Nhiều tuyến phố Hà Nội tê liệt vì ùn tắc, xe buýt bỏ chuyến
Ùn tắc giao thông ở Hà Nội được đánh giá căng thẳng hơn dịp trước Tết năm ngoái, mỗi ngày nhiều lượt xe buýt phải quay đầu.
14h ngày 7.2, đoạn đường từ hầm chui Kim Liên đến ngã tư Xã Đàn – Phạm Ngọc Thạch (Hà Nội) ùn tắc kéo kéo dài, nhiều xe máy leo lên vỉa hè, một số phương tiện quay đầu tìm đường khác.
Ông Bùi Tiến Đạt (Kim Hoa, Đống Đa) cho hay, đoạn đường trên vẫn thường xuyên ùn ứ vào giờ cao điểm (sáng 6h-9h, chiều 16h30-19h30), tuy nhiên việc ùn tắc từ đầu giờ chiều chỉ diễn ra dịp cận Tết.
Ùn tắc kéo dài lúc 14h30 ngày 7.2 trên đường Xã Đàn. Ảnh: Võ Hải
Cùng thời điểm, nhiều tuyến đường cũng bị rơi vào tình trạng tương tự. Tuyến Chùa Bộc, các cửa hàng bán quần áo đồng loạt tràn ra vỉa hè trưng bày và treo biển hạ giá. Cũng trên tuyến phố này, hàng chục người tranh thủ dịp Tết chiếm vỉa hè bán thảm nhà, bàn ghế…
Theo đánh giá của Trung tâm quản lý và điều hành giao thông đô thị Hà Nội, mật độ giao thông tại tất cả các trục đường, bến xe đều tăng do lượng phương tiện từ các tỉnh về Hà Nội và nhu cầu đi lại tăng cao vào giáp Tết. Các trục đường hướng vào khu vực trung tâm gây ra ùn tắc cục bộ tại một số khu vực như đường Nguyễn Trãi, Giải Phóng, Tràng Tiền, Hai Bà Trưng.
Ông Đoàn Anh Ngọc, Trưởng Trung tâm điều hành xe buýt (Tổng công ty Vận tải Hà Nội), cho hay tình hình ùn tắc giao thông những ngày cuối năm tăng cao và nghiêm trọng hơn so với dịp giáp Tết năm ngoái.” Không chỉ vào lúc cao điểm, hầu hết các thời điểm trong ngày đều có thể diễn ra ùn tắc và trên diện rộng”, ông Ngọc nói.
Lãnh đạo Trung tâm điều hành xe buýt cho biết, ghi nhận của đơn vị mỗi ngày cho thấy có khoảng 400-500 lượt xe phải điều chỉnh lộ trình tránh khu vực ùn tắc, không thể tiếp cận để đón trả khách. Vào giờ cao điểm, xe buýt bị chậm từ 30 đến 40 phút. Cá biệt có những khu vực ùn tắc, các xe đã vào giữa “điểm nóng” không kịp chuyển tuyến nên bị chậm kéo dài đến một giờ; khoảng 60 lượt xe trên các tuyến: 02, 09, 14, 26… đã buộc phải quay đầu.
Các khu vực xe buýt thường bỏ bến tập trung quanh các bến xe, các điểm trung chuyển như bến xe Giáp Bát, Nước Ngầm, Mỹ Đình, Yên Nghĩa, Gia Lâm; các điểm trung chuyển Cầu Giấy; Long Biên và các đường vành đai, xuyên tâm như Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Xuân Thủy, Kim Mã, Chùa Bộc, Tây Sơn, Giải Phóng, đường 70…
“Ùn tắc giao thông dịp trước Tết căng thẳng hơn, một phần do các công trình giao thông trọng điểm gấp rút thi công đảm bảo tiến độ phục vụ Tết”, ông Ngọc nói.
Nhu cầu đi lại, chúc Tết của người dân tăng cao
Video đang HOT
TS Đinh Thị Thanh Bình, Trưởng bộ môn Quy hoạch và Quản lý Giao thông Vận tải (ĐH Giao thông Vận tải) nhận xét, dịp cuối năm, nhu cầu đi lại của người dân tăng cao do nhiều mục đích như phải đi giao dịch, thanh quyết toán các dự án, xử lý công nợ, chúc Tết các đối tác, cũng như đi mua sắm hàng Tết cho gia đình. Bên cạnh đó, lượng hàng hóa giao dịch dịp giáp Tết tăng cũng khiến phương tiện vận tải chuyên chở tăng theo.
16h ngày 7.2, giao thông tại ngã tư Giảng Võ – Đê La Thành ùn ứ, xe máy nối đuôi nhau đi vào làn đường ưu tiên dành cho xe buýt nhanh (BRT). Ảnh: Võ Hải
Ngoài ra, TS Bình cho rằng, do thời tiết Hà Nội khá lạnh (hơn 10 độ) trong những ngày này nên nhiều người chuyển từ xe máy đi ôtô cá nhân hoặc đi taxi, Uber, Grab, càng gây ùn tắc giao thông vì một ôtô con chiếm dụng mặt đường gấp 6 lần xe máy.
Lấy ví dụ vào chiều 6.2, bà Bình đi xe máy từ Kim Mã đến Quán Sứ mất hơn một giờ, thay vì chỉ 20 phút như trước đây.
Theo TS Bình, để giải quyết tình trạng cấp bách trên, các lực lượng chức năng cần tăng cường điều tiết giao thông, huy động công an phường, tự quản dân phố, sinh viên tình nguyện… phân làn, tổ chức giao thông, xử lý các điểm ùn tắc kịp thời. Ngoài ra, người tham gia giao thông cũng cần điều tiết thời điểm đi lại, tránh lưu thông vào giờ cao điểm và cần nghiêm túc chấp hành hiệu lệnh của lực lượng chức năng.
Phó chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Hà Nội Bùi Danh Liên cho biết, nguyên nhân ùn tắc giao thông do mật độ phương tiện tăng cao, nhất là xe ôtô cá nhân, thậm chí ở nhiều thời điểm trên đường ôtô đã nhiều hơn xe máy và tràn kín mặt đường, kéo dài hàng km trước mỗi ngã ba, ngã tư, đẩy xe máy đi lên vỉa hè.
“Chiều qua tôi đi từ nhà ở Khâm Thiên đến Nguyễn Trãi chỉ 4 km song mất một giờ bằng xe ôm do đường Giải Phóng, Khâm Thiên bị ách tắc kéo dài. Giáp Tết năm nay ùn tắc nặng nề hơn so với năm trước. Bây giờ ra khỏi nhà là đứng đường luôn nên tôi rất sợ phải đi lại”, ông Liên chia sẻ.
Lãnh đạo Hiệp hội Vận tải ôtô Hà Nội cho rằng, thành phố có nhiều giải pháp chống ùn tắc giao thông như cấm taxi, xe Uber vào 13 tuyến phố song đây là biện pháp “cảm tính”, không hiệu quả vì làm gia tăng ùn tắc tại các tuyến phố lân cận, trong khi người dân vẫn có nhu cầu lưu thông.
Theo ông Liên, tắc đường do “lịch sử để lại” như xây dựng nhiều nhà cao tầng, trung tâm thương mại trong nội đô cũng như phương tiện cá nhân tăng mạnh.
“Trước mắt người dân vẫn phải chấp nhận sống chung với tắc đường vào thời điểm giáp Tết. Giải pháp lâu dài là cần tăng cường đầu tư hạ tầng và hạn chế xe cá nhân, nhất là ôtô. Nếu không thì từ nay đến năm 2020 chúng ta phải chịu cảnh ôtô cứ xếp hàng mà đi”, ông Liên nói.
Huy động tối đa lực lượng chống ùn tắc
Tắc đường, xe máy leo lên vỉa hè đường Giải Phóng (đoạn bến xe Nước Ngầm). Ảnh: Mạnh Cường
Để chống ùn tắc dịp cuối năm, Phòng CSGT Hà Nội cho biết, đơn vị sẽ tập trung 100% quân số thuộc các đội nội và ngoại thành với hàng trăm cán bộ, chiến sĩ bố trí tại 37 điểm, nút giao thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc tại giờ cao điểm và 24 điểm có nguy cơ xảy ra ùn tắc dịp cận Tết.
Ngoài ra, lực lượng tuần tra, kiểm soát di động cũng tập trung xử lý các hành vi là nguyên nhân dẫn đến ùn tắc như dừng đỗ trái phép, xe khách bắt khách dọc đường, chạy rùa bò tại các tuyến đường gần bến xe…
Cũng theo vị này, đơn vị vừa được Công an Thành phố tăng cường thêm 300 học viên trường Học Viên Cảnh sát để tham gia chốt trực tại các nút giao có nguy cơ ùn tắc giao thông cùng cảnh sát giao thông.
Ngoài ra, khoảng hai tuần qua, cả trăm cảnh sát cơ động thuộc Trung đoàn cảnh sát cơ động, Công an Hà Nội, khoảng 80 cán bộ Thanh tra giao thông được huy động tại các chốt, nút giao trên địa bàn thành phố để tham gia chống ùn tắc.
24 điểm nguy cơ ùn tắc dịp Tết Nguyên đánTheo thống kê của Sở Giao thông Hà Nội, đến nay thủ đô còn 37 điểm thường xuyên ùn tắc trong giờ cao điểm như Nam Chương Dương (Hoàn Kiếm); La Thành – Giảng Võ, Điện Biên – Trần Phú, La Thành – Nguyễn Chí Thanh (Ba Đình); Khu vực nút An Dương – Thanh Niên, Nghi Tàm – Yên Phụ (Tây Hồ – Ba Đình); Minh Khai – Time City…Trong đó, 24 điểm có nguy cơ ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất gồm: Nút giao Giải Phóng -Nguyễn Hữu Thọ, nút giao Giải Phóng – Đại Từ, tuyến Định Công, Trương Định cầu sét – Trương Định – Giáp Bát, Giải Phóng – Ngọc Hồi – Linh Đường (Hoàng Mai); nút giao Nguyễn Cơ Thạch – Hồ Tùng Mậu, nút giao Lê Quang Đạo – Châu Văn Liêm…
Theo Nhóm phóng viên (VNE)
"Cấm dừng đỗ xe quá 5 phút" tại trạm thu phí: Chưa báo cáo Bộ GTVT
Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Tổng cục Đường bộ) vừa có văn bản yêu cầu các nhà đầu tư BOT; Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc (VEC); Tổng Công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI); các Cục Quản lý đường bộ I, II, III, IV và Cục Quản lý đường bộ cao tốc về tổ chức biển báo giao thông tại các trạm thu phí.
Cắm biển cấm là cần thiết?
Theo văn bản này, để tránh tình trạng ùn tắc giao thông khu vực các trạm thu phí BOT trên các quốc lộ và bảo đảm điều kiện lưu thông thông suốt của người dân, đặc biệt trong dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2018, Tổng cục Đường bộ giao các đơn vị nêu trên rà soát hiện trạng biển báo tại các cửa trạm thu phí để tổ chức giao thông theo hướng lắp đặt biển "Cấm đỗ xe" phía trước trạm thu phí.
Căn cứ điều kiện thực tiễn và theo các quy định hiện hành, Tổng cục Đường bộ đề nghị các nhà đầu tư BOT, VEC và VIDIFI chủ trì, phối hợp với các Cục Quản lý đường bộ và các cơ quan, đơn vị liên quan để chủ động, kịp thời điều chỉnh cho phù hợp nhằm đảm bảo giao thông qua trạm thu phí an toàn, thông suốt.
Nhiều trạm thu phí xảy ra tình trạng ùn tắc kéo dài do nhiều hệ lụy. ảnh: Hoàng Thành
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Huyện - Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ khẳng định, Tổng cục có đủ thẩm quyền và việc cắm biển là đúng quy định pháp luật. Theo ông Huyện, việc tổ chức giao thông là việc làm thường xuyên của cơ quan quản lý đường bộ nhằm tạo thuận lợi, an toàn giao thông trên đường bộ. Những nơi đường hẹp, lưu lượng đông, cơ quan quản lý đường bộ cũng phải thường xuyên cắm biển cấm đỗ xe hoặc cấm dừng đỗ xe. Ông Huyện cũng cho hay, trong thời gian qua, khi mà tại các trạm thu phí xảy ra hiện tượng ùn tắc giao thông, ngành giao thông cũng đã thực hiện nhiều giải pháp như mở thêm làn thu, phân làn đường, điều tiết giao thông... Do đó, việc cắm biển báo cấm đỗ xe, cấm dừng xe quá 5 phút tại khu vực trạm là hoàn toàn đúng thẩm quyền, đúng quy định theo quy chuẩn quốc gia về báo hiệu đường bộ (QCVN 41:2016/BGTVT) và là cần thiết để đảm bảo giao thông được thuận lợi và an toàn.
Ông Huyện khẳng định: "Không có việc bao che hay "bảo kê". Đây là một trong những giải pháp trước mắt phục vụ việc lưu thông của người tham gia giao thông".
Về vụ việc trên, ông Vũ Ngọc Lăng - Vụ trưởng Vụ An toàn giao thông (Tổng cục Đường bộ) - cho biết việc chỉ đạo cắm biển thuộc thẩm quyền của Tổng cục còn việc đặt biển cấm sẽ do các Cục Quản lý đường bộ phối hợp với các nhà đầu tư BOT phối hợp thực hiện. Liên quan đến việc đặt biển "Cấm dừng xe quá 5 phút", ông Lăng cho rằng, người dân vẫn lưu thông bình thường, có thể dừng lại vài phút để trả nhưng nếu ai cố tình dừng đỗ để cản trở giao thông thì lực lượng chức năng sẽ yêu cầu ra ngoài.
Ông Bùi Danh Liên - Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Vận tải Hà Nội - cho biết, tất cả giải pháp nhằm chống ùn tắc giao thông đều rất cần thiết và ông đồng tình với việc cắm biển này. "Chúng ta không thể đi thuyết phục từng người một nên phải có biện pháp cụ thể" - ông Liên nhận định.
Chưa báo cáo Bộ GTVT
Trước đó, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, đã có văn bản yêu cầu các đơn vị quản lý đường bộ, Ban Quản lý dự án và nhà đầu tư BOT rà soát hiện trạng biển báo tại các cửa trạm thu giá để tổ chức giao thông theo hướng lắp đặt biển số P.131 "Cấm đỗ xe" phía trước trạm thu giá khoảng 100-200m, tùy theo điều kiện cụ thể để xác định khoảng cách đặt cho phù hợp.
TS Nguyễn Xuân Thủy - nguyên Giám đốc Nhà xuất bản giao thông cho biết: "Tôi cho rằng việc lắp biển cấm dừng xe quá 5 phút để tránh ùn tắc giao thông không hề sai, nhưng chỉ nên lắp tại một số trạm cụ thể thì mới hiệu quả. Theo tôi, Bộ GTVT đã cùng các bộ khác thống nhất quy chế, thay đổi việc thu phí, có điều chỉnh hợp lý, mà người dân vẫn vi phạm thì dùng pháp luật xử lý chứ không thể dĩ hòa vi quý. Nếu chưa sửa chữa sai sót ở một số "điểm nóng" mà vẫn tiến hành lắp biển cấm dừng đỗ 5 phút thì không nên. Làm gì cũng cần có lộ trình và từng bước thực hiện. Khi người dân còn bức xúc với việc đặt trạm thu phí không đúng chỗ, mức thu phí không hợp lý, thì nên giải quyết hợp tình hợp lý rồi hãy lắp biển cấm dừng" - TS Thủy nói.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho hay, Tổng cục Đường bộ không báo cáo Bộ về việc yêu cầu các đơn vị quản lý đường bộ, các nhà đầu tư BOT rà soát và cắm biển "cấm dừng xe quá 5 phút" tại trạm thu phí. Tuy nhiên, ông cho rằng Tổng cục Đường bộ hoàn toàn có thể triển khai việc này do đây là thẩm quyền tổ chức giao thông của Tổng cục.
"Điều lệ báo hiệu đường bộ quy định về quy cách biển và trong trường hợp nào nên cắm biển cũng như cắm biển tạm thời. Tổng cục Đường bộ Việt Nam có thẩm quyền tổ chức giao thông, trong đó bao gồm cả việc cắm biển và các biển phụ để phục vụ điều tiết giao thông trong một thời gian, thời điểm nhất định" - Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông nói.
Theo Danviet
Từ vụ sập cầu Long Kiển: 3 cây cầu sắt còn lại cũng sắp... sập Tương lai gãy đổ của cầu Long Kiển (huyện Nhà Bè, TP.HCM) đã được báo trước từ nhiều năm qua. Nhìn lại những hình ảnh trước vụ sập cầu tối 19.1 mà không khỏi âu lo cho "số phận" của 3 cây cầu sắt còn lại của huyện này. Đường Lê Văn Lương chạy qua 2 xã Phước Kiển, Nhơn Đức, nối liền...