Nhiều trường trên thế giới chấp nhận đóng học phí bằng Bitcoin
Nhiều trường đại học trên thế giới bắt đầu tìm hiểu và chấp nhận Bitcoin trong thanh toán. Tuy nhiên, các trường sẽ không trực tiếp giao dịch tiền ảo mà ủy thác cho doanh nghiệp.
Từ khi xuất hiện vào năm 2008, Bitcoin ngày càng trở nên phổ biến và được chấp nhận như một hình thức thanh toán tại một số quốc gia. Ở một số nơi, người ta còn dùng Bitcoin để mua nhà.
Theo Perth Now, năm 2013, chủ của một căn hộ với 5 phòng ngủ ở Perth Hills, Australia, đã rao bán căn nhà của mình với giá 1,4 triệu USD. Điều đặc biệt, loại tiền duy nhất mà ông chấp nhận là Bitcoin.
Được đánh giá là phù hợp xu thế của thế giới và mang lại nhiều tiện ích hấp dẫn, hơn 100.000 doanh nghiệp như Microsoft, Dish Network và Expedia “gật đầu” với Bitcoin. Con số liên tục phát triển, nhiều trường đại học trên thế giới bắt đầu tìm hiểu và hòa mình vào xu thế chung.
Nhiều chuyên gia kinh tế đánh giá Bitcoin là trò chơi may rủi.
Nhận thanh toán học phí bằng Bitcoin
Hồi đầu tháng 10 năm nay, Đại học Khoa học Ứng dụng và Nghệ thuật Lucerne ở Thụy Sĩ công bố chấp nhận Bitcoin trong thanh toán học phí. Sinh viên dùng Bitcoin để thanh toán cũng phải trả 1% giá trị hóa đơn. Đại diện nhà trường cho biết chi phí này thấp hơn nhiều so với lệ phí thanh toán truyền thống.
Theo Bitcoin.com, Lucerne không phải trường duy nhất đồng ý nhận Bitcoin. Tháng 12 năm ngoái, Trường Kinh doanh ESMT đã trở thành đại học đầu tiên của Đức chấp nhận thanh toán bằng tiền ảo.
Trước đó, năm 2013, Đại học Nicosia, một ngôi trường dân lập ở Cyprus, tuyên bố nhận Bitcoin trong chương trình nghiên cứu thạc sĩ của họ và trở thành ngôi trường đầu tiên trên thế giới nhận tiền ảo trong thanh toán học phí
Video đang HOT
Ngay sau đó, mùa xuân năm 2014, Đại học Cumbria của Anh cũng công bố kế hoạch đưa Bitcoin vào thanh toán nhưng chỉ dành cho một số khóa học đặc biệt. Cùng năm, Đại học King’s cũng trở thành trường đầu tiên ở Mỹ áp dụng hình thức thanh toán này.
Mở rộng cơ hội tiếp cận các nền giáo dục hàng đầu
Lợi ích chính của Bitcoin là không liên kết trực tiếp với bất kỳ loại tiền tệ nào. Do đó, nó đặc biệt hấp dẫn đối với những người muốn đi du học. Ví dụ, một sinh viên Ấn Độ có thể phải tiết kiệm hàng trăm nghìn Rupee để có thể vươn tới giấc mơ ở New York.
Tuy nhiên, đến kỳ đóng học phí, họ phải đổi tiền sang USD và tỷ giá, lên hay xuống, phụ thuộc vào thời điểm đó. Do vậy, số tiền dự tính ban đầu để du học có thể tăng lên rất nhiều.
Một số đại học cũng cho phép sinh viên mua sắm trong trường và thanh toán bằng Bitcoin. Học viện Công nghệ Georgia là ví dụ điển hình.
Trường này cho phép sinh viên dùng Bitcoin thông qua tấm thẻ chi tiêu với cái tên BuzzCard. Tấm thẻ này cho phép họ trả tiền cho các dịch vụ ở trong trường như ăn uống hoặc mua sách vở.
Ai quản lý ‘trò chơi may rủi’?
Từ khi ra đời, Bitcoin được nhiều người coi nó như một chiến lược đầu tư giàu tiềm năng. Tuy nhiên, bên cạnh tiềm năng cao là rủi ro lớn, bởi theo cơ chế, người ta có thể thực hiện các giao dịch Bitcoin mà không cần thông qua các ngân hàng thương mại làm trung gian và hoạt động ngoài phạm vi của các ngân hàng trung ương.
Nói cách khác, đồng tiền này thiếu sự kiểm soát. Không một ai, công ty nào có thể điều hành Bitcoin, kể cả người đã tạo ra nó. Do đó, Bitcoin là trò chơi may rủi, đặc biệt trong thời điểm biến loạn bùng nổ.
Có thể do nhận thức được những nguy cơ đó, các trường đại học chấp nhận Bitcoin trong thanh toán thường không trực tiếp xử lý giao dịch mà ủy thác cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ chịu rủi ro về bất cứ tổn thất tỷ giá hay biến động tiền tệ.
Cụ thể, trường hợp của Đại học Khoa học Ứng dụng và Nghệ thuật Lucerne, trường ủy thác việc xử lý giao dịch cho công ty Bitcoin Suisse AG.
Công ty này sẽ sử dụng một hệ thống ngân hàng tương tự cổng thông tin điện tử, cho phép trường Lucerne nhận Bitcoin mà không cần duy trì nó. Đồng tiền ảo sẽ được chuyển sang đơn vị tiền tệ của Thụy Sĩ mỗi tuần một lần hoặc mỗi ngày một lần nếu giá trị số tiền nhận về là hơn 10.000 USD.
Tuy không hy vọng sinh viên sẽ dùng Bitcoin để trả học phí, trường tin rằng những người sử dụng đồng tiền ảo sẽ là những người sớm tận dụng được các lợi thế trong thời kỳ công nghệ số.
Tại Việt Nam, ông Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị ĐH FPT, cho hay trường sẽ bắt đầu thử nghiệm thu học phí bằng Bitcoin vì đây là giải pháp khả thi đối với rất nhiều sinh viên nước ngoài đang học tập tại ĐH FPT.
Ngoài ra, chủ tịch Đại học FPT chia sẻ trường đào tạo về công nghệ, FPT muốn tìm hiểu, nghiên cứu, thử nghiệm những vấn đề mới mẻ của công nghệ, gắn nó với thực tiễn cuộc sống.
Vấn đề này nhận được nhiều ý kiến khác nhau. Theo một số luật sư, nước ta chưa có khung pháp lý quy định về giao dịch bằng đồng tiền ảo. Nếu cho phép đóng học phí bằng Bitcoin, ĐH FPT sẽ đối mặt rủi ro lớn về pháp lý và kinh tế.
Theo Kim Ngân (Zing)
Ngân hàng Goldman Sachs cân nhắc thực hiện giao dịch bằng bitcoin
Ngân hàng Goldman Sachs của Mỹ đang nghiên cứu khả năng kinh doanh bằng đồng tiền ảo bitcoin để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng.
(Nguồn: Fortune)
Động thái nêu trên của Goldman Sachs một mặt sẽ giúp ngân hàng này chiều lòng mọi "Thượng đế," mặt khác phần nào thúc đẩy việc sử dụng bitcoin trên toàn cầu khi đồng tiền ảo này vấp phải nhiều chỉ trích của một số ngân hàng lớn trên thế giới.
Người phát ngôn của Goldman Sachs - bà Tiffany Galvin cho biết: "Để đáp lại sự quan tâm của khách hàng đối với tiền tệ kỹ thuật số, chúng tôi đang nghiên cứu xem sẽ phục vụ họ theo cách nào tốt nhất."
Theo kế hoạch, Goldman Sachs sẽ thành lập một nhóm giao dịch viên chuyên kinh doanh bitcoin và các loại tiền tệ kỹ thuật số khác, như các nhóm chuyên kinh doanh đồng euro hoặc trái phiếu mà ngân hàng này đang triển khai.
Dự án kinh doanh với bitcoin của Goldman Sachs hiện được tiến hành ở giai đoạn đầu, thu hút sự quan tâm của nhiều đối tác, trong đó có các quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm và khách hàng doanh nghiệp.
Ở thời điểm hiện tại, đồng tiền ảo bitcoin chưa được đưa vào giao dịch ở các ngân hàng lớn trên thế giới, do có nhiều dư luận xem đây là một công cụ kinh doanh bất hợp pháp.
Giám đốc điều hành JPMorgan Chase - ông Jamie Dimon - gọi tiền tệ kỹ thuật số là "một sự gian lận" với kết quả là "mọi thứ sẽ nổ tung."
Tuy nhiên, Giám đốc điều hành của Morgan Stanley - ông James Gorman - hồi tuần trước đánh giá đồng tiền bitcoin mang tính "đầu cơ cao rõ rệt" nhưng bản chất không tồi.
Bitcoin là một loại tiền tệ kỹ thuật số được phát hành dưới dạng phần mềm mã nguồn mở. Đồng tiền này được một hoặc một nhóm nhà phát triển bí ẩn mang biệt hiệu Satoshi Nakamoto giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2009.
Bitcoin có thể được trao đổi trực tiếp bằng thiết bị kết nối Internet mà không cần một tổ chức tài chính trung gian nào. Với những đặc tính quan trọng như ẩn danh, giao dịch không mất phí, bitcoin ngày càng được chấp nhận.
Trong ngày 2/10, một bitcoin được giao dịch ở mức 4.375 USD. Trước đó, hôm 1/9, đồng tiền này đã tiếp cận ngưỡng giao dịch cao kỷ lục 5.000 USD/bitcoin.
(Theo Vietnam )
Nhật Bản đang nhanh chóng thành trung tâm của thị trường bitcoin Trong khi Trung Quốc cấm đoán một số giao dịch bitcoin thì Nhật Bản lại đang nhanh chóng để trở thành trung tâm hàng đầu của thị trường tiền tệ số. Theo CNBC, Cơ quan Dịch vụ Tài chính Nhật Bản (FSA) hôm 29.9 chính thức công nhận 11 công ty là nhà khai thác trao đổi tiền kỹ thuật số đã được...