tích chuyên dùng là 3m2/GV, với diện tích không nhỏ hơn 24m2/phòng.
Thông tư này áp dụng đối với các đại học (ĐH), học viện, trường ĐH, viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo trình độ tiến sĩ, trường CĐ, trung cấp sư phạm, trường CĐ có nhóm ngành đào tạo giáo viên (gọi là cơ sở đào tạo).
Đặc biệt, các quy định tiêu chuẩn, định mức theo Dự thảo này sẽ chỉ áp dụng với các dự án đầu tư xây dựng mới, cải tạo nâng cấp sau ngày Thông tư chính thức có hiệu lực.
Nhiều ý kiến cho rằng Bộ không nên quy định cứng về diện tích làm việc cho giảng viên. Ảnh: T.F
Nhiều ý kiến cho rằng, nếu thực tế thông tư này được áp dụng thì rõ ràng giảng viên sẽ có không gian làm việc lý tưởng, cần thiết để phục vụ nghiên cứu và giảng dạy. Nhưng hiện nay có nhiều cơ sở giáo dục ĐH đang hạn hẹp về diện tích sử dụng, có những cơ sở còn phải... thuê thêm chỗ học, vậy quy định này sẽ áp dụng ra sao?
Ông Phạm Hùng Anh - Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất (Bộ GD&ĐT) - đơn vị chủ trì soạn thảo cho biết: Để sử dụng có hiệu quả diện tích, ngân sách Nhà nước đối với trụ sở làm việc của các cơ quan Nhà nước, cơ sở hoạt động sự nghiệp, Chính phủ đã ban hành Nghị định quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp (Nghị định số 152/2017/NĐ-CP ngày 27-12-2017).
Theo đó Chính phủ yêu cầu Bộ GD&ĐT quy định chi tiết hướng dẫn về tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích công trình sự nghiệp thuộc lĩnh vực GD&ĐT thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ GD&ĐT theo quy định tại Điều 9 của Nghị định 152/2017/NĐ-CP.
Ông Phạm Hùng Anh cũng cho rằng: Đây không phải điều kiện về cơ sở vật chất các trường bắt buộc phải thực hiện, mà nhằm mục tiêu hạn chế việc sử dụng ngân sách Nhà nước để xây dựng cơ sở vật chất trường học vượt quá khả năng nhà trường sử dụng đến.
Theo đó, các cơ sở đào tạo căn cứ quy định tại Thông tư này, xây dựng tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích chuyên dùng, xin ý kiến cơ quan cấp trên trực tiếp trước khi ban hành. "Trường hợp nhà trường muốn mở rộng cơ sở vật chất, Nhà nước sẽ căn cứ vào tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích chuyên dùng của nhà trường đã được phê duyệt; nếu còn thiếu diện tích thì mới xem xét để đầu tư tiếp, nhưng nếu không thiếu thì dừng đầu tư" - ông Hùng Anh nói.
Như vậy, Thông tư chỉ có tác động khi các trường muốn lập dự án đầu tư. Với quy định này sẽ chống lãng phí, chống các trường xây vượt quy định; là căn cứ, định hướng cho phát triển trong tương lai của trường ĐH và chỉ áp dụng với trường sử dụng ngân sách Nhà nước. Nhưng đây chỉ là một điều kiện, điều kiện tiếp theo là phải có kinh phí, phải phụ thuộc vào ngân sách. Hướng tới các trường dần đạt các điều kiện chuẩn mực về cơ sở vật chất.
Mặc dù vậy, ông Phạm Hùng Anh cũng nêu quan điểm việc quy định diện tích làm việc cho GS, PGS, GV là cần thiết; bởi ngoài việc lên lớp, họ còn cần không gian nghiên cứu, làm việc với sinh viên; không phải chỉ đến trường dạy hết tiết rồi về.
Tuy nhiên, theo ý kiến của các chuyên gia giáo dục thì nếu chỉ áp dụng quy định cho các trường thuộc diện dự án đầu tư xây mới cũng không hợp lý. Vì chất lượng giáo dục ĐH, các quy định liên quan đến chất lượng phải áp dụng cho cả hệ thống, bao gồm cả trường mới, trường cũ. Hoặc có thể Bộ có quy định về nơi làm việc cho giảng viên nhưng không nên quy định cứng về số m2/GV bởi nhiều trường ĐH hiện nay hoạt động theo mô hình tự chủ, nếu quy định được áp dụng, muốn đầu tư xây dựng thêm sẽ dẫn đến chi phí xây dựng lớn, phải bù đắp bằng tăng học phí của sinh viên.
Dự thảo Thông tư quy định chi tiết hướng dẫn về tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích công trình sự nghiệp thuộc lĩnh vực GD&ĐT sẽ được lấy ý kiến đến ngày 30-11.
T.Fan
Theo PLXH
'Thành tựu lớn nhất của phụ nữ không phải lấy được tấm chồng tốt' Phương Anh - một 9X Hà thành nhiệt tình với các hoạt động vì phụ nữ và trẻ em bày tỏ: Mọi người thường nói với em rằng, con gái như em thì chẳng cần học cao. Dưới con mắt của mọi người, thành tựu lớn nhất của người con gái là lấy được tấm chồng tốt và có một gia đình hạnh...