Nhiều trại heo giảm được giá thành sản xuất nhờ bí quyết này
Nhờ đảm bảo chăn nuôi an toàn sinh học (ATSH) và chủ động con giống, nhiều trại heo vẫn an toàn đi qua mùa cao điểm dịch tả heo châu Phi và tiết kiệm được đáng kể chi phí sản xuất.
Sau dịch tả heo châu Phi (DTHCP), đàn heo sụt giảm nghiêm trọng. Việc thiếu hụt nguồn cung đã đẩy giá heo hơi và heo thịt các loại luôn nằm ở mức cao suốt thời gian qua.
Hiện,giá heo hơi ở nhiều trại ở mức từ 85.000 – 91.000 đồng/kg, giá heo thịt tại chợ từ 120.000 – 210.000 đồng/kg tùy loại. Đán g chú ý là giá con giống trên thị trường thời gian qua sốt cao với mức hơn 3 triệu đồng/con.
Giá thành heo hơi xuất chuồng và heo giống vẫn đang ở mức cao
Theo tính toán của các trại nuôi, hiện bình quân giá thành sản xuất heo hơi phải hơn 55.000 – 65.000 đồng/kg. Tuy nhiên, cá biệt vẫn có trang trại gần như tự chủ được hầu hết các khâu trong quá trình sản xuất nên chi phí giá thành chỉ khoảng 45.000 đồng/kg.
Giá thành thấp giúp mang về nguồn thu nhập cả trăm triệu đồng mỗi tháng cho chủ trại.
Anh Nguyễn Văn Linh, chủ trang trại heo ở huyện Bàu Bàng (tỉnh Bình Dương) cho biết, hiện trại đang duy trì tổng đàn với 1.000 con các loại, trong đó có 110 con nái.
Trong mùa cao điểm DTHCP năm 2019, ATSH trong chăn nuôi được anh áp dụng triệt để, nhất là hạn chế tiếp xúc nguồn lây nhiễm bệnh.
Các nhân viên kỹ thuật, nhân công là trong trại đều được hạn chế, thậm chí cấm ra ngoài.
Các phương tiện xe cộ đến bắt heo, tài xế lái xe bắt heo cũng không được vào trại nuôi mà ở đứng ở ngoài hết.
Bên trong chuồng trại được vệ sinh, sát trùng kỹ từng ngày. Điều quan trọng là trại nuôi nằm cách xa các trại khác, cách xa cả khu dân cư.
Mật độ nuôi trong chuồng giảm xuống 10% so với trước DTHCP. Vì nếu mật độ nuôi quá dày đặc thì làm ATSH cho mấy cũng rất dễ nhiễm bệnh.
Video đang HOT
Anh Nguyễn Văn Linh rắc vôi quanh trại heo để sát khuẩn
Giá thức ăn chăn nuôi và thuốc men cho heo hầu như ngang nhau, không chênh lệch nhiều giữa các trại. Trong khi con giống bây giờ hơn 3 triệu đồng/con, cho nên giá thành sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào giá con giống.
Nhờ có số con giống không bị ảnh hưởng do DTHCP nên anh Linh chủ động công tác giống. Cùng với việc tự chủ các khâu trong chăn nuôi, giá thành xuất chuồng của anh Linh chỉ khoảng 45.000 – 47.000 đồng/kg.
“Với các hộ, trại phải nhập giống, giá thành có thể lên 65.000 – 70.000 đồng/kg mới huề vốn. Mức giá của tôi đã cao hơn so với trước DTHCP nhưng vẫn thấp hơn so với nhiều nơi”, anh Linh nói.
Tại xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu (tỉnh Đồng Nai), trại heo của chị Lê Thị Đông Hà cũng không hề nhiễm DTHCP dù trong vùng trọng điểm chăn nuôi của địa phương.
Chị Hà chủ động giảm đàn để giảm áp lực dịch bệnh lên đàn heo
Trước DTHCP, chị Hà thường xuyên giữ ổn định đàn heo trong trại hơn 90 con nái, đàn heo thịt khoảng 1.000 con. Song do DTHCP chưa có vaccine, chị Hà chủ động giảm đàn, còn khoảng 50 nái và khoảng 500 con thịt.
Dù giá heo giống trên thị trường có tăng vọt, các chi phí đầu vào khác cũng tăng theo nhưng hầu như không ảnh hưởng đến trại chị Hà vì giá thành heo hơi của chị thường giữ ở mức ổn định.
Trước dịch, chị lấy thức ăn từ nhiều nguồn để pha trộn. Khi có dịch, chị chỉ lấy 1 chỗ duy nhất để hạn chế nguồn lây nhiễm. Chị còn làm 2 hồ nước lớn, mỗi hồ 10m3 nước để xử lý nước sạch cho heo uống.
Đến nay, chăn nuôi đảm bảo ATSH được chị Hà đặt lên hàng đầu để giúp đàn phát triển tốt.
Nhờ chủ động con giống và các khâu chăn nuôi, chị Hà xuất chuồng chỉ 40.000 đồng/kg
TS. Nguyễn Ngọc Hải, Khoa Chăn nuôi thú y (Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM) cho biết, ATSH là một giải pháp tổng thể. Việc giảm đàn để giảm áp lực dịch bệnh cũng là ATSH. Hoặc có khi, chính chủ trại đã thực hiện ATSH một cách vô thức mà không biết. Cho nên vẫn có những trại heo gần như an toàn qua mùa dịch.
Ông Huỳnh Thành Vinh – Giám đốc Sở NNPTNT Đồng Nai cho biết, giá chăn nuôi đạt đến ngưỡng xuất chuồng tốn bình quân khoảng 2,6 – 2,7 triệu đồng tiền thức ăn cho 1 con heo.
Ông Vinh khuyến cáo, do không có vaccine phòng bệnh nên chưa có cách nào ngăn chặn được tuyệt đối DTHCP. Các hộ, trại tuyệt đối không lơ là trong công tác ATSH để bảo vệ đàn vật nuôi.
Những trại lợn bình an xuyên mùa dịch, thu lãi tiền tỷ
Nhờ đảm bảo chăn nuôi an toàn sinh học (ATSH), chủ động giảm đàn, nhiều trại nuôi lợn vẫn an toàn đi qua mùa cao điểm dịch tả lợn châu Phi và duy trì đà sản xuất, đạt lợi nhuận cao nhờ giá lợn hơi tăng phi mã.
Chủ động chống dịch
Nằm lọt thỏm giữa vườn cây cao su và tách biệt khỏi khu dân cư, trại nuôi lợn của anh Nguyễn Văn Linh (ở huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương), là một trong số ít những trang trại không bị dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) "ghé thăm".
Hiện trang trại này duy trì tổng đàn với 1.000 con lợn các loại. Anh Linh cho biết, tổng số này đã giảm 10% so với năm 2019 do trại tự giảm đàn để giảm áp lực dịch bệnh.
Trong mùa cao điểm DTLCP năm 2019, ATSH được anh Linh áp dụng triệt để, nhất là hạn chế tiếp xúc nguồn lây nhiễm bệnh. Các nhân viên kỹ thuật, nhân công trong trại đều được hạn chế, thậm chí cấm ra ngoài. Các xe đến bắt lợn và tài xế cũng không được vào trại nuôi. Bên trong chuồng trại được vệ sinh, sát trùng kỹ từng ngày.
Điều quan trọng là trại nuôi nằm cách xa các trại khác, cách xa cả khu dân cư. Mật độ nuôi trong chuồng cũng giảm.
Nhiều trại nuôi ở Đồng Nai chủ động thực hiện an toàn sinh học để bảo vệ đàn trước dịch tả lợn châu Phi. Ảnh: N.V
Sau DTLCP, nguồn cung thiếu hụt đã đẩy giá lợn hơi và lợn thịt các loại luôn nằm ở mức cao. Hiện giá lợn hơi ở nhiều trại ở mức cao, dao động từ 85.000-91.000 đồng/kg. Đáng chú ý là giá con giống trên thị trường thời gian qua cũng liên tục tăng "nóng", lên mức hơn 3 triệu đồng/con.
DTLCP không chỉ 1 chủng, có chủng độc lực lớn nhưng cũng có chủng độc lực thấp. Điểm chung là virus lây nhiễm chậm nên người chăn nuôi cần cảnh giác tuyệt đối và loại trừ sớm".
TS Nguyễn Ngọc Hải
Theo tính toán của nhiều trại nuôi, hiện bình quân giá thành sản xuất mỗi kg lợn hơi phải hơn 55.000-65.000 đồng. Tuy nhiên, nhờ giữ lại được đàn nái để gầy lợn giống, giá thành xuất chuồng ở trại anh Linh chỉ 45.000-47.000 đồng/kg.
Tương tự, tại huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai), trại nuôi lợn của chị Lê Thị Đông Hà cũng không hề nhiễm DTLCP. Trước dịch, chị Hà thường xuyên giữ ổn định đàn lợn hơn 90 con nái, 1.000 con thịt. Song do bệnh DTLCP chưa có vaccine, chị Hà đã chủ động giảm đàn còn khoảng 50 nái và 500 con thịt.
Trong tình hình hiện nay, chăn nuôi đảm bảo ATSH tiếp tục được chị Hà đặt lên hàng đầu. Dù giá giống trên thị trường có tăng vọt, các chi phí đầu vào khác cũng tăng theo nhưng hầu như không ảnh hưởng đến trại của chị Hà. Nhờ chủ động được tất cả các khâu trong chăn nuôi từ con giống, tiêm phòng, thụ tinh..., giá thành sản xuất hơi của chị thường giữ ở mức ổn định chỉ khoảng 40.000 đồng/kg. Mức giá này giúp chị có thu nhập hơn 1 tỷ đồng/năm.
Không chủ quan
Ở huyện Thống Nhất (Đồng Nai), ông Đỗ Thanh Tú là một trong số ít những nông hộ đã tái đàn thành công ngay trong thời điểm có dịch và khá tự tin vào kinh nghiệm chăn nuôi của bản thân.
Theo tính toán của nhiều trại nuôi, hiện bình quân giá thành sản xuất mỗi kg lợn hơi phải hơn 55.000-65.000 đồng/kg. Tuy nhiên, nhờ giữ lại được đàn nái để gầy lợn giống, giá thành xuất chuồng ở trại anh Nguyễn Văn Linh chỉ khoảng 45.000-47.000 đồng/kg.
Ông Tú kể, trước dịch ông nuôi khoảng 200 con lợn. Tháng 8 năm ngoái, ông chủ động giảm đàn 50% để né dịch. Đến cuối năm 2019, ông tìm hiểu cơ chế lây bệnh, tự tìm cách khắc chế trong khả năng của mình rồi tiếp tục tái đàn trở lại mức 300 con.
Thời điểm đó, nhiều hộ và trang trại tái đàn thành công nhưng cũng không ít nơi thất bại. Riêng đàn lợn của ông Tú vẫn không hề hấn gì. Theo ông Tú, các chủ hộ, chủ trại là người hiểu rõ nhất mức độ mức độ an toàn của chuồng nuôi.
Quan trọng là phải hiểu rõ cơ chế lây bệnh của virus DTLCP, kiểm soát tốt đầu vào mới khống chế thành công. "Tôi đang tìm đất mở thêm trại mới. Đàn nái của gia đình không lớn nên vẫn nhập nguồn lợn thịt từ bên ngoài vào nuôi" - ông Tú nói.
Thừa nhận nguồn lợn giống bây giờ khan hiếm nhưng anh Nguyễn Văn Linh lại tính theo cách khác. Trại của anh vẫn để lợn thịt lại làm lợn nái chứ không dám nhập nguồn lợn giống mới từ bên ngoài vào. "DTLCP gọi tên trại nuôi nào thì trại đó dạ. Tôi cố gắng hạn chế tối đa chứ không thể biết nguồn bệnh lây từ đâu. Có cho con giống miễn phí tôi cũng không dám nhập vì sợ" - anh Linh nói.
PGS -TS Nguyễn Ngọc Hải của Khoa Chăn nuôi thú y (Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM) cho biết, phải thừa nhận là có những trại nuôi vẫn an toàn với dịch bệnh. Trong lúc DTLCP gây hại tới đàn lợn của hơn 30 quốc gia thì những trại nuôi lợn an toàn như vậy là may mắn lớn.
Theo TS Nguyễn Ngọc Hải, hiện nay, không có sản phẩm nào ngăn chặn tuyệt đối DTLCP nếu ko dùng các biện pháp ATSH. ATSH lại là giải pháp tổng thể, không có biện pháp hay phương thức chung cho các mô hình chăn nuôi khác nhau. Hai ví dụ nói trên cho thấy, giảm đàn để giảm áp lực dịch bệnh cũng là ATSH. Hoặc có khi chính chủ trại đã thực hiện ATSH một cách vô thức mà không biết.
"Khát" lợn giống, giá đắt đỏ, nhà nông chật vật tái đàn, tăng đàn Con giống là khâu then chốt để đẩy mạnh tăng đàn, tái đàn lợn. Do giá lợn giống đang rất cao, Bộ NNPTNT đã đề nghị các địa phương cần tạo mọi điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp, người chăn nuôi đẩy mạnh công tác tăng đàn, góp phần kéo giảm giá thịt lợn trên thị trường. Khan hiếm con giống Với...