Nhiều tựa game doanh thu “triệu đô” vẫn bị coi là game rác, định kiến này có quá đáng hay không?
Liệu có công bằng không khi cộng đồng game thủ cùng công kích một sản phẩm game nào đó và biến tựa game đó thành “rác”?
Trong rap, chắc chẳn nhiều người sẽ biết tới khái niệm “diss”. Diss ở đây là hành động công kích vào điểm yếu để chê bai đối phương một cách vô cùng gay gắt nhằm giải quyết các mâu thuẫn. Trong ngành game thế giới nói chung và làng game Việt nói riêng, vô hình chung có hiện tượng “diss” giữa các cộng đồng game thủ hay không?
Đáng buồn, điều này hoàn toàn có thật
Nhìn lại lịch sử phát triển của làng game thế giới hiện đại, tính từ “kỷ nguyên” 1995 đổ về đây đã có không ít những cuộc tranh cãi bất tận giữa cộng đồng của hai tựa game nào đó. Kể ra thì có nhiều cuộc chiến vô cùng nổi tiếng và kéo dài tới tận bây giờ. Hẳn game thủ sẽ không thể không biết tới những trận “battle” xem ai mới là “nhà vua của dòng game bóng đá” giữa FIFA và PES.
Với game online thì sao? Cuộc chiến giữa Liên Minh Huyền Thoại và Dota 2 từng khiến cho không ít người chơi bị lôi vào vòng xoáy tranh cãi. Trên nền tảng di động, không hẳn là không có những sản phẩm như thế. Free Fire và PUBG Mobile là ví dụ điển hình hay gần đây nhất là giữa hai cái tên MOBA Mobile là Liên Minh: Tốc Chiến và Liên Quân Mobile.
Video đang HOT
Nếu để ý kỹ thì những cuộc chiến kể trên đều xuất phát từ những tên tuổi lớn của làng game thế giới với lượng người chơi cực kỳ đông đảo. Game thủ Liên Minh: Tốc Chiến thì chê Liên Quân Mobile dễ chơi, nhiều “trẻ trâu”.
Cộng đồng PUBG Mobile thì cho rằng Free Fire không “ngồi chung mâm” vì đồ họa xấu, nhiều game thủ nhí. Cuộc phím chiến ấy cứ kéo dài bất tận. Tựa game nào càng có lượng người chơi lớn thì càng dễ là ngòi nổ của những trận “game battle”.
Nhưng tại sao lại xảy ra những cuộc phím chiến như thế?
Nhìn vào những cái tên kể trên, tất cả đều có thể rút ra được một câu trả lời đó chính là cuộc chiến xảy ra giữa các tựa game cùng thể loại, có nhiều nét tương đồng. Đề chứng minh tưa game của mình là hay nhất, tuyệt vời nhất thì cách mà cộng đồng lựa chọn là xoáy vào điểm yếu của đối phương để hạ bệ. Dìm người khác xuống để nâng mình lên, đó là cách thức “xưa như diễm”.
Điều thú vị là, những tựa game bị coi là trẻ trâu đều đang thành công tại Việt Nam hay thậm chí là cả trên thế giới nhưng vẫn không thoát khỏi cái nhìn định kiến của cộng đồng. Bất ngờ là, kể cả những game thủ chưa từng biết tới hai tựa game đó đều “bỗng dưng” kỳ thị theo phong trào, từ đó tạo nên cái nhìn xấu hơn cho người đến sau.
Liên Quân hay Free Fire đều là nạn nhân của định kiến này. Tại Việt Nam, hai sản phẩm này đang có lượng người chơi chơi cực kỳ khổng lồ, bất chấp những phán xét từ cộng đồng. Liên Quân Mobile và Free Fire cũng là hai trong số rất ít các tựa game có doanh thu lớn nhất tại thị trường Việt Nam với nhiều giải đấu được tổ chức hoành tráng. Ví dụ như Đấu Trường Sinh Tồn mùa Đông của Garena tổ chức vào đầu tháng 11 vừa qua, tổng giải thưởng lên tới 2 tỷ Đồng, phá vỡ mọi kỷ lục về mặt giải thưởng dành cho eSport bộ môn bắn súng sinh tồn từ trước đến nay.
Sự thành công của Free Fire còn được tính ở phạm vi quốc tế. Hàng loạt các thị trường như Brazil, Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ… đều cực kỳ ưa chuộng game Free Fire. Thậm chí, tựa game này còn giật giải ở hạng mục “Best Popular Vote Games” trên Google Play năm 2018 và luôn nằm trong top download được ghi nhận bởi App Annie. Con số download Free Fire trên toàn thế giới đã đạt 700 triệu và ở riêng Việt Nam đạt 48 triệu chỉ sau 3 năm ra mắt. Đây là những con số biết nói, chứng minh những định kiến về “ game rác” là chưa chính xác.
Tóm lại, liệu có công bằng không khi hai trong số những sản phẩm đang rất thành công, là con gà đẻ trứng vàng, đem lại doanh thu khổng lồ với lượng người chơi cực kỳ lớn lại bị coi là rác? Nếu thực sự là rác thì tại sao lại có nhiều người chơi đến như thế? Hy vọng rằng, trong tương lai, cộng đồng sẽ có cái nhìn công bằng hơn về các tựa game, và công nhận những điểm hay, điểm tốt của những trò chơi này thay vì hùa theo đám đông để đặt điều.
Game thủ Liên Minh: Tốc Chiến sẵn sàng bỏ tận nửa tỷ chỉ để mua nick-name 'Faker'
Giá trị thương hiệu của Faker chưa bao giờ khiến cộng đồng thôi bất ngờ.
Một trong những mối quan tâm lớn nhất của game thủ chính là nick-name trong game. ID của một game thủ không chỉ là nơi thể hiện cá tính của mỗi người chơi. Một trong những thú vui của người chơi LMHT là cosplay các tuyển thủ nổi tiếng. Không ít người chơi sử dụng ID theo tên thần tượng của mình, chẳng hạn như: SKT Faker1, Uzi1, Marin1...
Tuy nhiên, để sở hữu một cái tên "hàng hiệu", tức là nick-name chuẩn tên tuyển thủ mà không phải thêm tiền tố, hậu tố, thì không phải chuyện dễ dàng. Chẳng hạn, nếu ở máy chủ Hàn Quốc, người chơi mặc nhiên sẽ không có cơ hội sở hữu tài khoản mang tên Faker, bởi Riot Games đã cấp sẵn tài khoản này cho Quỷ Vương. Nhưng ở các máy chủ khác thì câu chuyện lại không đơn giản như vậy, việc tranh giành cái tên Faker để "hóa thân" thành huyền thoại số 1 của làng Esports Hàn Quốc gần như là một cuộc chiến không hồi kết.
Nhưng điều thú vị là, cuộc chiến này thậm chí đã lan sang cả Liên Minh: Tốc Chiến. Trong thời gian gần đây, rất nhiều bài đăng trên các diễn đàn MXH của game thủ Trung Quốc đều xuất hiện những nội dung tương tự nhau, đó là đặt tiền để săn nick-name của tuyển thủ LMHT nổi tiếng.
Dù Liên Minh: Tốc Chiến còn chưa ra mắt tại Trung Quốc, nhưng thời gian gần đây, câu chuyện tranh chấp nick-name của cộng đồng game thủ thì đã sôi động lắm rồi. Một trong 2 cái tên bị "tranh giành" nhiều nhất là Uzi và Faker.
Rất nhiều game thủ tuyên bố sẵn sàng bỏ ra tới 10.000 Nhân dân tệ để sở hữu những ID của game thủ nổi tiếng. Thậm chí, mới đây, một game thủ còn chi hẳn 150.000 Nhân dân tệ (khoảng 526 triệu VNĐ) để mua tại ID Faker từ bất kỳ game thủ nào sở hữu cái tên này.
Điều đó có nghĩa là ngay vào thời điểm Liên Minh: Tốc Chiến ra mắt máy chủ Trung Quốc, người chơi nào nhanh tay sở hữu ID Faker có thể bán lại cái tên đó để hưởng số tiền 15 vạn tệ mà chẳng mất một giọt mồ hôi.
Có thể dễ dàng nhận thấy, ngay cả khi Trung Quốc và Hàn Quốc luôn xem nhau như kình địch ở bộ môn LMHT, nhưng sức ảnh hưởng của Faker tại xứ sở tỉ dân thì không hề bị ảnh hưởng bởi vấn đề này. Giá trị thương hiệu của anh từ lâu đã vượt ra ngoài ranh giới của các khu vực, và đôi khi nó được thể hiện ngay từ những câu chuyện nhỏ nhất, điển hình là trường hợp "đặt tiền mua tên" nói trên.
Chỉ 7 ngày, Liên Minh: Tốc Chiến làm được điều mà tựa game MOBA số 1 thế giới cũng "phát thèm" Chỉ trong vòng một tuần sau khi ra mắt, Liên Minh: Tốc Chiến đã làm được điều mà tựa game MOBA số một thế giới cũng phải "bó tay". Liên Minh: Tốc Chiến bắt đầu hành trình Open Beta vào ngày 27/10 vừa qua trên cả hai nền tảng Android và iOS. Điều thú vị là lần Open Beta này, Liên Minh: Tốc...