Nhiều tỉnh tự ý chi tiền mua xe công sai quy định
Trong kế hoạch kiểm toán năm 2017, Kiểm toán Nhà nước kiến nghị sẽ thực hiện kiểm toán chuyên đề về quản lý và sử dụng tài chính, tài sản công, trong đó có việc sử dụng xe công.
Ông Hồ Đức Phớc, Tổng kiểm toán nhà nước, sáng 14/7 cho hay, sang năm, Kiểm toán Nhà nước sẽ tập trung kiểm toán việc sử dụng tài chính công, tài sản công, như mua sắm, sử dụng xe ôtô hoặc mua máy móc thiết bị y tế rồi không sử dụng, gây lãng phí. Đồng thời, cơ quan này sẽ tiến hành kiểm toán việc cấp phép khai thác tài nguyên khoáng sản; kiểm toán liên quan đến sử dụng đất đai ở đô thị, đất đai của nhà nước trong quá trình các doanh nghiệp cổ phần hóa…
Theo kết quả kiểm toán năm 2014 của Kiểm toán Nhà nước, nhiều địa phương chưa quán triệt, thực hiện tốt chủ trương thực hành tiết kiệm trong mua sắm tài sản.
Tính đến hết 2015, tổng số xe công hiện là hơn 37.700 chiếc, số tiền ngân sách bỏ ra mua tổng cộng gần 23 nghìn tỷ (tương đương hơn 1 tỷ USD).
Cụ thể, TP Đà Nẵng đã tự ý bổ sung kinh phí mua sắm ô tô phục vụ công tác gần 3,6 tỷ đồng; Kho bạc Nhà nước tỉnh Cà Mau không tạm dừng thanh toán đối với các khoản mua sắm, sửa chữa, tổ chức lễ hội, đi công tác nước ngoài, còn nhiều khoản mua sắm, sửa chữa chưa triển khai thực hiện nhưng không được địa phương rà soát cắt giảm theo quy định; Khánh Hòa bổ sung kinh phí ngoài dự toán được giao đầu năm cho 4 đơn vị là hơn 3,3 tỷ đồng để mua ô tô; Trà Vinh mua mới 21 xe ôtô phục vụ công tác cho các sở, ban ngành; Quảng Nam cấp kinh phí mua xe mới cho một số đơn vị; Phú Yên mua 3 xe ô tô với giá trị 3 tỷ đồng và tạm ứng 4 tỷ đồng để xây dựng trụ sở làm việc,…
Ngoài ra, một số đơn vị mua sắm, sửa chữa tài sản cố định chưa tuân thủ các quy định hiện hành, một số địa phương còn xảy ra tình trạng mua xe ô tô vượt tiêu chuẩn như Lào Cai và Trà Vinh,… hoặc trang bị xe ô tô vượt mức quy định như TP Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam,…
Các địa phương chưa ban hành quy chế quản lý và sử dụng tài sản công theo quy định; chưa hạch toán, theo dõi đầy đủ tài sản cố định; sử dụng tài sản không đúng mục đích, chưa hiệu quả; quản lý tài sản chưa chặt chẽ.
Video đang HOT
Tuy nhiên, việc kiểm toán việc mua sắm, sử dụng tài sản công là nằm trong chương trình kiểm toán chung về sử dụng tiền ngân sách, năm nay, nhận thấy việc mua sắm, quản lý và sử dụng tài sản công “có vấn đề” nên Kiểm toán Nhà nước kiến nghị kiểm toán thành chuyên đề riêng.
Cũng trong năm 2017, Kiểm toán Nhà nước sẽ kiểm toán các tập đoàn nhà nước, tập trung vào kiểm toán việc tái cơ cấu và việc đầu tư phát triển. Ông Phớc lý giải, vừa rồi có nhiều tập đoàn kinh tế đầu tư dự án hàng chục nghìn tỷ không có hiệu quả, gây lãng phí và thất thoát vốn nhà nước.
Chẳng hạn như Đạm Ninh Bình, từ 1.300 công nhân nay chỉ còn 300 công nhân làm việc, thua lỗ tới 2.400 tỷ,… Một số dự án đầu tư như xăng sinh học, thép,… cũng chưa hiệu quả.
Theo Luật Kiểm toán Nhà nước năm 2015, Kiểm toán Nhà nước được mở rộng phạm vi kiểm toán tới các DNNN mà Nhà nước không nắm giữ 100% vốn.
Trả lời PV VietNamNet, ông Phớc cho biết, hiện cơ quan này mới kiểm toán các DNNN trên 51% vốn Nhà nước vì Luật Kiểm toán mới có hiệu lực từ 1/1/2016.
Theo ông, việc kiểm toán các doanh nghiệp mà vốn Nhà nước dưới 51% sẽ khó khăn hơn vì chủ của DN cũng là tư nhân. Khi đó, kết quả hoạt động của DN không chỉ dựa trên vốn nhà nước nữa mà là cả vốn tư nhân nên việc kiểm toán toàn diện hoạt động của DN sẽ phức tạp.
“Tuy nhiên, qua quá trình kiểm toán cũng khẳng định nguồn vốn của Nhà nước trong các DN đó có bị thất thoát không, sử dụng có hiệu quả không và cơ bản là DN đó có thực hiện đúng luật pháp hay không, đặc biệt là vấn đề thuế, chuyển giá thì cần phải làm rõ”, ông Phớc nói.
Theo_Zing News
Buộc các đơn vị phải thực hiện báo cáo kiểm toán nếu có sai phạm
Không chỉ đơn giản là "kiến nghị" từ phía Kiểm toán Nhà nước, các đơn vị được kiểm toán theo quy định sẽ "bắt buộc" phải thực hiện theo báo cáo của cơ quan chức năng.
Buộc các đơn vị phải thực hiện báo cáo kiểm toán nếu có sai phạm
Nói về một trong những điểm thay đổi trên trong Luật Kiểm toán Nhà nước có hiệu lực từ 1/1/2016, ông Lê Huy Trọng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Kiểm toán Nhà nước cho rằng, quy định này giúp nâng cao giá trị pháp lý của báo cáo kiểm toán.
Dẫn lại quy định mới, đại diện Kiểm toán Nhà nước nhấn mạnh: Báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước sau khi phát hành và công khai có giá trị bắt buộc phải thực hiện đối với đơn vị được kiểm toán về sai phạm trong việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công.
Việc "bắt buộc" được ông Trọng đặc biệt nhắc lại bởi theo ông, trước đây, theo Luật Kiểm toán Nhà nước năm 2005, mọi thứ mới dừng lại ở "kiến nghị."
Sự thay đổi trên theo đại diện ngành kiểm toán không chỉ giúp nâng cao giá trị pháp lý của báo cáo kiểm toán mà đồng thời cũng tăng tính trách nhiệm với chính cơ quan kiểm toán. Trách nhiệm ở đây được ông Trọng giải thích là việc phải chỉ ra đúng sai phạm của các đơn vị được kiểm toán.
Theo Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Kiểm toán Nhà nước, nếu các đơn vị được kiểm toán không thực hiện kết quả báo cáo, cơ quan chức năng ngoài việc đôn đốc sẽ gửi thông tin tới các cơ quan khác như Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố hay có thể là Chính phủ.
Thực tế, trong luật Kiểm toán Nhà nước mới nhất, để nâng cao vai trò của các cơ quan, luật đã bổ sung một chương về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đối với hoạt động của Kiểm toán Nhà nước bao gồm: Quốc hội, Chính phủ, trách nhiệm các cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát nhân dân, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân,...
Trong số này, một trong những trách nhiệm của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ là thực hiện, đôn đốc và chỉ đạo các cơ quan liên quan thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.
Với các địa phương, Ủy ban Nhân dân có trách nhiệm thực hiện và chỉ đạo các cơ quan thực hiện và báo cáo đầy đủ, kịp thời kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.
Ngoài ra, Hội đồng nhân dân cũng phải giám sát việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước tại địa phương.
Nói thêm về công tác kiểm toán, ông Hồ Đức Phớc, Tổng Kiểm toán Nhà nước thống kê, trong năm 2015, ngành kiểm toán đã thực hiện 182 cuộc kiểm toán và xử lý tài chính với tổng số tiền là khoảng 19.000 tỷ đồng.
Khẳng định với Luật Kiểm toán Nhà nước đã được Quốc hội thông qua, cơ quan chức năng đã có điều kiện hoạt động rộng hơn, ông Phớc cũng nhấn mạnh lại, đây là cơ sở pháp lý vững chắc để phía kiểm toán thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình.
Theo Vietnam
Đề nghị xử lý nghiêm bao che kinh doanh vận tải sai quy định ở Sa Pa Nội dung kiểm tra gồm các nhà xe khách hợp đồng, xe du lịch lữ hành, xe dù đội lốt xe hợp đồng vận chuyển hành khách tuyến cố định. Ủy ban ATGT Quốc gia vừa có công văn đề nghị xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bến xe Sa...