Nhiều tranh luận về tên gọi 2 quận mới
Chủ trương tách huyện Từ Liêm thành 2 quận mới được nhiều ĐB HĐND TP quan tâm. Báo An ninh Thủ đô đã ghi lại một số ý kiến về vấn đề này.
Giám đốc Sở Công Thương Lê Hồng Thăng: Tách thành 2 quận là hợp lý
“Từ Liêm đã cơ bản đô thị hóa xong, nếu vẫn giữ nguyên mô hình chính quyền cấp huyện thì không quản lý được tốt cả về dân số lẫn phát triển đô thị. Do vậy, lẽ đương nhiên phải tổ chức chính quyền cấp quận mới theo kịp được yêu cầu phát triển. Nếu tiếp tục để chính quyền cấp huyện, sức phát triển chắc chắn sẽ bị kìm hãm. Câu hỏi tiếp theo là tách như thế nào cho hợp lý? Vừa qua, với tư cách ĐB HĐND TP, chúng tôi đã được họp bàn và xuống cơ sở nghiên cứu, đánh giá và nhận thấy rằng, nếu chỉ chuyển Từ Liêm thành 1 quận, vẫn quá lớn với quy mô hiện tại. Do đó, chúng ta phải tách thành 2 quận mới thực sự phù hợp. Nếu cố tình “ép” lại thành 1 quận, sẽ quá sức với người quản lý”.
Phó Bí thư Thường trực quận ủy Thanh Xuân Vũ Cao Minh: Tên quận Mỹ Đình có nhiều sức hút
“Ngoài tên Từ Liêm thì tên quận còn lại nếu đặt là Mỹ Đình cũng có nhiều sức hút. Đây là một cái tên đẹp, có hai âm tiết nên rất phù hợp với cách đặt tên của người miền Bắc. Mỹ Đình đủ tầm vóc và xứng đáng để đặt tên cho một quận mới. Hơn nữa, kể cả những người chưa từng ra Hà Nội nhưng khi nhắc đến Mỹ Đình người ta cũng sẽ hình dung ra ngay nó nằm ở đâu. Tất nhiên, việc đặt tên một địa phương mới phải có quy trình chặt chẽ và được toàn bộ HĐND ở các xã bàn bạc, thống nhất. Trước đây, khi Hà Nội lập quận Long Biên cũng đã có nhiều ý kiến tranh luận sôi nổi”.
Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy Phan Đăng Long: Người dân muốn giữ tên truyền thống
Video đang HOT
“Việc thành lập 2 quận mới đã được chuẩn bị gần chục năm nay. Thể theo nguyện vọng của chính quyền địa phương và nhân dân, TP đã kiến nghị và được Chính phủ đồng ý chủ trương. Hiện nay, người dân quan tâm nhất là việc đặt tên 2 quận mới. Tên chính thức thì chưa được phê duyệt song nguyện vọng của người dân là muốn giữ lại tên cũ theo truyền thống. Do đó, khi chọn phương án tên quận mới khác với tên Từ Liêm, người dân không nhất trí.
Cách đây 10 năm, khi chúng ta xây Sân vận động quốc gia Mỹ Đình, bộ, ngành liên quan dự kiến đặt tên là Sân vận động Olympic quốc gia nhưng Hà Nội tham mưu nên đặt tên SVĐ Mỹ Đình. Khi đó, Ủy ban Thể dục thể thao phản ứng và cho rằng không nên lấy tên 1 xã làm tên sân vận động mang tầm quốc tế. Chúng tôi cũng đã giải thích, người dân đã hy sinh cả khu đất lớn nên cần phải giữ lại cái tên. Thế nên, sân bây giờ mới mang tên Mỹ Đình”.
Theo Ngọc Khánh (Ghi)
Hà Nội thành lập mới 2 quận: Sắp xếp cán bộ ra sao?
Liên quan đến việc chia huyện Từ Liêm thành 2 quận mới, Trưởng ban Tuyên giáo huyện Từ Liêm Nguyễn Văn Việt cho biết, sẽ có sự điều động, luân chuyển cán bộ. Tuy nhiên, cán bộ chủ chốt của huyện tham gia HĐND huyện được đơn vị nào bầu lên, sau này điều chỉnh địa giới hành chính sẽ ở lại địa bàn đó....
Ông Nguyễn Văn Việt - Trưởng ban Tuyên giáo huyện Từ Liêm
Những ngày gần đây, người dân Hà Nội đang đặc biệt quan tâm đến việc điều chỉnh địa giới hành chính huyệnTừ Liêm thành 2 quận mới. Chiều 2/12, Huyện ủy Từ Liêm đã tổ chức gặp gỡ báo chí để thông tin rõ về vấn đề này.
Tại cuộc gặp gỡ báo chí, ông Nguyễn Văn Việt - Trưởng ban Tuyên giáo huyện nhận được nhiều câu hỏi đề cập đến tên gọi 2 quận mới là Bắc - Nam Từ Liêm, đến kinh phí điều chỉnh địa giới hành chính hay việc sẽ phải tăng biên chế công chức, viên chức để đáp ứng việc thành lập 2 quận mới này.
- Thưa ông, sau khi được biết đề án tách huyện Từ Liêm thành 2 quận với tên gọi là Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm, nhiều ý kiến cho rằng nên lấy tên của một quận là Từ Liêm, còn quận khác tên là Mỹ Đình hoặc Thăng Long. Vậy tại sao lại có sự đặt tên như vậy?
Đề án chúng tôi cũng đặt ra nhiều phương án để lựa chọn, tuy nhiên tên Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm là phương án ưu tiên. Cụ thể, ba phương án chúng tôi đặt ra là Từ Liêm và Mỹ Đình, Từ Liêm và Tây Thăng Long nhưng những lý do khác nhau nên phương án ưu tiên là Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm.
Tên quận Mỹ Đình nhiều người cho là rất hay và đã được đặt ra từ lâu, tuy nhiên dư luận những xã khu vực phía Nam lại không đồng tình. Nhiều người cho rằng tên Mỹ Đình không thỏa đáng, bởi lẽ tên một xã lại đặt cho cả quận nên chúng tôi không đưa vào phương án lựa chọn.
Cái tên Tây Thăng Long được đưa ra để đặt cho một quận mới cũng rất hay. Tuy nhiên, nhiều người cũng cho nó không thỏa đáng vì Thăng Long là tên cố đô trong lịch sử, nay đem đặt cho một quận là không xứng tầm.
Sau nhiều lần chia tách, Từ Liêm có được thành quả như ngày nay là công lao của tất cả các thế hệ, kết quả chung của cán bộ, lực lượng vũ trang và nhân dân huyện cho nên chúng tôi muốn đặt tên Từ Liêm cho hai phía Bắc - Nam và lấy địa giới là đường 32.
Tuy nhiên, tất cả những thông tin đó chúng tôi cũng vẫn đang nghiên cứu, lấy ý kiến nhân dân từ cấp thôn, xã, thị trấn trong huyện. Sau đó, chúng tôi báo cáo HĐND huyện, thành phố và quyết định cuối cùng là Chính phủ.
- Việc điều chỉnh địa giới hành chính như vậy sẽ kéo theo rất nhiều vấn đề phát sinh và chắc chắn sẽ gây tốn kém, ví dụ như xây trụ sở mới... Vậy, xin ông cho biết ngân sách để phục vụ cho việc này là bao nhiêu?
Khi tách huyện thành 2 quận, theo đề án thì trụ sở quận phía Nam nằm ở khu vị trí hiện tại. Trụ sở phía Bắc sẽ được xây mới hoán toàn trên đường Văn Tiến Dũng, đoạn gần trung tâm thể thao và nhà văn hóa huyện hiện tại. Nhiều phường mới thành lập cũng phải xây thêm trụ sở và các công trình công ích như nhà văn hóa, trường học, trạm y tế...
Ngân sách phục vụ cho các hoạt động trên chắc chắn Nhà nước phải sắp xếp. Tuy nhiên, kinh phí là bao nhiêu thì các cơ quan trách nhiệm của chính quyền - UBND sẽ làm theo đề án dự trù trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Không chỉ tốn kém cho việc xây mới các trụ sở, việc chia tách thành 2 quận mới sẽ phải kèm theo bộ máy hành chính mới. Vậy đội ngũ công chức, viên chức liệu có bị phình ra không, thưa ông?
Việc điều chuyển địa giới hành chính từ một huyện thành 2 quận, đương nhiên có sự điều động, luân chuyển cán bộ. Biên chế cán bộ, công chức, viên chức của 2 quận so với huyện Từ Liêm cũng đương nhiên là sẽ tăng. Tuy nhiên, tăng thế nào phải theo quy định của pháp luật. Trên cơ sở huyện trình cấp có thẩm quyền là Thành ủy, HĐND thành phố phê duyệt đủ số lượng cũng như chất lượng cán bộ bảo đảm bộ máy quận mới hoạt động bình thường phục vụ nhân dân.
Cán bộ hiện tại được sắp xếp thế nào thì tới đây sẽ bàn. Tuy nhiên, một điều bất biến là cán bộ chủ chốt của huyện tham gia HĐND huyện được đơn vị nào bầu lên, sau này điều chỉnh địa giới hành chính sẽ ở lại địa bàn đó.
- Xin cảm ơn ông!
Xuân Hưng
Theo VnMedia
Khai mạc kỳ họp thứ 8 HĐND TP Hà Nội Sáng nay (2-12), kỳ họp thứ 8 - Hội đồng nhân dân TP Hà Nội khóa XIV nhiệm kỳ 2011-2016 đã chính thức khai mạc. Dự kiến kỳ họp sẽ diễn ra trong 5 ngày từ 2-12 đến ngày 6-12-2013 Bà Ngô Thị Doãn Thanh - Chủ tịch HĐND TP Hà Nội cho biết, kỳ họp thứ 8 HĐND TP lần này có...