Nhiều tội danh quy đổi từ thụ án tù sang phạt tiền
Dù còn nhiều tranh cãi chuyện đổi hình phạt tù sang tiền, song, từ 1.7.2016 tới, khi Bộ luật Hình sự có hiệu lực thi hành, hàng loạt tội danh sẽ được chuyển hóa phương thức thụ án.
Việc chuyển hình thức thụ án từ tù sang tiền vẫn còn nhiều tranh cãi, song từ 1.7 tới, hàng loạt tội danh sẽ được điều chỉnh. Ảnh: BT
1. Tội làm nhục người khác
Theo quy định tại khoản 1, Điều 155 của Bộ luật Hình sự, người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10 đến 30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm.
2. Tội vi phạm quy định về duy tu, sửa chữa, quản lý các công trình giao thông
Khoản 1, Điều 281 của bộ luật quy định, người nào có trách nhiệm trong việc duy tu, sửa chữa, quản lý các công trình giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường không mà có một trong các hành vi sau đây, gây thương tích hoặc tổn hại sức khoẻ của 1 người với tỷ lệ thương tật từ 31 đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 2 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 30 – 100 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm.
Các hành vi gồm: Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định về duy tu, bảo dưỡng, quản lý để công trình giao thông không bảo đảm trạng thái an toàn kỹ thuật và tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình liên quan đến bảo đảm an toàn giao thông; Không khắc phục kịp thời đối với các công trình giao thông bị hư hỏng, đe dọa an toàn giao thông: Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các biện pháp hướng dẫn, điều khiển giao thông, đặt biển hiệu, cọc tiêu, rào chắn ngăn ngừa tai nạn khi công trình giao thông đã bị hư hại chưa kịp hoặc đang tiến hành duy tu, sửa chữa; Không thường xuyên kiểm tra và thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông trên đoạn đường đèo dốc nguy hiểm, đoạn đường có đá lở, đất sụt, nước ngập hoặc trên các đoạn đường có nguy cơ không bảo đảm an toàn giao thông; Không có biện pháp xử lý kịp thời và biện pháp ngăn ngừa tai nạn khi phát hiện hoặc được tin báo công trình giao thông thuộc thẩm quyền quản lý của mình bị hư hỏng; Không đặt hoặc đặt không đủ các tín hiệu phòng vệ theo quy định thi công, sửa chữa công trình giao thông; Không thu dọn, thanh thải các biển phòng vệ, rào chắn, phương tiện, các vật liệu khi thi công xong và Vi phạm khác về duy tu, bảo dưỡng, quản lý công trình giao thông.
3. Tội xâm phạm quyền bình đẳng giới
Ở khoản 1, Điều 165 bộ luật quy định, người nào vì lý do giới mà thực hiện hành vi dưới bất kỳ hình thức nào cản trở người khác tham gia hoạt động trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 5 – 50 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm.
4. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
Theo quy định tại khoản 1 Điều 135 của bộ luật, người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó thì bị phạt tiền từ 10 – 50 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm.
Theo Bảo Thắng (Tiền Phong)
Những tình huống vụ phạm nhân thụ án trong trại giam, chết tại nhà
Hiện các cơ quan CA Tỉnh Hải Dương vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng về việc vì sao phạm nhân thụ án trong trại giam, chết tại nhà.
Video đang HOT
Đang trong thời gian thụ án, phạm nhân Nguyễn Văn Định (41 tuổi, trú tại 14/156 Điện Biên Phủ, phường Cẩm Thượng, TP Hải Dương) đã treo cổ chết tại nhà riêng.
Về vụ việc phạm nhân thụ án trong trại giam chết tại nhà, thượng tá Lê Văn Lượng, Phó trưởng Công an TP Hải Dương (tỉnh Hải Dương) đã xác nhận với báo chí, anh Định tự vẫn tại nhà riêng bằng cách treo cổ vào rạng sáng 14/3. Điều đặc biệt, vào thời điểm xảy ra vụ việc, anh Định vẫn đang là phạm nhân thi hành án tại Trại tạm giam Kim Chi (tỉnh Hải Dương).
Trại tạm giam Kim Chi (Hải Dương), nơi được cho là nơi thụ án của "phạm nhân tự tử tại nhà" (Ảnh NLĐ)
Để giúp bạn đọc có thể mường tượng được rõ ràng những tình huống pháp lý và những quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề này, PV Infonet đã có cuộc trao đổi với luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp (Đoàn luật sư Tp Hà Nội) về vấn đề này.
Thưa luật sư, cộng đồng đang xôn xao về việc xảy ra tại Hải Dương, phạm nhân đang thụ án chết treo cổ tại nhà, luật sư có ý kiến gì về vụ việc này?
Luật sư Đặng Văn Cường: Phạm nhân đang thụ án (đang chấp hành hình phạt tù) mà lại phát hiện chết treo cổ ở nhà riêng thì có thể xác định đây là vụ việc trốn khỏi nơi giam giữ và dấu hiệu của hành vi tự tử. Theo quy định của Luật thi hành án hình sự Việt Nam hiện hành thì chỉ quy định tù giam tại các cơ sở giam giữ (trại giam) chứ không có hình thức "tù tại gia" như một số quốc gia khác.
Hơn nữa, trong thời gian chấp hành hình phạt tù thì phạm nhân phải cách ly với đời sống xã hội, không được về nhà. Việc phạm nhân đang chấp hành hình phạt tù, chưa hết thời hạn, chưa được đặc xá... mà lại có mặt ở nhà riêng là câu chuyện bất thường.
Vụ việc này cần được xác minh làm rõ và giải quyết theo quy định pháp luật. Đằng sau vụ việc này có thể có những câu chuyện bất bình thường cần phải được làm sáng tỏ và giải quyết theo quy định pháp luật.
Có những tình huống nào được đặt ra trong trường hợp này?
Với diễn biến vụ việc nêu trên thì có nhiều giả thiết có thể đặt ra như: Có thể có người thiếu trách nhiệm để phạm nhân trốn trại? Có người tiếp tay cho phạm nhân trốn trại? Phạm nhân bị kết án oan sai hoặc bức xúc với gia đình...? Những mối nghi ngờ trên sẽ được cơ quan điều tra vào cuộc xác minh làm rõ và xử lý theo quy định pháp luật. Nếu tổ chức, cá nhân nào liên đới, có hành vi vi phạm pháp luật thì phải chịu trách nhiệm tương ứng với hành vi và hậu quả đã xảy ra...
Nếu phạm nhân không có mặt tại trại trong thời gian thụ án, trách nhiệm thuộc về ai?
Nếu phạm nhân đang chấp hành hình phạt tù tại trại giam mà trốn trại thì trách nhiệm đầu tiên thuộc về cơ sở giam giữ đó, cụ thể là Giám thị trại giam và các cán bộ quản giáo, người trực tiếp quản lý phạm nhân đó.
Trong trường hợp để phạm nhân trốn trại mà gây ra hậu quả nghiêm trọng (chết người..) thì người quản lý phạm nhân đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 301 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi năm 2009.
: "1. Người nào trực tiếp quản lý, canh gác, dẫn giải người bị giam, giữ mà thiếu trách nhiệm để người đó trốn gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội để người bị giam, giữ về một tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng trốn hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng, thì bị phạt tù hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.
4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm."
Điều 301 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi năm 2009
Thiếu trách nhiệm là không làm hoặc làm không hết trách nhiệm được giao nên mới để người bị giam, giữ trốn khỏi nơi giam, giữ; nếu làm tròn trách nhiệm được giao thì người bị giam, giữ không thể trốn được.
Trường hợp đã làm hết trách nhiệm mà người bị giam, giữ vẫn trốn được thì không phải là thiếu trách nhiệm và không phải là hành vi phạm tội này. Hành vi thiếu trách nhiệm trong công tác trực tiếp quản lý người bị giam, giữ là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã vi phạm các quy định về chế độ liên quan đến việc giam, giữ nên để cho người bị giam, giữ trốn.
Ví dụ: Ban giam thị trại tạm giam đã thiếu kiểm tra, đôn đốc, không phân công trực, không giao trách nhiệm cụ thể cho người canh gác, không cho sửa chữa cửa ra vào phòng giam theo đúng tiêu chuẩn... nên để người bị giam, giữ trốn.
Hành vi thiếu trách nhiệm trong việc canh gác người bị giam, giữ để người bị giam, giữ trốn là không làm hoặc làm không hết trách nhiệm trong khi canh gác để người bị giam giữ trốn. Canh gác người bị giam, giữ có thể là canh gác trong trại giam, trại tạm giam hoặc trại tạm giữ, nhưng cũng có thể canh gác trong lúc người bị kết án tù đang lao động cải tạo ở nơi lao động cải tạo nhưng lại bỏ vị trí cánh gác, ngủ gật, không khoá cửa phòng giam v.v...
Hành vi thiếu trách nhiệm trong việc dẫn giải người bị giam, giữ để người bị giam, giữ trốn là không làm hoặc làm không hết trách nhiệm trong khi dẫn giải người bị giam, giữ để người bị giam, giữ trốn.
- Hậu quả: Hành vi thiếu trách nhiệm nói trên dẫn tới hậu quả nghiêm trọng, đây là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này. Hậu quả nghiêm trọng hành vi thiếu trách nhiệm để người bị giam, giữ trốn gây ra là những thiệt hại nghiêm trọng cho xã hội. Những thiệt hại do để người bị giam, giữ trốn chủ yếu là những thiệt hại phi vật chất như: người bị giam, giữ trốn sẽ gây bế tắc cho việc tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, phải tạm đình chỉ để truy nã người phạm tội bỏ trốn; người phạm tội trốn khỏi nơi giam tiếp tục phạm tội khác; người phạm tội trốn khỏi nơi giam trả thù người tố cáo, tự tử...
Trong trường hợp trên, phạm nhân trốn khỏi nơi giam giữ đã chết. Nếu phạm nhân không chết thì cũng có thể xử lý hành vi trốn khỏi nơi giam, giữ theo quy định tại Điều 311 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi năm 2009.
"Điều 311.Tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải, đang bị xét xử
1. Người nào đang bị giam, giữ, đang bị dẫn giải hoặc đang bị xét xử mà bỏ trốn, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a ) Có tổ chức;
b ) Dùng vũ lực đối với người canh gác hoặc người dẫn giải."
(Trích Điều 311 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi năm 2009)
Phạm nhân chết tại nhà và những trường hợp phạm nhân không được quản lý tại nơi giam giữ theo bản án đã tuyên, về mặt pháp lý có gì khác nhau, thưa luật sư?
Trường hợp phạm nhân đang chấp hành hình phạt tù mà trốn trại về nhà tự tử khác với trường hợp phạm nhân không được thi hành án phạt tù.
Nếu phạm nhân đã có quyết định thi hành án, đang chấp hành hình phạt tù ở một trại giam mà trốn trại thì trách nhiệm thuộc về cả phạm nhân và nơi giam giữ. sau đó phạm nhận lại tự tử thì trách nhiệm của trại giam càng lớn...
Còn trường hợp bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật mà cơ quan thi hành án hình sự "quên" hoặc chậm thi hành án để xảy ra hậu quả nghiêm trọng thì người có trách nhiệm ban hành quyết định thi hành án, tổ chức thi hành án hình sự phải chịu trách nhiệm về hậu quả đã xảy ra.
Nếu tòa án không ra quyết định thi hành án hoặc cơ quan công an không tổ chức thi hành án đối với người đã có bản án có hiệu lực pháp luật kết tội bị cáo thì người không triển khai thủ tục thi hành án phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, có thể bị phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo tôi, vụ việc trên cần sớm điều tra, xác minh làm rõ để giải đáp những thắc mắc của người dân và xử lý những người vi phạm (nếu có) theo quy định pháp luật, đảm bảo tính nghiêm minh, công bằng của pháp luật.
Xin cảm ơn luật sư!
Theo Hồng Chuyên/ Infonet
Theo_Kiến Thức
Xử lý như thế nào về vụ sà lan đâm sập cầu Ghềnh? Liên quan đến vụ việc sà lan đâm sập cầu Ghềnh vào 10 giờ sáng ngày 20/3, chia sẻ với VnMedia, luật sư Nguyễn Anh Thơm, Trưởng Văn phòng Luật sư Nguyễn Anh, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội trong vụ việc này cần xem xét ở nhiều góc độ. Vào khoảng 10h sáng ngày 20/3/2016, chiếc sà lan do lưu thông trên...