Nhiều trường bán SGK kiểu ‘lạc kèm bia’
Một số phụ huynh băn khoăn, bức xúc vì đầu năm học mới, trường học gửi danh mục sách giáo khoa (SGK) và sản phẩm giáo dục năm học mới yêu cầu phụ huynh đăng ký mua nhưng không nói rõ sách nào cần thiết, sách nào không bắt buộc. Họ cho rằng, đó là cách làm lập lờ đánh lận con đen để trục lợi.
Danh mục sách lớp 1 Trường tiểu học Tây Sơn gửi phụ huynh
Năm bộ SGK của 2 đơn vị xuất bản niêm yết giá chỉ trên dưới 200.000 đồng/bộ. Tuy nhiên, khi về đến các trường học, phụ huynh nhận được một danh mục sách và các sản phẩm giáo dục cần thiết khác nhau, giá bán cũng khác nhau. Nhiều phụ huynh chỉ biết tặc lưỡi mua đầy đủ bộ sách mà họ hiểu là “đã được trường quy định” cho con học tập.
Tại Trường Tiểu học Trần Phú (TP Hà Tĩnh), một phụ huynh mua bộ SGK “Cánh Diều” vào lớp 1 hết 469.000 đồng. Trong đó, có 21 đầu mục sách bao gồm SGK, vở bài tập các môn, vở thực hành Hoạt động trải nghiệm và 2 cuốn sách tiếng Anh. Chị Nguyễn Thị Thanh Hương, phụ trách thư viện trường này, cho biết, đa số phụ huynh đến mua toàn bộ bộ sách. Trong đó, đắt nhất là 2 quyển sách tiếng Anh có giá 78.000 đồng/quyển và 68.000 đồng/quyển.
Tại một trường tiểu học khác ở Hà Tĩnh, đến thời điểm này, thư viện đã bán ra hơn 200 bộ SGK lớp 1 “Cùng học để phát triển năng lực” của NXB Giáo dục Việt Nam có giá 469.000 đồng. Ngoài ra, học sinh được giới thiệu mua 2 bộ dụng cụ học tập có giá 140.000 đồng, tổng cộng cả SGK và dụng cụ học tập là 609.000 đồng. Trong danh mục sách trường này bán ra, ngoài SGK còn đi kèm 9 loại vở bài tập các môn và 2 quyển sách tiếng Anh. Trên thực tế, theo giá niêm yết của NXB Giáo dục Việt Nam, bộ sách gồm có 10 quyển, giá 194.000 đồng.
Trường tiểu học Tây Sơn ở quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) chọn bộ sách “Cùng học để phát triển năng lực”. Tuy nhiên, ngoài danh mục SGK trường còn đưa ra một danh sách nối dài 19 đầu mục bao gồm cả vở bài tập, tài liệu tham khảo. Với những đầu mục này, nhà xuất bản báo giá 194.000 đồng đã tăng lên thành 305.000 đồng, chưa kể bộ đồ dùng học tập đi kèm.
Video đang HOT
Nhiều gia đình nhận được danh mục SGK nhưng nhà trường không giải thích rõ cho phụ huynh đâu là SGK cần mua, đâu là sách bài tập, sách tham khảo để phụ huynh cân nhắc mua hay không. Ngoài SGK, trường còn gửi phụ huynh bảng giới thiệu danh mục dụng cụ học tập Toán – Tiếng Việt của Công ty Cổ phần thương mại EPE.
PV Ti ề n Phong đã liên hệ bà Nguyễn Phương Hoa, Hiệu trưởng Trường tiểu học Tây Sơn, để tìm hiểu về vấn đề này nhưng bà Hoa đề nghị để lại câu hỏi, nhà trường cần thống nhất với Ban giám hiệu sau đó mới có câu trả lời báo chí.
Chị Nguyễn Thu Hà, phụ huynh một học sinh năm nay lên lớp 4, Trường tiểu học Đại Từ, quận Hoàng Mai (Hà Nội), nói rằng, thông qua cô giáo chủ nhiệm, trường gửi phụ huynh danh mục SGK và các sản phẩm giáo dục dài gần kín một mặt giấy.
Vì phải đăng ký sớm để cô giáo chốt danh sách đặt hàng, chị Hà không xem kỹ nên nộp 586.000 đồng mua sách. Sau khi nhận sách, chị Hà mới nhận ra, bộ sách kể trên chỉ có 9 đầu mục SGK chính, số còn lại là những cuốn vở bài tập hay những quyển thuộc danh mục tài liệu tham khảo.
Sách giáo khoa lớp 1 năm nay dù được niêm yết giá nhưng một số trường vẫn bán kèm tài liệu tham khảo với giá cao
Học trò người Mông ở Yên Bái lên núi "hứng" sóng 3G học trực tuyến
Nhiều tấm gương học sinh vùng cao hiếu học lên núi "hứng sóng" 3G để theo dõi những tiết học trực tuyến của thầy cô.
Trong thời gian các trường học phải ngừng đón học sinh đến lớp vì dịch Covid-19, đã xuất hiện nhiều tấm gương học sinh vùng cao hiếu học lên núi "hứng sóng" 3G để theo dõi những tiết học trực tuyến của thầy cô.
Chiếc lán đơn sơ nơi hai anh em Quang-Viên học trực tuyến.
Câu chuyện của hai anh em Giàng Seo Quang và Giàng Thị Viên, dân tộc Mông, lớp 5E, trường Tiểu học Trần Phú, thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái là một ví dụ.
Chiếc lán tạm được làm trên lưng chừng núi khu vực nước ngập gần thị trấn Yên Thế, ở độ cao 400m so với mực nước biển gần 1 tháng qua đã trở nên quen thuộc đối với hai anh em Quang và Viên. Một tuần 5 buổi, cứ đến 13h30 phút là hai anh em lại mang sách vở và điện thoại lên đây để nghe cô giáo chủ nhiệm giảng dạy trực tuyến.
Trong chiếc lán rộng chỉ vài mét vuông làm bằng tre, nứa được che bằng tấm bạt đã cũ, hai anh em và một số bạn khác miệt mài học bài. Em Giàng Seo Quang chia sẻ: "Từ lúc em biết học Zoom, em mang điện thoại lên đây để hứng sóng học trực tuyến".
Trong khi hầu hết các bạn cùng lớp có điều kiện học trực tuyến thuận lợi do sống ở vùng có sóng điện thoại thì Quang và Viên gặp rất nhiều khó khăn do gia đình các em sống ở khu vực núi nước ngập của tổ dân phố 8, thị trấn Yên Thế không có sóng điện thoại.
Với mong muốn "không bị bỏ lại phía sau", hai anh em đã nảy ra ý tưởng đi lên những ngọn núi cao để "hứng sóng" 3G, 4G. Với sự giúp đỡ của bố mẹ, các em đã dựng được chiếc lán tại địa điểm bắt được sóng.
Anh Giàng Seo Sần, bố của Quang và Viên tâm sự, dù điều kiện kinh tế gia đình còn nhiều khó khăn song vẫn cố gắng mua cho các con 1 chiếc điện thoại cũ vào được mạng và kéo đường điện thắp sáng hàng trăm mét để giúp các con yên tâm học tập.
"Mình ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, không có sóng. May quá mình có được cái điện thoại để cho hai đứa con vào mạng xem cô giáo dạy", anh Giàng Seo Sần chia sẻ.
Quang-Viên chăm chỉ học bài qua mạng 3G.
Cô giáo Nguyễn Thị Kim Thanh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trần Phú, thị trấn Yên Thế cho biết: Để giúp các em duy trì được kiến thức trong thời gian nghỉ học phòng chống dịch Covid-19, từ hơn 1 tháng nay, nhà trường đã triển khai thực hiện học trực tuyến. Với các em học sinh đang sinh sống ở những vùng khó khăn như Quang và Viên, Ban Giám hiệu nhà trường thường xuyên động viên, chia sẻ.
"Khi cô giáo lên tận nơi, thấy các em được bố mẹ tạo điều kiện và các em cũng đã biết đi tìm được địa điểm có sóng trên núi cao để học trực tuyến. Thực sự chúng tôi rất xúc động.", cô giáo Thanh cho biết.
Theo thông tin từ UBND tỉnh Yên Bái, học sinh lớp 5 các trường tiểu học sẽ được tới trường từ ngày 4/5. Đây là điều thực sự vui đối với hai em Quang và Viên, bởi không còn phải lên núi "hứng sóng" và vui hơn là được trở lại lớp gặp thầy cô, bạn bè sau kỳ nghỉ dài./.
Đinh Tuấn
Quảng Ngãi: Sẵn sàng các phương án cho học sinh đi học trở lại Tỉnh Quảng Ngãi quyết định cho học sinh đi học trở lại vào ngày 4/5. Hiện các trường đang chuẩn bị các phương án phù hợp để đảm bảo an toàn khi đón học sinh đến trường. Ghi nhận tại TP. Quảng Ngãi, các cơ sở giáo dục đã bắt đầu vệ sinh trường lớp để đón học sinh đi học vào ngày...