Nhiều trường học huyện biên giới Quan Sơn xuống cấp, hư hỏng
Năm học mới đang đến gần, thế nhưng, trên địa bàn huyện biên giới Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa có nhiều trường học đang xuống cấp, hư hỏng.
Vết nứt chằng chịt trên tường nhà ở công vụ của Trường phổ thông bán trú THCS Tam Thanh.
Tại một số điểm trường thuộc các thôn, bản đặc biệt khó khăn, nhiều phòng học đã hư hỏng nặng, ảnh hưởng đến chất lượng dạy, học của học sinh và giáo viên.
Nằm tại khu vực biên giới đặc biệt khó khăn, Trường Tiểu học Tam Thanh là một trong những ngôi trường có cơ sở vật chất xuống cấp trầm trọng của huyện biên giới Quan Sơn. Sân trường là nền đất nên rất bất tiện khi xảy ra mưa lớn. Hiện trường có 16 phòng học, trong đó có 2 phòng lợp mái tôn học tạm, 2 phòng học mượn và 3 phòng tranh tre vách nứa. Các phòng tranh tre vách nứa chật hẹp, bố trí trong cả nhà kho của trường.
Ngoài ra, dãy nhà có 6 phòng học, nhiều hạng mục đã xuống cấp nghiêm trọng, cửa kính hư hỏng, trên tường xuất hiện các vết nứt, ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học. Trường đã lên kế hoạch sửa chữa nhưng chưa có vốn để thực hiện.
Phòng học bằng tranh tre của Trường tiểu học Tam Thanh.
Thầy Võ Văn Khương, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tam Thanh cho hay, năm học 2021-2022, toàn trường có 430 học sinh. Các thầy cô trong trường đã lên kế hoạch dạy học, tuy nhiên cơ sở vật chất, số phòng hiện nay đã xuống cấp nghiêm trọng, không đáp ứng yêu cầu dạy và học. Dù năm học mới sắp đến nhưng nhà trường vẫn chưa có vốn tu sửa và xây lại các phòng học xuống cấp.
Còn tại Trường phổ thông bán trú Trung học cơ sở Tam Thanh, huyện Quan Sơn, thời gian gần đây, trường đang gặp khó khăn trong công tác nuôi ăn học sinh do nhà bếp chật hẹp. Các công trình phụ trợ đã xuống cấp, hiện trường có 5 phòng tắm, 5 phòng vệ sinh phục vụ 300 cán bộ, giáo viên, học sinh nên các công trình này không còn đáp ứng được yêu cầu. Ngoài ra, nhà công vụ cũng xuống cấp, trên tường xuất hiện nhiều vết nứt lớn đe dọa tính mạng của giáo viên.
Theo thầy Nguyễn Văn Dương, Hiệu trưởng Trường phổ thông bán trú Trung học cơ sở Tam Thanh: Để nâng cao chất lượng dạy và học, nhà trường kiến nghị huyện, tỉnh sớm cấp vốn đầu tư công trình phụ trợ để thực hiện tốt công tác nuôi ăn bán trú cho học sinh dân tộc thiểu số vùng biên.
Video đang HOT
Phòng học bằng tranh tre của Trường tiểu học Tam Thanh.
Theo thống kê của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Quan Sơn, huyện có 44 trường học các cấp, trong đó có 55 điểm trường lẻ. Tổng số phòng học là 490 nhưng chỉ có 262 phòng kiên cố, cao tầng, nhiều phòng học xuống cấp trầm trọng nhưng chưa có nguồn vốn sửa chữa, trang thiết bị phục vụ công tác dạy và học còn thiếu. Một trong những khăn nhất của ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Quan Sơn là giáo viên biên chế còn thiếu. Các điểm trường xa nên khó khăn cho việc di chuyển của giáo viên.
Huyện Quan Sơn chỉ có các thiết bị dạy học lớp 1 do Nhà nước cấp cho các xã đặc biệt khó khăn năm học 2020-2021, số thiết bị dạy học được cấp trước đó đã hết niên hạn sử dụng, trong khi đó, nguồn kinh phí bổ sung hạn hẹp, kho chứa bảo vệ đồ không đảm bảo, nhân viên thư viện thiếu, chủ yếu kiêm nhiệm, quy hoạch diện tích đất cho các trường còn nhiều khó khăn…
Năm học 2021-2022, huyện còn 2 xã đặc biệt khó khăn nên số thiết bị dạy học cho lớp 2 và lớp 6 theo chương trình giáo dục phổ thông mới đến thời điểm này vẫn chưa có nguồn kinh phí bổ sung để mua sắm.
Trường tiểu học Tam Thanh bị xuống cấp, cần được sửa chữa.
Ông Lê Huy Hà, Phó trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Quan Sơn cho biết, cơ sở vật chất của các điểm trường chủ yếu là phòng học cấp 4, phòng tạm, phòng mượn, do đó, trang thiết bị thiếu nhiều. Huyện kiến nghị tỉnh Thanh Hóa sớm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trường, đảm bảo thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có khoảng hơn 800 phòng học tạm bợ, 2.700 phòng học bán kiên cố xuống cấp, hơn 500 phòng học nhờ, mượn, chủ yếu thuộc địa bàn các huyện miền núi Mường Lát, Quan Hóa, Lang Chánh, Thường Xuân, Quan Sơn. Do đó, để chuẩn bị cho năm học mới 2021-2022, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh chỉ đạo các trường rà soát cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện có để lên kế hoạch xây mới, sửa chữa công trình phòng học, thư viện, nhà vệ sinh, nước sạch, nhà ăn, phòng ở cho học sinh nội trú, bán trú tại khu vực biên giới.
Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường dọn dẹp vệ sinh, phun thuốc khử khuẩn phòng dịch COVID-19 để chuẩn bị đón học sinh tới trường. Tỉnh Thanh Hóa sẽ tổ chức lễ khai giảng vào ngày 5/9, thủ tục ngắn gọn để phòng dịch.
Phân loại F0 chia lửa cho bệnh viện: Trường học, nhà thi đấu thành nơi cách ly
Tại TP.HCM, các quận huyện và TP Thủ Đức đang cấp tốc thành lập các khu cách ly để nhanh chóng tiếp nhận những trường hợp F0 không triệu chứng. Nhiều khu cách ly sẽ nhận các trường hợp F0 ngay từ hôm nay 24-7.
Khu cách ly dành cho F0 tại sân bóng đá Phú Nhuận (phường 9, quận Phú Nhuận) đang được hoàn thành gấp rút - Ảnh: CHÂU TUẤN
Giải pháp này nhằm giảm áp lực cho các bệnh viện điều trị COVID-19 theo yêu cầu của UBND TP.HCM vào ngày 21-7. Những F0 được cách ly tại các quận huyện là những F0 có kết quả xét nghiệm nhanh hoặc xét nghiệm RT-PCR dương tính nhưng không có triệu chứng lâm sàng, không kèm bệnh lý nền, hoặc nếu có bệnh lý nền thì đã được điều trị ổn định, không béo phì.
Quận huyện chạy đua lập khu cách ly
Chiều 23-7, công tác chuẩn bị khu cách ly dành cho F0 được thành lập tại sân bóng đá quận Phú Nhuận diễn ra gấp rút. Khu cách ly này được quận bố trí 80 giường, và số giường sẽ linh động mở rộng thêm nếu số F0 tiếp tục tăng.
Cơ sở cách ly F0 này được chia thành 3 khu chính, gồm khu dành cho F0 không triệu chứng, khu cho người vừa có kết quả dương tính sau khi test nhanh và khu tạm thời cho các F0 bắt đầu có triệu chứng.
Mỗi khu được chia thành nhiều buồng, mỗi buồng dành cho 2 bệnh nhân. Trong mỗi buồng đều được bố trí nhiều vật dụng cần thiết như giường xếp, quạt gió, máy lọc nước, WiFi... Bên ngoài khu cách ly có phòng dành riêng cho việc lấy mẫu, khu giặt giũ bằng máy, khu xử lý rác. Ngoài ra cơ sở cách ly còn bố trí phòng sơ cấp cứu với các trang thiết bị cấp cứu cơ bản, có bình oxy.
Ông Nguyễn Lê Minh - trưởng Phòng tài chính quận Phú Nhuận - cho biết khi nhận được chỉ thị của TP, quận đã ngay lập tức triển khai xây dựng chuyển đổi công năng của sân bóng. Dự kiến khu cách ly sẽ đón bệnh nhân ngay hôm nay 24-7.
Lý do quận tận dụng sân bóng, chuyển đổi công năng vì nơi đây thuộc sự quản lý của quận, thuận lợi cho công tác chuyển đổi cũng như không áp lực về thời gian.
Ngoài khu vực này, nếu số F0 tiếp tục tăng lên, quận sẽ xây dựng thêm những cơ sở cách ly khác tại các trường học, chung cư trên địa bàn. Quận đã bố trí đầy đủ tiện nghi, cố gắng để người dân được thoải mái trong thời gian cách ly.
"TP đang giãn cách nên công tác mua vật tư, lắp đặt gặp không ít khó khăn, tuy nhiên chúng tôi đang cố gắng hoàn thành sớm. Ngoài ra, chúng tôi còn bố trí thêm một khu cách ly dành cho F1 không đủ điều kiện cách ly tại nhà ở số 18A Hoàng Diệu, phường 10. Điểm cách ly này có quy mô khoảng 40 giường và đang mở rộng lên 70 giường sẽ hoạt động vào tuần sau", ông Minh nói.
Dữ liệu: T.Dương - Đồ họa: T.ĐẠT
5 trường học thành 1.000 giường bệnh
Quận 4 cũng đang gấp rút triển khai thành lập các khu cách ly. Chiều 23-7, có mặt tại khu cách ly - Trường THCS Khánh Hội A, ông Đỗ Thành Tuấn, giám đốc Bệnh viện quận 4, cho biết do trường này nhỏ nên khu cách ly này chỉ có 26 phòng, mỗi phòng chứa được 6 người. Như vậy, khu cách ly này tiếp nhận được 156 trường hợp F0.
Hiện Bệnh viện quận 4 đã chuẩn bị 4 bác sĩ và 8 điều dưỡng làm việc trong khu cách ly này. 12 bác sĩ, điều dưỡng sẽ ở trong khu cách ly suốt 5 tuần, sau đó bệnh viện lại điều động một đội y bác sĩ khác để thay ca.
Theo ông Tuấn, việc thành lập các khu cách ly tập trung tại các quận huyện, TP Thủ Đức là rất cần thiết khi số ca F0 trong cộng đồng vẫn tăng cao. Các khu cách ly tập trung F0 này đi vào hoạt động sẽ giảm tải cho các bệnh viện tiếp nhận, điều trị F0 trước đó.
Ông Võ Thanh Dũng - phó chủ tịch UBND quận 4 - cho biết UBND quận đã trưng dụng 5 trường học trên địa bàn để làm khu cách ly tập trung F0 có quy mô khoảng 1.000 giường với tổng mức đầu tư trên 3 tỉ đồng (chưa tính chi phí thiết bị y tế).
Cụ thể, 5 điểm cách ly gồm điểm 1 tại Trường THCS Quang Trung (phường 3, quận 4) với quy mô 150 giường. Điểm 2 tại Trường THCS Chi Lăng (phường 9, quận 4) quy mô 234 giường. Điểm 3 tại Trường THCS Tăng Bạt Hổ (phường 16, quận 4) quy mô 240 giường. Điểm 4 tại Trường THCS Khánh Hội A (phường 18, quận 4) quy mô 156 giường. Điểm 5 tại Trường THCS Vân Đồn (phường 13, quận 4) quy mô 222 giường.
Dự kiến ngày 25-7 sẽ bàn giao 2 điểm tại Trường THCS Chi Lăng và Trường THCS Khánh Hội A với quy mô 490 giường và hoàn thành các điểm còn lại vào ngày 1-8.
Cơ sở cách ly F0 phải có những điều kiện cần về cơ sở hạ tầng, nhân sự và trang thiết bị y tế, thuốc. Các quận huyện và TP Thủ Đức có thể sử dụng các cơ sở hạ tầng sẵn có ở địa phương như khu ký túc xá của trường học, khu chung cư mới chưa đưa vào sử dụng, khách sạn, nhà nghỉ, trường học... để thành lập khu cách ly F0.
Các khu cách ly dành cho F0 tại các quận huyện và TP Thủ Đức là tầng 1 trong hệ thống điều trị COVID-19 vừa được nâng lên thành 5 tầng (trước đây là 4).
Bình Dương cần sẵn sàng kịch bản 10.000 ca bệnh Với số ca F0 COVID-19 đang gia tăng tại Bình Dương, Tổ Thường trực đặc biệt của Bộ Y tế đã đề nghị Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của tỉnh nhanh chóng thành lập và kích hoạt tháp điều trị "3 tầng". Ngày 19/7, Tổ Thường trực đặc biệt của Bộ Y tế đã có buổi làm việc với Tiểu ban...