Nhiều tướng lĩnh công an chỉ đạo phá thảm án ở Bình Phước
Các tướng lĩnh, điều tra viên cao cấp, trinh sát giỏi được huy động tới hiện trường, nhiều người từng tham gia phá các vụ án như Lê Văn Luyện, Nguyễn Đức Nghĩa.
Chiều 13/7, trao đổi với báo chí về quá trình điều tra vụ thảm án ở Bình Phước, trung tướng Phan Văn Vĩnh – Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Trưởng Ban chuyên án cho biết, ngay sau khi nghe tin về vụ việc, ông và các lãnh đạo đơn vị đã lập tức tới hiện trường.
Quá trình điều tra, Ban chuyên án quyết định thành lập 6 tổ công tác đặc biệt, gồm lực lượng của 14 đơn vị chuyên môn tác thành. Cùng với đó, 10 giám đốc, phó giám đốc C ông an các tỉnh Bình Dương, Lâm Đồng, TP HCM, Gia Lai, Bà Rịa – Vũng Tàu… cũng tới hiện trường tham gia bàn bạc, trao đổi, tổ chức phối hợp điều tra.
Theo trung tướng Vĩnh, hàng nghìn thông tin của người dân được gửi về Ban chỉ đạo chuyên án. Cơ quan điều tra cử một tổ chuyên phân tích những tin tức này, trên cơ sở đó quyết định hướng truy bắt hung thủ.
Nói về những bài học trong quá trình khám phá chuyên án, lãnh đạo Tổng cục cảnh sát cho rằng quan trọng nhất là nguồn tin người dân cung cấp. Thứ hai là nhờ sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Bộ Công an và lãnh đạo địa phương. Thứ ba là sự tận tâm, tận lực, vận dụng, chắt chiu từng dấu vết để dựng hình, dựng khung vụ án.
“Hàng nghìn cán bộ chiến sĩ được tung vào trận đánh đồng tâm hiệp lực, vượt qua khó khăn, tập trung thu thập tin tức. Có những anh em tận tuỵ trong phòng tối để phân tích dấu vết, có những người ở hiện trường hay rong ruổi khắp Bình Phước, Bình Dương, TP HCM… để bám theo các băng nhóm nghi phạm”, tướng Vĩnh chia sẻ.
Người đứng đầu lực lượng cảnh sát cho rằng, mọi thành viên Ban chuyên án đều vận dụng tối đa kinh nghiệm có được để thảo luận, từ cấp tướng đến chiến sĩ. “Trong cuộc thảo luận đêm 8/7, lời phát biểu của một thượng sĩ là ý kiến được ban chuyên án trân trọng” – trung tướng Vĩnh chia sẻ.
Trung tướng Phan Văn Vĩnh, Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Trưởng ban chuyên án chia sẻ những kinh nghiệm khám phá thành công vụ thảm án ở Bình Phước. Ảnh: Công an nhân dân.
Còn theo Cổng thông tin điện tử Công an tỉnh Bình Phước, ngay sau khi xảy ra thảm án chấn động dư luận ở địa phương, dưới sự chỉ đạo của đại tướng Trần Đại Quang – Bộ trưởng Bộ Công an, Ban chuyên án đã được thành lập.
Nhiều tướng lĩnh, điều tra viên cao cấp, trinh sát giỏi được huy động tới hiện trường. Trong số đó, có người từng tham gia điều tra những chuyên án khó như vụ án Lê Văn Luyện, Nguyễn Đức Nghĩa.
Ban chỉ đạo do thượng tướng Lê Quý Vương – thứ trưởng Bộ Công an làm trưởng ban; trung tướng Phan Văn Vĩnh làm trưởng ban chuyên án và nhiều lãnh đạo các tổng cục, cục nghiệp vụ tham gia.
Thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến, Cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự chia sẻ, cùng với việc thu thập dấu vết, Ban chuyên án tập trung xác minh các mối quan hệ của từng nạn nhân, tìm hiểu xem ai trong số họ đang có mâu thuẫn. Từ đó, cảnh sát thấy nổi lên Nguyễn Hải Dương (24 tuổi, quê An Giang) – người yêu cũ của con gái đại gia Bình Phước.
Ban chuyên án xác định, Dương từng có thời gian ở cùng nhà với gia đình ông Mỹ. Trước khi xảy ra thảm án, Dương bị con gái ông Mỹ nói lời chia tay. Giả thuyết về một vụ án trả thù tình được đặt ra bên cạnh hai hướng điều tra khác.
Video đang HOT
Sáng 8/7, thi thể 6 nạn nhân được công an bàn giao cho gia đình tổ chức tang lễ. Khi thấy Dương xuất hiện tại hiện trường, lực lượng công an đã tiếp cận, khéo léo mời nghi phạm về trụ sở hỗ trợ việc cung cấp thông tin, giúp truy tìm hung thủ.
“Tôi đã trực tiếp trò chuyện, động viên Dương khai trung thực về di biến động của mình trong thời điểm vụ án xảy ra. Lúc đầu, Dương tỏ ra lì lợm, đưa ra các chứng cứ ngoại phạm. Anh ta tuyên bố im lặng cho đến khi có luật sư bào chữa” – tướng Tiến nói.
Trưa 10/7, Dương thú nhận hành vi phạm tội. Qua lời khai của nghi phạm, cảnh sát bắt khẩn cấp Tiến.
Theo Zing News
'Giải mã' 10 câu hỏi quanh vụ thảm sát ở Bình Phước
Những dấu vết trên tường là của ai, vì sao camera không hoạt động, cuộc gọi cầu cứu của nạn nhân có hay không, nhóm hung thủ có mấy người, tại sao lại ra tay tàn độc giết 6 mạng người, bé gái 18 tháng tuổi thoát nạn ra sao, hung thủ đột nhập vào nhà bằng cách nào...? Những câu hỏi xung quanh vụ thảm án ở Bình Phước đã được cơ quan điều tra "giải mã".
Ngày 13.7, 3 ngày sau khi 2 nghi phạm Nguyễn Hải Dương (SN 1991, quê huyện Chợ Mới, An Giang) và Vũ Văn Tiến (SN 1991, quê Phú Riềng, tỉnh Bình Phước, cùng tạm trú tại xã Nhị Xuân, huyện Hóc Môn, TP.HCM) bị bắt, khu vực xung quanh biệt thư của gia đình ông Lê Văn Mỹ (48 tuổi, xã Minh Hưng, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước) đã trở lại bình yên.
Những câu hỏi khi vụ thảm sát 6 mạng người trong gia đình ông Mỹ gồm: ông Mỹ, vợ ông bà Nguyễn Thị Ánh Nga (42 tuổi), con Lê Thị Ánh Linh (22 tuổi), Lê Quốc Anh (15 tuổi); Dư Ngọc Tố Như (18 tuổi) và Dư Minh Vỹ (14 tuổi, cả hai cùng cháu ông Mỹ) được cơ quan điều tra làm sáng tỏ.
Căn biệt thự cũng là nhà và trụ sở công ty gỗ Quốc Anh nơi gia đình ông Mỹ bị sát hại
Vì sao hung thủ ra tay tàn độc?
Khai với cơ quan điều tra, Nguyễn Hải Dương cho biết, trước đây có quan hệ tình cảm với Lê Thị Ánh Linh. Tuy nhiên, thời gian gần đây giữa Dương và Ánh Linh nảy sinh mâu thuẫn, tình cảm rạn nứt. Bị gia đình bạn gái cấm đoán và Ánh Linh có bạn trai mới, Dương đâm ra thù hằn nên đã lên kế hoạch để thảm sát cả nhà bạn gái.
Rạng sáng 7.7, Dương chở Vũ Văn Tiến đi trên xe máy, mặc áo khoác, bịt mặt, đeo găng tay, mang ủng vào trong nhà ông Mỹ rồi ra tay sát hại 6 mạng người.
Nguyễn Hải Dương khai, ra tay sát hại vừa vì tình vừa vì tiền
Hung thủ đột nhập căn biệt thự bằng cách nào?
Thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến, Cục trưởng Cục CSĐT tội phạm về trật tự xã hội (C45) Bộ Công an cho biết trong buổi họp báo hôm 12.7, nghi phạm Dương từng ở trong nhà ông Mỹ, biết nhà luôn khóa cổng, người lạ không vào được nên đã gọi điện, nhắn tin cho Dư Minh Vỹ (cháu ông Mỹ) ra mở cửa để cho tiền chơi game. Khi cháu Vỹ mở cổng xong, Dương đã ra tay sát hại.
Vì hám tiền Vũ Văn Tiến ra tay giúp sức Dương
Camera nhà nạn nhân không hoạt động có liên quan đến vụ án?
Thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến cho biết trước khi xảy ra vụ án, camera an ninh vẫn hoạt động. Tuy nhiên, gia đình nạn nhân sửa nhà, đầu thu camera được chuyển sang nơi khác. Còn mất điện là do ngẫu nhiên không phải đối tượng cắt điện.
Thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến, Cục trưởng Cục CSĐT tội phạm về trật tự xã hội (C45) Bộ Công an thông tin về vụ án.
Có hay không cuộc gọi cầu cứu trong đêm của nạn nhân?
Thiếu tướng Tiến cho biết: "Trong khi bị bắt trói trên lầu, hai nạn nhân Ánh Linh, Tố Như đã cố lấy điện thoại di động có thể trong túi quần mà đối tượng chưa lấy kịp gọi cho người cậu Nguyễn Lê Hưng cầu cứu nhưng không ai bắt máy. Khi thấy cuộc gọi nhỡ người cậu gọi lại nạn nhân nói được câu "Cậu Hưng ơi" thì chiếc điện thoại rơi xuống đất".
Không liên lạc được với cháu, người cậu gọi lại điện thoại cho bà Nga. Thời gian này, Dương và Tiến đã khống chế bà Nga, thấy có cuộc gọi đến Dương đưa điện thoại cho bà Nga nghe và buộc bà Nga phải trả lời "Không có chuyện gì, cứ ngủ đi".
Sau khi sát hại Quốc Anh, Dương và Tiến tiếp tục sang phòng bà Nga. Khi nghe bà Nga nói: "4 giờ tài xế đến lấy củi, các anh đi đi". Dương yêu cầu bà Nga gọi cho anh H. (tài xế) nói: Cứ ngủ đi, 7h sáng hãy tới". Chúng dùng khăn bịt mặt bà Nga, rồi dẫn vào phòng kế bên vừa giết Quốc Anh ra tay sát hại bà. Ông Mỹ cũng bị sát hại sau đó.
1,7 tỷ đồng vì sao không bị mất?
Thiếu tướng Tiến cho biết, sau khi khống chế và tra khảo các nạn nhân trong gia đình ông Mỹ để tìm chỗ cất giấu tiền nhưng không có, hai nghi phạm đã ra tay sát hại.
"Khám nghiệm hiện trường công an thu giữ 1,7 đồng, số tiền bà Nga rút để trả lương cho công nhân được cất trong tủ âm tường. Tuy nhiên, do gia đình không khai và bọn chúng cũng không biết gia đình có tiền. Chiếc chìa khóa để mở tủ tiền được giấu phía sau quần áo nên Dương và Tiến không biết", Thiếu tướng Tiến nói.
Nhiều dấu vân tay trên tường là của ai?
Thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến khẳng định: "Tường rào nhà ông Mỹ rất cao. Nhiều dấu vân tay trên tường không phải của hung thủ mà của những người sửa điện, người sơn tường để lại. Trong quá trình khám nghiệm hiện trường chứng minh đó không phải là của đối tượng".
Hung thủ có sử dụng chất kích thích?
Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công thông tin tại buổi họp báo hôm 12.7, hai đối tượng Dương và Tiến không sử dụng chất kích thích. Trước khi gây án có uống chút rượu nên loại trừ khả năng ảnh hưởng tới thần kinh. Cả hai đối tượng đều chưa có tiền án, tiền sự trước khi gây án.
Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an thông tin tại buổi họp báo hôm 12.7,
Có hay không những đồng phạm khác?
Thượng tướng Vương thông tin cho đến thời điểm này khẳng định, chỉ có hai đối tượng gây án.
Nghi phạm quay lại hiện trường như thế nào?
Ngày 7.7, khi biết được 6 người trong gia đình ông Mỹ bị sát hại thông qua người giúp việc, Dương đã tức tốc chạy từ nhà trọ ở huyện Hóc Môn, TP.HCM đến nhà ông Mỹ. Đối tượng Dương cũng tỏ ra thương tiếc đau buồn khi gia đình người yêu cũ gặp nạn. Tại đây, đối tượng Dương cũng dò la thông tin công an điều tra.
Vì sao hung thủ không giết bé Na?
Sau khi giết 6 mạng người, hai đối tượng xuống phòng ông Mỹ thay quần áo. Thời điểm này, bé Na (18 tháng tuổi, con gái út của ông Mỹ) khóc, Dương giỗ cho bé ngủ mà không giết vì thương bé.
"Tôi nghĩ hung thủ không xuống tay sát hại bé gái này có thể là hắn ân hận khi vừa gây ra một vụ án thực sự lớn nên đến dỗ cháu bé ngủ và đặt xuống" - Thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến chia sẻ.
Theo cơ quan công an, Dương đã nhờ Tiến mua thuốc ngủ uống để tự tử sau khi đến đám tang. Tuy nhiên, nhà thuốc chỉ bán số lượng 10 viên nên Dương chưa kịp thực hiện ý định của mình.
Theo_24h
Vụ thảm sát ở Bình Phước: Nỗi buồn trong chiến công Hai nghi can đã bị khởi tố, vụ án đang dần sáng tỏ nhưng để lại nỗi hoang mang trong người dân và sự day dứt của những người có trách nhiệm Tối 13-7, tin từ VKSND tỉnh Bình Phước cho biết lúc 18 giờ cùng ngày đã phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam 4 tháng của...