Nhiều trường học Mỹ tính giải tán cảnh sát
Nhiều trường học Mỹ lên kế hoạch loại bỏ lực lượng cảnh sát trong trường do lo ngại họ đại diện cho mối đe doạ nhiều hơn là bảo vệ.
Các học khu ở thành phố Minneapolis, Seattle và Portland hôm 10/6 đã cam kết sẽ giải tán các sĩ quan trường học vì cho rằng sự hiện diện của những cảnh sát có vũ trang đã “ngăn nhiều học sinh và nhân viên trường học cảm thấy an toàn tuyệt đối”.
Tại Oakland, bang California, các lãnh đạo giáo dục cùng ngày cũng bày tỏ ủng hộ giải tán lực lượng cảnh sát trường học, trong khi Hội đồng Giáo dục Denver cũng nhất trí bỏ phiếu chấm dứt hợp đồng với lực lượng này.
Một số giáo viên và học sinh, đặc biệt là người Mỹ gốc Phi, nói rằng họ coi các sĩ quan trong trường là một mối nguy hiểm hơn là một bức tường bảo vệ họ trước mọi điều, từ xô xát đến sử dụng ma tuý hay thậm chí là nổ súng hàng loạt.
Video đang HOT
Sĩ quan Mỹ triển khai nhiệm vụ trong một cuộc biểu tình ở Los Angeles, California, hôm 3/6. Ảnh: AFP.
Không thiếu bằng chứng để củng cố cho những lo ngại trên. Tháng 11 năm ngoái, một sĩ quan cảnh sát trường học ở hạt Orange đã bị sa thải sau khi xuất hiện đoạn video anh túm tóc và dúi đầu một học sinh cấp hai để giải quyết ẩu đả. Vài tuần sau, một sĩ quan ở hạt Vance cũng mất việc do liên tục đẩy một cậu bé 11 tuổi xuống đất.
Trong nhiều năm, các nhà hoạt động đã kêu gọi hạn chế sự xuất hiện của cảnh sát trong khuôn viên trường học. Họ trích dẫn dữ liệu cho thấy các vụ xả súng hàng loạt như ở Parkland, bang Florida hay ở Newtown, bang Connecticut, là “vô cùng hiếm” và tội phạm trong trường cũng đã giảm trong những năm gần đây.
Tuy nhiên, nỗ lực để giải tán cảnh sát trường học cũng phải đối mặt với nhiều rào cản như sự phản kháng từ chính cảnh sát, những người thường có quyền lực chính trị, và nỗi lo từ một số phụ huynh và quan chức nhà trường.
Cái chết của George Floyd, người da màu bị cảnh sát ghì chết, đã khiến các cuộc biểu tình đòi công lý cho cộng đồng da màu và phản đối hành vi bạo lực quá mức của cảnh sát nổ ra khắp nước Mỹ.
Một số muốn chính phủ tái phân bổ ngân sách dành cho lực lượng này vào các chương trình cộng đồng, trong khi số khác muốn hoàn toàn loại bỏ các sở cảnh sát. Hội đồng thành phố Minneapolis đã tuyên bố xem xét không cấp ngân sách và giải tán sở cảnh sát.
Thị trưởng Seattle: Lập "khu tự trị" là yêu nước, không phải khủng bố
Sau khi người biểu tình ở Seattle lập "khu tự trị", thị trưởng thành phố này cho biết đó là hành động yêu nước, không phải "khủng bố" như lời ông Trump.
Thị trưởng Seattle hôm 11/6 (giờ địa phương) đã lên tiếng bảo vệ những người biểu tình thành lập "khu tự trị đồi Capitol", bất chấp đe dọa của Tổng thống Trump trước đó rằng sẽ cử lực lượng liên bang tới để "dẹp" những người biểu tình mà ông cho là "khủng bố".
Thị trưởng thành phố Seattle Jenny Durkan. Ảnh: Reuters
"Đây không phải là hành động khủng bố mà là yêu nước. Chúng tôi không cần bất cứ ai, kể cả Tổng thổng, những người cố gắng gieo rắc thêm sự chia rẽ, sự thiếu tin tưởng và sai lệch về thông tin", Thị trưởng thành phố Seattle Jenny Durkan tuyên bố.
Trước đó, Tổng thống Trump đã bày tỏ sự giận dữ về những sự việc xảy ra ở khu vực Tòa nhà Quốc hội của thành phố, nơi những người biểu tình và cảnh sát đụng độ với nhau cạnh một sở cảnh sát sau cái chết của người đàn ông da màu George Floyd ở Minneapolis.
Những người biểu tình ở Seattle đã tổ chức các cuộc gặp và các buổi diễn thuyết cộng đồng trong khi chia sẻ đồ ăn miễn phí với nhau và sơn dòng chữ "black lives matter" (người da đen đáng được sống) trên đường phố.
Bà Durkan cho biết các nhà chức trách thành phố đang trao đổi với những người biểu tình và sẽ tiếp tục tìm cách để các cuộc biểu tình diễn ra hòa bình trong khi đảm bảo mọi người có thể ra và vào khu vực này.
Hôm 10 và 11/6, Tổng thống Trump đã chỉ trích quyết định của thành phố và các nhà chức trách bang trên Twitter: "Hãy giành lấy thành phố NGAY BÂY GIỜ". Nếu không, tôi sẽ làm điều đó. Những kẻ khủng bố trong nước đã chiếm Seattle".
Bà Durkan sau đó đã phản hồi lại với dòng tweet: "Hãy để tất cả chúng tôi yên. Quay về cái boong ke của ông đi"./.
Lý do khiến Mỹ chìm trong vòng xoáy biểu tình bạo lực lớn nhất lịch sử Biểu tình đã lan rộng khắp các thành phố và nông thôn của Mỹ. Phản ứng của người dân cũng dữ dội và quyết liệt hơn. Hàng nghìn người Mỹ đã xuống đường biểu tình để phản đối phân biệt chủng tộc và kêu gọi chống các hành vi bạo lực của cảnh sát sau cái chết của công dân da màu George...