Nhiều thương hiệu thời trang bị tố đạo đức giả, phân biệt chủng tộc
Sau khi thể hiện sự ủng hộ đối với phong trào chống phân biệt chủng tộc, nhiều thương hiệu thời trang bị tố đạo đức giả, lừa dối khách hàng.
Trong khi ngành công nghiệp thời trang đồng loạt lên tiếng ủng hộ phong trào chống nạn phân biệt chủng tộc Black Lives Matters trên các phương tiện truyền thông, nhiều thương hiệu cao cấp bất ngờ nhận phải sự phản đối và buộc tội đạo đức giả từ những người trong cuộc, theo South China Morning Post.
Các cuộc biểu tình của Mỹ chống lại nạn phân biệt chủng tộc đang lan rộng trên toàn cầu, đồng thời chúng cũng hướng sự chú ý đến các nhãn hiệu thời trang, thúc đẩy những người trong cuộc vốn chịu nhiều bất công thiệt thòi từ trước đến nay lên tiếng.
Người mẫu, nữ diễn viên chuyển giới Munroe Bergdorf đã bình luận bài đăng với hashtag #BlackoutTuesday của L’Oreal, tố thương hiệu này giả tạo vì họ đã sa thải cô vào khoảng 3 năm trước, khi cô dùng ngôn ngữ địa phương và giữ quan điểm phản đối nạn phân biệt chủng tộc ở nội bộ công ty này.
Diễn viên Mỹ Tommy Dorfman, người xuất hiện trong các chiến dịch gần đây cho Salvatore Ferragamo, cũng lên tiếng chỉ trích thương hiệu này là “môi trường kỳ thị đồng tính và phân biệt chủng tộc” và cho rằng hãng đang lừa dối khách hàng khi tuyên bố “Không ai sinh ra có quyền ghét người khác vì màu da, hoặc xuất thân, tôn giáo của họ”.
Nam diễn viên Tommy Dorfman từng lên tiếng cho rằng thương hiệu Salvatore Ferragamo là nơi kỳ thị người đồng tính và phân biệt chủng tộc.
Trên Instagram, nhãn hiệu Celine đăng tải: “Celine chống lại mọi hình thức phân biệt chủng tộc, kỳ thị và bạo lực. Không có thế giới ngày mai nếu không có bình đẳng cho tất cả. Mạng sống của người da đen cũng đáng giá”. Ngay lập tức, stylist Jason Bolden gọi đây là trò giả dối, tố hãng từng từ chối làm việc với người nổi tiếng da đen, trừ khi thông qua stylist da trắng.
Bolden thường xuyên cảm thấy các thương hiệu lớn xa lánh anh. Anh từng chật vật khi tìm nhà thiết kế trang phục cho Taraji P. Henson khi phim Hidden Figures của cô được đề cử ba hạng mục ở Oscar 2017. “Các thương hiệu sẵn sàng thiết kế váy áo cho những cô gái da trắng kém nổi tiếng”, anh nói.
Video đang HOT
Lindsay Peoples Wagner, tổng biên tập da màu của Teen Vogue, nói trên CNN: “Nhiều người như tôi mệt mỏi vì các thương hiệu lớn nói một đằng, làm một nẻo. Mọi người đã cố gắng bao năm nhưng không thay đổi được gì”.
Nhiều thương hiệu thời trang toàn cầu đã đối mặt với những phản ứng dữ dội về thái độ phân biệt chủng tộc của họ trong quá khứ, đáng chú ý là chiếc áo len mô phỏng khuôn mặt người da màu của Gucci, chiếc túi nhỏ với nhân vật Little Black Sambo với nước da ngăm đen của Prada và những bình luận chống lại người châu Á của Dolce & Gabbana.
Tamu McPherson, nhà sáng tạo nội dung người Mỹ chuyên hợp tác với các thương hiệu high fashion, nói: “Mỗi người đều tiềm ẩn một ngọn lửa trong lòng. Những câu chuyện của họ đều xứng đáng được lắng nghe và xem trọng. Nếu ngành thời trang phớt lờ chúng, họ có thể bỏ qua một cơ hội đến gần hơn với trái tim khách hàng”.
McPherson, từng làm việc với các thương hiệu nổi tiếng ở Milan, Paris và New York từ năm 2013, chia sẻ: “Suốt 7 năm trong nghề, tôi vẫn là một trong những người da màu duy nhất được mời vào những không gian đó. Điều này không thể chấp nhận được”.
“Trước giờ, họ làm ngơ với mọi thứ và tỏ ý không muốn lắng nghe. Còn giờ đây, họ đang tận mắt chứng kiến khủng hoảng do dịch bệnh và các diễn biến của cuộc biểu tình trên khắp nước Mỹ, điều mà thế giới đều đang chú ý”, cô nói thêm.
Nhờ vào cuộc đấu tranh dai dẳng chống phân biệt chủng tộc trong ngành công nghiệp thời trang, nhiều người mẫu chuyển giới, da màu từng chịu uất ức có cơ hội nói lên tiếng nói và khẳng định mình.
Siêu mẫu Naomi Campbell, người phụ nữ da đen đầu tiên xuất hiện trên trang bìa của tạp chí Vogue Pháp, đang công khai kêu gọi trả tiền công bằng cho các người mẫu màu sắc và đại diện hơn, trong khi ở quá khứ, cô đã chọn giải quyết vấn đề này một cách riêng tư và kín tiếng nhất có thể.
Bên cạnh đó, Bergdorf, người từng bị sa thải khi còn là người mẫu chuyển giới công khai đầu tiên của L’Oreal của Anh năm 2017 vì lên tiếng phản đối bạo lực chủng tộc của người da trắng, hiện đảm nhận vai trò cố vấn của Ủy ban Tư vấn Hòa nhập và Đa dạng của L’Oreal để góp phần định hướng thương hiệu.
Tuy vậy, để thay đổi vấn đề này, các chuyên gia cho biết chúng ta cần một quá trình dài bền bỉ, và bắt đầu đổi mới từ tần lớp tập trung quyền lực. Trong báo cáo về sự hòa nhập, đa dạng, Hội đồng các nhà thiết kế thời trang Mỹ CFDA cho rằng chỉ tập trung vào sự hiện diện của mẫu da màu trên đường băng, bìa tạp chí là chưa đủ.
Erica Lovett, giám đốc Conté Nast, nói: “Làng mốt phải công nhận, ưu tiên tuyển dụng đa sắc tộc: giám đốc tài chính, giám đốc điều hành, trưởng phòng thời trang, biên tập viên tạp chí, lãnh đạo doanh nghiệp. Tới khi các vị trí chủ chốt trở nên bình đẳng, mọi thứ mới trở nên tiến bộ”. Theo nghiên cứu năm 2018 của McKinsey & Company, công ty đa dạng sắc tộc, văn hóa có cơ hội đạt doanh thu cao hơn 33% doanh nghiệp khác.
Tamu McPherson, người làm việc với các nhãn hiệu nổi tiếng, cho biết ngành công nghiệp thời trang có xu hướng phân biệt chủng tộc, chống đối người da màu và ban đặc quyền cho người da trắng.
Nhiều nhà mốt bị chỉ trích phân biệt chủng tộc
Khi nhà mốt Celine kêu gọi sự bình đẳng cho người da màu, stylist Jason Bolden lập tức chỉ trích hành động này giả dối.
Phong trào Black Lives Matter (BLM - Mạng sống của người da đen cũng đáng giá) lan ra cả giới thời trang, nhiều thương hiệu chớp cơ hội, đăng bài viết kêu gọi chấm dứt phân biệt chủng tộc. Tuy nhiên, nhiều hãng bị lên án là đạo đức giả với hành động này.
Trên Instagram, Salvatore Ferragamo đăng ảnh màu đen kèm dòng chữ BlackoutTuesday (Thứ ba tắt đèn - sự kiện âm nhạc phản đối nạn phân biệt chủng tộc tại Mỹ trong thế kỷ qua). Lập tức, diễn viên Tommy Dorfman cáo buộc hãng đang đối xử bất công với mẫu chuyển giới và da màu. Tương tự, thương hiệu Anthropologie đăng khẩu hiệu ủng hộ người da màu rồi nhanh chóng xóa đi vì bị tố cáo giả dối.
Celine viết trên Instagram: "Celine chống lại mọi hình thức phân biệt chủng tộc, kỳ thị và bạo lực. Không có thế giới ngày mai nếu không có bình đẳng cho tất cả. Mạng sống của người da đen cũng đáng giá". Ngay lập tức, stylist Jason Bolden gọi đây là trò giả dối, tố hãng từng từ chối làm việc với người nổi tiếng da đen, trừ khi thông qua stylist da trắng.
Bolden thường xuyên cảm thấy các thương hiệu lớn xa lánh anh. Anh từng chật vật khi tìm nhà thiết kế trang phục cho Taraji P. Henson khi phim Hidden Figures của cô được đề cử ba hạng mục ở Oscar 2017. "Các thương hiệu sẵn sàng thiết kế váy áo cho những cô gái da trắng kém nổi tiếng", anh nói với CNN.
Lindsey Peoples Wagner - tổng biên tập tạp chí Teen Vogue. Ảnh: The Society Management.
Lindsay Peoples Wagner - tổng biên tập da màu của Teen Vogue - nói trên CNN: "Nhiều người như tôi mệt mỏi vì các thương hiệu lớn nói một đằng, làm một nẻo. Mọi người đã cố gắng bao năm nhưng không thay đổi được gì".
Giám đốc phong cách Danielle Prescod của trang BET đặt câu hỏi về mục đích của các thương hiệu trước đây thường im lặng, không chú tâm tới vấn đề về đa dạng sắc tộc, nay đột nhiên lên tiếng. "Thật xảo trá khi họ nói ủng hộ cộng đồng da màu. Đã bao giờ họ vì người da màu? Họ từng có cơ hội để bảo vệ sự sống, vẻ đẹp của chúng tôi. Mới chỉ một tuần mà tất cả tỏ ra để tâm tới vậy. Mọi thứ giống cơ hội truyền thông hơn là sự quan tâm", Prescod nói.
Không chỉ thương hiệu, các cá nhân cũng bị chỉ trích. Tổng biên tập Vogue Mỹ Anna Wintour thường xuyên thể hiện quan điểm ủng hộ đa dạng sắc tộc trên Vogue nhưng đằng sau, bà bị đồn phân biệt đối xử với nhân viên. Đầu tháng 6, Wintour gửi thư tới ban lãnh đạo, nhận trách nhiệm cho nạn kỳ thị dưới thời của mình: "Tôi biết Vogue chưa làm đủ nhiều để đề cao, tạo nhiều cơ hội cho những biên tập viên, phóng viên, nhiếp ảnh gia, người sáng tạo và những nhà thiết kế da màu. Chúng ta cũng mắc lỗi khi xuất bản ảnh, câu chuyện dễ gây tổn thương".
Bên cạnh sự chỉ trích, một số nhà mốt được ủng hộ vì kết nối sắc tộc tốt. Bolden ca ngợi giám đốc sáng tạo Pierpaolo Piccioli của Valentino khi đưa mẫu da màu gốc Nam Sudan - Adut Akech - thành đại diện thương hiệu. Gucci được đánh giá cao khi mời nghệ sĩ da đen Dapper Dan vào đội ngũ, thành lập quỹ Changemakers Impact, trao học bổng cho trẻ em da màu trong ngành thời trang. Đầu tháng 6, hãng mốt Italy quyên góp cho Tổ chức dân quyền vì sự tiến bộ của người da màu NAACP, tổ chức phi lợi nhuận chống sự tàn bạo của cảnh sát Campaign Zero và hội trại Colin Kaepernick's Know Your Rights.
Người mẫu Adut Akech trong quảng cáo của Valentino. Video: Youtube.
Để thay đổi các vấn đề phân biệt chủng tộc phải có đổi mới từ tầng lớp trên, nơi tập trung quyền lực. Trong báo cáo về sự hòa nhập, đa dạng, Hội đồng các nhà thiết kế thời trang Mỹ CFDA cho rằng chỉ tập trung vào sự hiện diện của mẫu da màu trên đường băng, bìa tạp chí là không đủ. Erica Lovett - giám đốc Conté Nast - nói: "Làng mốt phải công nhận, ưu tiên tuyển dụng đa sắc tộc: giám đốc tài chính, giám đốc điều hành, trưởng phòng thời trang, biên tập viên tạp chí, lãnh đạo doanh nghiệp. Tới khi các vị trí chủ chốt trở nên bình đẳng, mọi thứ mới trở nên tiến bộ". Theo nghiên cứu năm 2018 của McKinsey & Company, công ty đa dạng sắc tộc, văn hóa có cơ hội đạt doanh thu cao hơn 33% doanh nghiệp khác.
YSL ra mắt ống hút 220 USD, Chanel bán túi đựng nước 5.000 USD Thương hiệu Pháp mới đây gây tranh cãi khi tung ra mẫu phụ kiện với mức giá 220 USD làm bằng chất liệu kim loại. Mỗi năm, các thương hiệu quốc tế đều mang đến điều độc đáo cho ngành công nghiệp thời trang. Không chỉ thế, nhiều nhà mốt còn thể hiện tư duy táo bạo khi sáng tạo nên những món...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Áo sơ mi ngắn tay, dễ mặc dễ đẹp cho mùa hè

Trang phục đơn sắc, vẻ đẹp tinh giản nhưng ấn tượng khó quên

Mặc đẹp không sợ nắng với những kiểu áo khoác đa năng này

Vẻ đẹp lai của người mẫu nhí 12 tuổi chiến thắng 'Teen Model 2025'

Phối đồ phá cách cùng chân váy jean

Những đôi giày đẹp nhất khi diện cùng quần jeans xanh

'Nâng cấp' tủ đồ hằng ngày chỉ với một chiếc quần bí

Quyến rũ với váy vạt chéo

Quần palazzo, món đồ không thể thiếu cho mùa hè

Váy sơ mi, váy maxi chất liệu tự nhiên 'giải nhiệt' mùa hè

Bí quyết phối đồ du lịch để lên hình 'đẹp mê ly'

Ấn tượng với màn trình diễn chào sân của Tuần lễ thời trang Xuân Hè 2025
Có thể bạn quan tâm

Thông tin hiếm của con trai Hồ Quỳnh Hương: Đoạn ghi âm lộ 1 đặc điểm thừa hưởng từ mẹ!
Sao việt
21:17:24 17/05/2025
Dùng vàng làm phương tiện thanh toán có thể bị phạt cảnh cáo
Tin nổi bật
21:17:17 17/05/2025
Báo Mỹ tiết lộ "chiến thắng" của Nga trong đàm phán với Ukraine
Thế giới
21:14:09 17/05/2025
Đánh giá đồng hồ thông minh Huawei Watch Fit 4: Phù hợp với ai?
Đồ 2-tek
21:10:12 17/05/2025
Mỹ nhân vác bụng bầu 8 tháng lên tòa vạch trần tội ác bệnh hoạn, đưa Diddy vào "nhà đá" là ai?
Sao âu mỹ
21:10:00 17/05/2025
Trịnh Sảng đã sinh con cho "sugar daddy", được đại gia lừa đảo "thưởng nóng" biệt thự và xe sang?
Sao châu á
21:04:45 17/05/2025
Bún – Idol livestream được yêu mến không chỉ vì sắc đẹp mà còn nhờ những hoạt động từ thiện ý nghĩa
Netizen
20:57:34 17/05/2025
Joaquin Phoenix bật khóc tại LHP Cannes
Hậu trường phim
20:55:36 17/05/2025
'Anh già" So Ji Sub tái xuất màn ảnh trong dự án 'khủng' của Netflix
Phim châu á
20:33:08 17/05/2025
Đại tá Công an kể về 8 tiếng tìm kiếm 5 người bị vùi lấp ở dự án thủy điện
Pháp luật
19:50:35 17/05/2025