Nhiều tín hiệu lạc quan trước thượng đỉnh Mỹ-Triều
Ông Kim Jong-un đã khởi đầu chương trình thượng đỉnh Mỹ-Triều tại Việt Nam bằng những cử chỉ ấn tượng, hứa hẹn đột phá trong hai ngày thượng đỉnh.
Đại sứ Nguyễn Phú Bình, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, cựu đại sứ Việt Nam (VN) tại Hàn Quốc, nhận định rằng quan hệ Mỹ-Triều vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết cụ thể, thậm chí có những khó khăn. Tuy nhiên, quan trọng hơn cả là hiện nay không khí lạc quan đang bao trùm quan hệ hai nước và bán đảo Triều Tiên.
Cử chỉ nhỏ, ý nghĩa lớn của ông Kim Jong-un
. Phóng viên: Thưa ông, sáng hôm qua (26-2) khi đến ga Đồng Đăng (Lạng Sơn) và lên xe về Hà Nội, Chủ tịch Kim Jong-un đã có một hành động mà giới báo chí gọi là “chưa từng có”. Đó là hạ kính xe chống đạn xuống để vẫy tay chào người dân – dường như không giống với phong cách kín đáo của lãnh đạo Triều Tiên nhiều năm qua. Ông đánh giá ý nghĩa của hành động này ra sao?
Đại sứ Nguyễn Phú Bình: Tôi nghĩ rằng đây là một cử chỉ nhỏ nhưng mang ý nghĩa lớn. Thứ nhất, đây là lần đầu tiên trong gần 60 năm qua mới có một chuyến thăm của người đứng đầu Triều Tiên đến VN. Chuyến thăm gần nhất đó chính là chuyến thăm VN của Chủ tịch Kim Nhật Thành vào năm 1964.
Như vậy, dù có quan hệ truyền thống và gần gũi nhưng lãnh đạo Triều Tiên đã rất nhiều năm chưa có chuyến thăm chính thức VN. Trong chuyến thăm VN lần này, ông Kim mở cửa xe chống đạn, vẫy tay chào người dân VN thì tôi cho rằng đó là một cử chỉ thân tình. Sự thân tình này càng có ý nghĩa khi hành động của ông Kim vượt qua quy tắc an toàn: Đến một quốc gia xa lạ mà ông Kim vẫn thoải mái mở cửa bảo vệ thì hành động đó khá đặc biệt.
Ngoài ra, tôi cho rằng cử chỉ của ông Kim còn cho thấy ông ấy tin tưởng rằng môi trường ở VN rất an toàn và sẽ không có vấn đề gì trở ngại khi ông mở cửa xe chào người dân. Điều đó càng khiến người dân VN có thiện cảm với vị lãnh đạo này và không khí đón tiếp vì thế nồng hậu hơn.
. Theo quan sát của cá nhân ông thì để đến được thượng đỉnh lần hai tại Hà Nội, cả Mỹ và Triều Tiên đã tiếp cận vấn đề hạt nhân ở bán đảo Triều Tiên ra sao?
Việc Triều Tiên thử tên lửa đạn đạo có tầm bắn 13.000 km mà Mỹ cũng nằm trong tầm bắn đó đã khiến thế giới chấn động. Mỹ và nhiều nước đã đấu khẩu qua lại với Triều Tiên khiến căng thẳng leo thang. Tuy nhiên, trong lúc căng thẳng nhất thì các bên dường như nhận ra cần phải “tháo ngòi nổ”. Bởi lẽ chiến tranh đã là đáng sợ thì chiến tranh hạt nhân lại càng đáng sợ hơn rất nhiều.
Vấn đề gốc rễ liên quan đến mâu thuẫn về hạt nhân giữa Mỹ và Triều Tiên chính là việc Bình Nhưỡng xem hạt nhân là phương tiện đảm bảo an ninh và bảo vệ chủ quyền dân tộc trước Mỹ và các đồng minh của Mỹ. Hạt nhân là thứ mà Triều Tiên dùng để yêu cầu Mỹ và đồng minh của Mỹ phải đối xử bình đẳng với mình. Trái lại, Mỹ muốn kêu gọi cộng đồng quốc tế trừng phạt Triều Tiên vì hạt nhân. Cuộc tranh cãi này không hồi kết. Giải pháp khả dĩ chính là Mỹ làm thế nào để Triều Tiên an tâm, đồng thời thấy vũ khí hạt nhân không còn cần thiết.
Ông Kim Jong-un mở cửa kính xe chống đạn chào mọi người. Ảnh: VGP
Video đang HOT
Đại sứ Nguyễn Phú Bình. Ảnh: L.NGUYỄN
Đột phá mang lại hòa bình khu vực
. Sau thượng đỉnh lần thứ nhất tại Singapore, hai nước đạt được thỏa thuận bốn điểm. Ông nhận định như thế nào về khả năng tiến triển ở thượng đỉnh lần hai?
Sau thượng đỉnh lần một thì nhiều người vẫn còn nghi ngờ triển vọng giải quyết mâu thuẫn Mỹ-Triều, vì các xung đột cơ bản nhất vẫn còn đó (điển hình là quan điểm về phi hạt nhân hóa). Tuy nhiên, cần nhận thấy rằng Triều Tiên đang tạm ngừng các hoạt động phát triển hạt nhân và Mỹ đã ngừng tập trận chung với Hàn Quốc. Điều đó cho thấy cả hai đang có thiện chí với nhau. Tôi tin rằng có đủ cơ sở để giải quyết những mâu thuẫn giữa Washington và Bình Nhưỡng, mặc dù phải thừa nhận cần thêm thời gian để giải quyết từng bước.
Ví dụ, trước đây Mỹ khẳng định sẽ trừng phạt Triều Tiên cho đến khi nước này phi hạt nhân hóa hoàn toàn, có thể kiểm chứng và không bị đảo ngược. Nhưng gần đây, ông Trump đã dịu giọng hơn. Ông chủ Nhà Trắng khẳng định không vội trong việc ép buộc Triều Tiên phi hạt nhân hóa ngay lập tức. Vì vậy, trong lần này Triều Tiên có thể đáp ứng từng phần yêu cầu của Mỹ. Đổi lại, Mỹ cũng có thể từng bước giảm mức độ cấm vận tương xứng hành động của Triều Tiên.
Như vậy, lo ngại về mâu thuẫn Mỹ-Triều trong tương lai xa tuy vẫn còn nhưng tôi thấy tín hiệu lạc quan nhiều hơn, thậm chí là bao trùm quan hệ hai nước trước thềm thượng đỉnh lần hai.
. Trong không khí ông đánh giá là lạc quan thì đâu sẽ là những kết quả có thể cảm nhận và đong đếm được trong lần thượng đỉnh này?
Trước thềm thượng đỉnh, cả Mỹ và Triều Tiên đều bày tỏ mong muốn sẽ đạt được đột phá trong lần gặp này. Tôi tin rằng với quyết tâm đó, dựa vào kết quả thượng đỉnh lần một, cả Mỹ và Triều Tiên sẽ đạt được thỏa thuận chung tích cực hơn. Khả dĩ nhất là hai bên sẽ tuyên bố chung chấm dứt tình trạng chiến tranh ở Triều Tiên 1950-1953. Để đạt được một hiệp ước hòa bình tại bán đảo Triều Tiên sẽ cần thêm thời gian và vài cuộc thương thuyết nữa. Nhưng tuyên bố hòa bình tại Hà Nội sẽ là một đột phá.
Việt Nam tiếp cận quan hệ Mỹ-Triều ra sao?
. Trong bối cảnh quan hệ Mỹ-Triều đang có đà phát triển lạc quan, VN nên ứng xử như thế nào để đảm bảo và gia tăng vị thế, uy tín sau thượng đỉnh?
VN và Triều Tiên có nhiều điểm chung về lịch sử, cụ thể là từng trải qua chiến tranh với Mỹ. Lần này Triều Tiên chọn VN làm địa điểm gặp ông Trump cho thấy Bình Nhưỡng có niềm tin với Hà Nội. Quan trọng hơn, cần lưu ý rằng không giống như thượng đỉnh Singapore, thượng đỉnh Hà Nội còn là dịp lãnh đạo Triều Tiên thực hiện chuyến thăm chính thức song phương với VN. Như vậy, VN vừa là một địa điểm tổ chức thượng đỉnh mà Triều Tiên tin cậy, vừa là một quốc gia đối tác mà Triều Tiên xem trọng.
Trong tương quan quan hệ với Mỹ, VN là quốc gia từ thù nghịch thành bạn với Mỹ trước, còn Triều Tiên hiện vẫn còn trong tình trạng thù nghịch với Mỹ, chí ít là về biểu hiện cấm vận. Ngoài ra, từ nền kinh tế bao cấp nay VN đã có sự phát triển kinh tế ấn tượng. Đây là những gợi ý quan trọng đối với Triều Tiên không chỉ về chính sách với Mỹ mà còn chính sách cải tổ nền kinh tế. VN có thể tận dụng những vấn đề này để thúc đẩy quan hệ với Mỹ và Triều Tiên trong tương lai.
ĐỖ THIỆN – LAN NGUYỄN thực hiện
Theo PL
Vì sao Chủ tịch Kim Jong-un chọn đi tàu hoả mất 3 ngày mới tới Hà Nội?
Truyền thông quốc tế đặc biệt quan tâm đặt câu hỏi vì sao ông Kim Jong-un lại chọn cách đi tàu hoả hơn 3 ngày đêm tới ga Đồng Đăng rồi tiếp tục di chuyển bằng ô tô bọc thép từ Lạng Sơn về Hà Nội, trong khi việc đi máy bay chỉ mất vài tiếng?
Đoàn tàu của Chủ tịch Kim Jong Un tiến tới ga Đồng Đăng. Ảnh KBS
Ngày 26.2, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un đã tới Hà Nộivà sẵn sàng cho cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều với Tổng thống Donald Trump vào ngày 27-28.2.
Chủ tịch Kim Jong-un khởi hành tại ga Bình Nhưỡng vào khoảng 16h30 (giờ địa phương) ngày 23.2. Từ đây, hành trình của ông Kim Jong-un đi qua Trung Quốc, đến ga Đồng Đăng rồi tiếp tục chuyển sang ô tô để di chuyển từ Lạng Sơn về Hà Nội. Tổng thời gian chuyến đi hơn 60 tiếng.
Chủ tịch Kim Jong-un trên đoàn tàu bọc thép chống đạn. Ảnh KBS
Khoảng cách từ Bình Nhưỡng đến Hà Nội ước tính 4.500 km. Đoàn tàu có lớp bảo vệ an ninh cao và nội thất giống như khách sạn. Bề ngoài đoàn tàu đặc biệt của gia đình Chủ tịch Kim Jong-un trông rất bình thường, được sơn xanh đậm, có sọc vàng chạy dọc thành toa. Nhưng đoàn tàu có tới khoảng 20 đến 25 toa tất cả đều được bọc thép, cửa sổ được lắp kính sậm, có hai đầu máy kéo và chạy với tốc độ không quá 60 km/giờ vì lớp bọc thép quá nặng.
Các chuyên gia phân tích cho rằng một trong những nguyên nhân chính khiến ông Kim Jong-un chọn tàu hoả là phương tiện để di chuyển đến Hà Nội tham dự cuộc thượng đỉnh Mỹ - Triều là do đây cũng chính là cách mà ông nội của nhà lãnh đạo, cố Chủ tịch Kim Nhật Thành đã tới thăm Việt Nam vào năm 1958 và 1964. Khi đó ông Kim Nhật Thành đã sử dụng cả máy bay và tàu hoả để di chuyển qua Trung Quốc rồi mới tới Việt Nam.
Ông Kim Jong-un được cho là thường lặp lại những điều mà ông nội và bố ông làm để tạo nên dấu ấn về gia tộc.
Một chuyên gia khác lại cho rằng việc chọn tàu hoả là lựa chọn an toàn cho ông Kim Jong-un bởi máy bay Chammae-1 của Triều Tiên đã cũ và phi công của Triều Tiên không nhiều kinh nghiệm trong các chuyến bay dài.
Máy bay Chammae-1 có từ thời Liên Xô cũ và chỉ có khả năng di chuyển tối đa 10.000 km. Các máy bay còn lại chỉ thích hợp cho chuyến bay quãng ngắn nội đia.
Trong cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - TriềuTiên lần thứ 1 diễn ra vào tháng 6.2018, ông Kim Jong-un đã mượn máy bay của Trung Quốc để tới Singapore.
Thông tin ông Kim Jong-un đi tàu hoả đến Việt Nam thu hút sự quan tâm của giới truyền thông, thêm vào đó việc này đem lại ý nghĩa lịch sử khi đi lại bằng tàu hoả giữa Triều Tiên và Việt Nam.
Ông Kim Jong-un và phu nhân Ri Sol-ju trên đoàn tàu trong chuyến thăm Bắc Kinh năm ngoái.
Một chuyên gia của Hàn Quốc bình luận: "Cả thế giới trong đó có chúng ta, chứng kiến một thực tế đơn giản là đường sắt ở Bình Nhưỡng được kết nối với Việt Nam, gợi cho chúng ta suy nghĩ rằng một chuyến tàu khởi hành từ Busan sẽ có thể đi qua Bình Nhưỡng để đến các nước Đông Nam Á, bao gồm cả Việt Nam".
Đoàn tàu của ông Kim Jong-un được coi như "một khách sạn di động" có tên gọi là DF-0002. Trước đó bố của ông Kim Jong-un là Kim Jong-il thường di chuyển bằng tàu hoả có tên gọi là DF-0001.
Theo Laodong
LAN HƯƠNG (DỊCH)
AFP: Tàu bọc thép của ông Kim Jong Un đã tới Trung Quốc AFP dẫn nhiều nguồn tin cho biết đoàn tàu bọc thép của ông Kim Jong Un đã tới Trung Quốc vào cuối ngày 23/2, giữa lúc cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều tại Việt Nam sắp diễn ra. Yonhap và NK News cũng đưa tin vào lúc 23h (giờ địa phương), đoàn tàu đặc biệt đã đến thành Đan Đông, thành phố...