Nhiều trẻ em nhiễm thói xấu từ môi trường sống
Thành phố Hồ Chí Minh hiện có trên 1,3 triệu trẻ em ở độ tuổi từ 6 đến 16 và gần 500 ngàn trẻ dưới 6 tuổi trong gần 1,8 triệu hộ gia đình. Việc nuôi dạy thế hệ tương lai của đất nước là hết sức quan trọng, nhưng trên thực tế trẻ em tại TPHCM đang bị tiêm nhiễm thói hư tật xấu và xu hướng bạo lực… do tác động từ môi trường sống, phim ảnh, trào lưu văn hóa độc hại, game online…
NHỮNG “CÁI NÔI” MA TÚY
Theo số liệu của Phòng chăm sóc bảo vệ trẻ em thuộc Sở LĐ-TB&XH TPHCM, toàn thành phố hiện có gần 6.600 trẻ mồ côi, 143 em nhiễm HIV, hơn 2.000 em bị ảnh hưởng, nhiều em nghiện ma túy… Những em này được xếp vào nhóm có nguy cơ vi phạm pháp luật cao.
Kết quả khảo sát trẻ em vi phạm pháp luật tại 30 phường thuộc địa bàn Q1 và Q.Bình Thạnh do Sở LĐ-TB&XH tiến hành cuối năm 2011, có 106 em từ 12 đến 18 tuổi có hành vi vi phạm pháp luật. Trong đó 15 trường hợp phạm tội cướp tài sản, 26 trường hợp gây rối trật tự công cộng 57 trường hợp vi phạm pháp luật ở các mức độ khác nhau. Cơ quan chức năng đã khởi tố hình sự 10 trường hợp, phạt hành chính 56 trường hợp và đưa đi cơ sở giáo dưỡng 7 đối tượng.
Số trẻ em phạm pháp tại hai quận trên tập trung chủ yếu ở những gia đình khó khăn (chiếm 67%), 12% đối tượng thuộc gia đình có người nghiện ma túy, bố hoặc mẹ nghiện hoặc đi tù. Đáng chú ý là những gia đình bố mẹ ly hôn cũng khiến trẻ có khuynh hướng vi phạm pháp luật cao (chiếm 23%), chỉ 4% gia đình có điều kiện kinh tế và thu nhập ổn định có con vi phạm pháp luật.
Những bậc phụ huynh này dạy dỗ con cái thế nào khi bản thân cũng vi phạm pháp luật?
Đó chỉ là kết quả khảo sát tại hai quận có mặt bằng dân trí cao, hạ tầng tốt. TPHCM còn khá nhiều quận huyện có hạ tầng, dân cư phức tạp tạo thành môi trường thiếu lành mạnh, dễ làm nơi ẩn náu cho nhiều thói hư tật xấu tiêm nhiễm và lây lan trong giới trẻ.
Chúng tôi biết đến những địa danh rất nổi tiếng về ma túy. Đó là khu vực “xóm ruộng” trên đường Nguyễn Duy, P12Q8 với nhiều con hẻm ngoằn ngoèo, một mặt giáp kinh Đôi nên bọn buôn bán “cái chết trắng” mặc sức tung hoành.
Có những gia đình bị ma túy đọa đày như một nghiệp chướng. Thứ khói trắng chết người làm điên đảo cả hai ba thế hệ, kéo vùi từ ông bà, cha mẹ, con cháu xuống tận cùng của bi kịch. Đơn cử như trường hợp gia đình bà T.T.H (ngụ P12Q8), đối tượng này có một tiền án về tội mua bán chất ma túy. Con trai bà H. là T.V.T cũng bị CAQ8 bắt về tội mua bán trái phép chất ma túy. Em gái của T.V.T là T.T.M cũng có hai tiền án về tội danh trên. Đến lượt con gái của T.V.T là T.T.X (cháu bà H.) cũng xộ khám khi mới vừa 20 tuổi vì ma túy.
Video đang HOT
Tại hẻm 191 Cao Xuân Dục, P12Q8 có trường hợp cháu bị dì dụ dỗ vào con đường mua bán trái phép chất ma túy khi ở tuổi 15. Đó là trường hợp của L.M.T (SN 1993, bán ma túy vào năm 2008). Ở thời điểm đó, T. chưa đủ tuổi thành niên nên cơ quan chức năng phải đưa đi cơ sở giáo dưỡng. T. là cháu của L.K.D (ngụ P12Q8), được dì tổ chức cho mua bán ma túy. Sau khi T. và dì bị bắt, mẹ của T. là L.K.L cũng sa vào con đường mua bán chất ma túy, bị bắt và chết trong thời gian thụ án. Ở hẻm 843 Nguyễn Duy (gần cầu Nhị Thiên Đường) cũng có một gia đình nối nhau thụ án vì tội mua bán trái phép chất ma túy. Đó là trường hợp của N.B.Y (có tiền án về tội danh trên). Chồng bà Y. là P.V.C (có một tiền án về ma túy) rồi con là L.T.N (SN 1989) cũng bị bắt vì nối nghiệp bố mẹ.
Theo một số người cao tuổi tại địa phương, khu vực trên trước đây là ruộng, đầm lầy. Trước giải phóng cũng có vài nhà mua bán á phiện. Sau này thêm nhiều người đến sinh sống, cất nhà tạm chỉ khoảng chục mét vuông. Mặt bằng dân trí ở đây chưa cao, thậm chí nhiều trường hợp mù chữ. Từ năm 1999 – 2000, các đối tượng ma túy sau khi thụ án trở về địa phương đã lôi kéo không ít người không có việc làm i “chung đường” nên danh sách những kẻ có tiền án về tội mua bán trái phép chất ma túy ngày càng dài ra. Đến nay đã có vài chục đối tượng nằm trong diện quản lý của công an địa phương.
Đánh bài trong một quán trà sữa
TƯƠNG LAI NÀO CHO NHỮNG ĐỨA TRẺ Ở CẦU RÁC?
Thực lòng mà nói nếu không có người dẫn đường thì chúng tôi chẳng thể nào tìm được địa danh Cầu Rác ở P14Q8 vì trên thực tế chẳng có cây cầu nào mà chỉ là một xóm nhà trên mặt kênh ở khu vực đường Hoài Thanh, P12Q8. Tại đây có khá nhiều đối tượng mua bán chất ma túy, nghiện ngập và cũng là nơi có nhiều trẻ em. Lớp lớn đã lao vào nghiện ngập, lớp còn nhỏ nhưng chỉ đi học để biết mặt chữ, lớp nữa còn nằm trong bụng nhưng đều có chung một tương lai: chẳng có gì sáng sủa ở phía trước.
Chúng tôi đến căn nhà không số của ông Nguyễn Văn Đ. (trên đường Hoài Thanh) nằm hoàn toàn trên mặt kênh, chỉ rộng chừng 30m2 nhưng tập trung cả đại gia đình mười mấy người sinh sống. Hai người con là Nguyễn T.B, Nguyễn T.H đều có tiền án về tội mua bán chất ma túy, riêng H. vẫn còn thụ án. Đứa cháu Nguyễn T. mới mười mấy tuổi đầu cũng sa vào nghiện ngập, được địa phương đưa đi trường giáo dưỡng. Được biết, nhà ông Đ. hiện vẫn còn mấy đứa trẻ, trong đó đứa chắt ngoại vẫn chưa ra đời nhưng cha nó đã phải trốn khỏi địa phương vì có hành vi giao cấu với trẻ em và phải cai nghiện bắt buộc. Nhắc đến tương lai, những người lớn cũng chẳng biết sẽ đi về đâu nếu mai này Nhà nước giải tỏa, còn hiện tại họ vẫn sống bằng những công việc như nhặt nút áo mưa với tiền công 4.000 đồng/kg, nhặt vỏ hành 2.000 đồng/kg hay làm công kiếm sống…
Rời nhà ông Đ., chúng tôi đến nhà Phạm Thị T.M (SN 1987). M. sử dụng ma túy từ năm 17 tuổi khi đi chơi với nhóm bạn tại P15Q8 nhưng đã cai nghiện xong hồi tháng 11-2011. M. cho biết nhóm bạn của cô hiện lớp chết, lớp bị bắt gần hết. Em cô là Phạm T.T cũng mới cai nghiện bắt buộc trở về địa phương. Mẹ của M. và T. là Nguyễn T.T vẫn còn thụ án trong trại giam về tội mua bán trái phép chất ma túy. Riêng M. hiện đã có chồng và một đứa con sáu tuổi. Đang trò chuyện thì con của cô cùng một đám trẻ trong xóm Cầu Rác đi học về. Nhìn những đứa bé kháu khỉnh, hồn nhiên nhảy chân sáo trên mặt sàn gỗ phập phều, chúng tôi tự hỏi tương lai sẽ ra sao nếu như chúng lớn lên ở xóm Cầu Rác vốn nổi danh về nạn mua bán ma túy này?
Trò chuyện với Lâm T.H (SN 1974, nhà trên đường Hoài Thanh, bị Công an P14Q8 bắt vì hành vi đánh bạc), chúng tôi được biết H. có người mẹ tên Nguyễn T.Đ (SN 1956, đang thụ án về ma túy tại Trại giam Bố Lá). Chồng của H. là Dương V.T (SN 1972, bị bắt vì ma túy năm 2001 và đã chết trong trại giam khi thụ án). Đứa con gái lớn là Dương K.D (SN 1992, đang cai nghiện). Mặc dù có hoàn cảnh như vậy nhưng người phụ nữ này vẫn sa chân vào cờ bạc. Khi chúng tôi hỏi về đứa con thứ hai mới năm tuổi, H. cho biết đứa bé đã được một người trong xóm nhận nuôi từ lúc hai tháng tuổi. Người này dự kiến sau khi giải tỏa sẽ dẫn con bé đi biệt xứ. Có lẽ trong thâm tâm của người đàn bà này vẫn nghĩ đứa bé sẽ có một cuộc sống tốt hơn nếu xa vòng tay của mẹ, rời xa được họ hàng của nó.
Được biết, tại P14Q8 đã có trường hợp trẻ em bị đối tượng thuê bán ma túy cho con nghiện. Năm 2009, em Lê Văn V. (SN 1993) bị bắt khi đang bán thuê ma túy cho đối tượng khác. Cuối năm 2011, công an cũng bắt quả tang Nguyễn N.Y (SN 1995) đang bán ma túy giúp cho người khác…
Có thể nói một trong những nguyên nhân khiến trẻ em tại những khu vực kể trên sa vào phạm pháp hình sự chính là do tác động từ môi trường sống, trong đó yếu tố tác động từ gia đình là chủ yếu. Điều này vô hình chung làm gia tăng đáng kể số lượng các đối tượng có tiền án tại các địa phương thuộc diện điểm nóng về ma túy.
Trung tá Lê Văn Rau – Phó trưởng Công an P12Q8 – cho biết số đối tượng liên quan đến ma túy thuộc diện nghi vấn trên địa bàn phường đã gia tăng khá nhanh nhưng vẫn… “mọc như nấm sau mưa”. Cuối năm 2011, CAP12 phối hợp với Đội CSĐTTP về ma túy CAQ8 bắt 81 vụ 91 đối tượng mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy; lập hồ sơ vi phạm 635 đối tượng nghiện đến địa bàn Q8 tìm mua heroin về sử dụng. Đầu năm 2012, địa phương này lại hốt thêm 10 đối tượng mua bán ma túy, lập hồ sơ đưa đi cai nghiện 109 đối tượng. Đợt thu gom vừa qua, số đối tượng nghiện ma túy bị tạm giữ, lập hồ sơ xử lý gần 300 người.
Trẻ em nghiện game online, vấn nạn của quốc gia
NGƯỜI LỚN CHƯA LÀM TRÒN BỔN PHẬN
Những năm qua, quận 4 là khu vực có nhiều chuyển biến về bộ mặt đô thị. Tuy nhiên, sự thay đổi chỉ diễn ra tại khu vực đường Hoàng Diệu, Khánh Hội…, còn bên trong những con hẻm ngày nay cũng chẳng khác Q4 thời Năm Cam.
Rời con đường 41 mới được mở rộng, chỉnh trang, chúng tôi đi vào một số con hẻm gần đó và nhận thấy vẫn có một số phụ nữ lớn tuổi tụ tập đánh tứ sắc, đánh bài. Thanh niên thì để mình trần, phơi những tấm lưng đầy hình xăm xanh, đỏ. Tại chung cư Tôn Thất Thuyết, P4Q4 – nơi diễn ra vụ trọng án làm chết Hồ Giang Tín Nghĩa hồi năm 2011, có khá nhiều bội gà. Theo một người dân, số bội gà trên là của mấy đứa trẻ sinh sống trong chung cư. Trước đây, khu vực trước cửa chung cư là nơi tập trung đám đá gà ăn tiền, nhưng gần đây lực lượng công an đã ra quân bắt hết gà nên giờ chỉ còn vài con của tụi nhóc.
Trao đổi với chúng tôi, anh Nguyễn Văn Tính – chuyên viên Phòng chăm sóc và bảo vệ trẻ em thuộc Sở LĐ-TB&XH TPHCM – cho biết gia đình chính là cái nôi để hình thành nhân cách của trẻ rồi mới đến xã hội. Trong cuộc sống thường ngày, người lớn vẫn có những hành vi, cử chỉ làm gương xấu cho trẻ nhưng lại không tự nhận biết. Đơn cử, trẻ em khi còn nhỏ được học tại nhà trường là ra đường phải đội mũ bảo hiểm nhưng khi đưa đón con đến trường, phụ huynh lại không cho con đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy hoặc chính bản thân mình cũng không thèm đội mũ bảo hiểm.
Có trường hợp trẻ đến trường đánh nhau khiến phụ huynh bức xúc, xúi con mình đến lớp đánh lại bạn, thậm chí còn dạy võ cho con để… đánh bạn cũng dễ dàng khiến tâm trí thơ ngây của đứa trẻ hiểu rằng hành vi đánh bạn là được cha mẹ ủng hộ. Hay đơn cử như việc người lớn đối xử thiếu tôn trọng với nhau, thường xuyên cãi vã, quát mắng người giúp việc trong gia đình cũng sẽ khiến đứa trẻ sống trong môi trường đó có xu hướng ích kỷ, hung hăng hơn.
Vì thế nên không có gì lạ khi một đứa trẻ ở bậc tiểu học đã sớm bộc lộ, muốn làm đàn anh, đàn chị… bắt bạn học cùng lớp phải đưa tiền cống nạp để chúng mua bánh hay phải xách cặp cho chúng mỗi khi đến lớp.
Trong số những nguyên nhân dẫn đến việc trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật chính là việc trẻ chưa thành niên có xu hướng thể hiện cá tính, cái tôi cá nhân. Các em muốn tìm hiểu cái mới lạ nhưng khả năng kiềm chế thấp dẫn đến phạm tội. Một số em có hoàn cảnh đặc biệt như bố mẹ ly hôn hoặc thuộc diện hộ nghèo thường dễ bị tổn thương, sống tự ti, mặc cảm, thiếu sự quản lý, giáo dục nên rất dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực. Với những gia đình có điều kiện kinh tế khá giả thì sự nuông chiều, bố mẹ luôn đáp ứng nhu cầu vật chất của trẻ cũng là một tác nhân gây hại cho sự hình thành nhân cách của trẻ.
Game online đã thực sự trở thành vấn nạn không chỉ đối với Việt Nam. Con số 43/55 trò chơi game online mang tính bạo lực (chiếm 78%) và 2/3 học sinh chơi game mới học ở bậc tiểu học, đáng để cả xã hội phải suy ngẫm. Tại TPHCM không thiếu những tiệm internet, game online lại được bố trí gần như sát với trường học, như hàng loạt tiệm game online tại hẻm 135B Trần Hưng Đạo, P. Cầu Kho, Q1 chỉ cách cổng Trường tiểu học Minh Đức vài bước chân khiến nơi đây trở thành tụ điểm của nhiều học sinh trường này.
Đã có không ít game thủ trẻ coi việc mình phạm tội giết người là hết sức bình thường vì sau khi phạm tội, lấy được tài sản chúng có thể ung dung ngồi đồng ở một tiệm nào đó để chơi game cho đến khi bị bắt.
Theo CATP
Bùn dưới hồ Gươm chứa kim loại nặng và khí độc
Môi trường nước hồ Gươm đang bị ô nhiễm nặng, chất lượng nước hồ ngày một suy giảm, trong số 51 loài vi tảo thì có gần 90% là tảo lam độc hại.
Ngày 13.5, Sở Khoa học - Công nghệ Hà Nội tổ chức hội thảo khoa học về đảm bảo môi trường sống của rùa hồ Gươm với sự tham gia của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước.
Bùn dưới hồ chứa kim loại nặng và khí độc
Tại cuộc hội thảo, nhiều ý kiến của các nhà khoa học đều khẳng định môi trường nước hồ Gươm đang bị ô nhiễm nặng, chất lượng nước hồ ngày một suy giảm, trong số 51 loài vi tảo thì có gần 90% là tảo lam độc hại.
Đáng chú ý, sự xuất hiện thường xuyên và dày đặc của các loại tảo mà chủ yếu là tảo lam độc thuộc chi Mycrocystis đã tạo nên đặc điểm nổi bật của hồ Gươm: độ pH luôn ở mức cao 9,4 - 10,5 (số liệu quan trắc 2009-2010), hồ bị phì dưỡng cao, hàm lượng các chất dinh dưỡng (NH4, TN, TP, COD) và các chất hữu cơ trong bùn rất cao.
Dọn vệ sinh khu vực hồ Gươm - Ảnh: Ngọc Thắng
Bên cạnh đó, nước thải và bùn đất do mưa cuốn vào hồ đã làm lớp bùn lắng của đáy hồ ngày một dày (từ 1,3-1,86m). Sự tồn tại của lớp trầm tích lâu năm này đang gây ảnh hưởng tới môi trường sống của những sinh vật dưới hồ do chứa nhiều kim loại nặng và khí độc. Không những thế, lớp bùn sa lắng còn cản trở việc lưu thông nước hồ với các nguồn nước ngầm khiến mực nước hồ ngày một cạn.
Theo một số nhà khoa học, các yếu tố môi trường tác động càng làm cho mật độ thực vật phù du có xu hướng tăng dần kéo theo hàm lượng ô-xy hòa tan giảm đột ngột vào từng thời điểm khác nhau, ảnh hưởng đến sự tồn tại của nhiều loài động, thực vật trong hồ. Số lượng cá trong hồ đang ngày một giảm và có khả năng không cung cấp đủ thức ăn cho rùa hồ Gươm.
Chính vì vậy, cải tạo hồ là việc làm cần thiết để bảo vệ hệ sinh thái, trong đó có loài rùa quý trước nguy cơ bị hủy diệt bởi sự ô nhiễm và sa lắng bùn. Thạc sĩ Kim Văn Vạn đề nghị thả một số loài cá vào hồ Gươm để cung cấp thức ăn cho rùa, trong đó 60% là cá trôi (thức ăn khoái khẩu của rùa trong bể chăm sóc), 20% cá mè trắng, 10% cá chép...
Theo Thanh niên
Rùa hồ Gươm bỏ ăn 3 ngày liền vì nắng nóng Theo thông tin từ TS Bùi Quang Tề, người chỉ đạo trực tiếp tổ chăm sóc sức khỏe rùa quý hồ Gươm, do thời tiết nắng nóng nên rùa đã bỏ ăn 3 ngày liền. Thông tin mà TS Bùi Quang Tề, người chỉ đạo trực tiếp tổ chăm sóc sức khỏe rùa quý hồ Gươm, đưa ra tại hội thảo khoa học...