Nhiều thuốc và vắc xin trong nước sản xuất đạt chuẩn WHO
Cục Quản lý dược cho biết, đến ngày 18.12.2018, đã có hơn 200 công ty dược phẩm trong nước đạt tiêu chuẩn thực hành sản xuất thuốc (GMP) theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
Đa dạng bào chế
Theo đánh giá của Cục Quản lý dược (Bộ Y tế), các sản phẩm thuốc được sản xuất theo tiêu chuẩn GMP WHO thuộc các nhóm thuốc thiết yếu và chuyên khoa như: kháng sinh, điều trị tim mạch, ung thư, đái tháo đường, nhãn khoa, giảm đau hạ sốt. Các thành phẩm có dạng bào chế phong phú: thuốc mỡ, thuốc tiêm, viên nén, viên bao phim, viên bao đường, viên nang cứng, thuốc bột, thuốc cốm; sirô, dung dịch thuốc uống, cao lỏng, viên kẹo ngậm, thuốc kem, gel, thuốc mỡ, dung dịch dùng ngoài, cồn thuốc dùng ngoài, thuốc bột, thuốc bột pha hỗn dịch uống, thuốc cốm, thuốc cốm pha hỗn dịch uống, viên nén sủi bọt, thuốc bột sủi bọt, thuốc cốm sủi bọt. Không chỉ với tân dược, nhiều thuốc sản từ dược liệu được sản xuất theo tiêu chuẩn ngặt nghèo này.
Trong số các đơn vị được thẩm định dây truyền, nhà máy sản xuất dược đạt GMP WHO có các công ty như: Công ty cổ phần Dược phẩm Imexpharm, Công ty cổ phần Dược Trung ương Mediplantex, Công ty cổ phần Dược Hậu Giang – Chi nhánh nhà máy dược phẩm DHG tại Hậu Giang, Công ty cổ phần Dược Danapha, Công ty cổ phần Dược Hà Tĩnh (HADIPHAR), Công ty cổ phần Dược Vật tư Y tế Hải Dương, Công ty TNHH Thiên Dược; Công ty cổ phần Dược phẩm Gia Nguyễn…
Hàng triệu trẻ được bảo vệ nhờ vắc xin nội
Video đang HOT
Cục Quản lý dược cũng cho biết, cùng với thuốc điều trị, nhiều đơn vị trong nước đã sản xuất vắc xin phòng bệnh cũng đạt chuẩn GMP WHO. Các vắc xin được Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành là thành quả của các công trình và nghiên cứu, tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật sản xuất vắc xin theo quy trình công nghệ mới nhất từ các nước có nền công nghiệp dược tiên tiến. Việc các đơn vị trong nước nghiên cứu, sản xuất thành công các vắc xin giúp phòng hiệu quả các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây dịch.
Trong đó, Trung tâm nghiên cứu sản xuất vắc xin và sinh phẩm Y tế (POLYVAC) sản xuất vắc xin Rota uống, sống, giảm độc; vắc xin sởi, vắc xin rubella và vắc xin sởi-rubella phối hợp; Viện Vắc xin và Sinh phẩm y tế (IVAC) sản xuất vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván, vắc xin uốn ván hấp phụ, vắc xin phòng lao; huyết thanh tinh chế từ máu ngựa: huyết thanh kháng dại, huyết thanh kháng uốn ván, huyết thanh kháng nọc rắn; vắc xin cúm bất hoạt; Công ty TNHH MTV Vắc xin và Sinh phẩm số 1 (VABIOTECH): dây chuyền vắc xin viêm não Nhật Bản, vắc xin viêm gan A tinh khiết bất hoạt, vắc xin viêm gan B tái tổ hợp, vắc xin tả uống; Công ty TNHH MTV vắc xin Pasteur Đà Lạt (DAVAC): Dây chuyền vắc xin thương hàn vi; Dây chuyền đóng lọ thành phẩm vắc xin và sinh phẩm y tế.
Theo Cục Quản lý dược, hiện tại đã có hơn 10 loại vắc xin trong nước sản xuất cung cấp cho chương trình tiêm chủng quốc gia, tiêm miễn phí cho trẻ trong tiêm chủng mở rộng, mỗi năm hàng triệu trẻ em Việt Nam được bảo vệ trước các bệnh dịch nguy hiểm với hàng chục triệu mũi tiêm an toàn.
Tiêu chuẩn khắt khe
Theo chuyên gia thẩm định GMP của Cục Quản lý dược, GMP (Thực hành sản xuất tốt) là một phần của đảm bảo chất lượng, giúp đảm bảo rằng sản phẩm được sản xuất một cách đồng nhất và được kiểm soát theo đúng các tiêu chuẩn phù hợp với mục đích sử dụng, đúng các quy định của giấy phép lưu hành.
Thực hành sản xuất tốt (GMP) bao gồm những nguyên tắc chung, những quy định, về điều kiện sản xuất; áp dụng cho các cơ sở sản xuất, gia công, đóng gói thực phẩm, dược phẩm, thiết bị y tế, mỹ phẩm…, nhằm đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng và an toàn. GMP WHO có các tiêu chí khắt khe về các yếu tố quan trọng: con người, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, thao tác, môi trường ở tất cả các khu vực của quá trình sản xuất, kể cả vấn đề giải quyết khiếu nại của khách hàng và thu hồi sản phẩm không đạt chất lượng. Nhà xưởng và trang thiết bị: khu vực nhà xưởng, khu vực chế biến, thiết bị và dụng cụ, hệ thống an toàn trong trường hợp khẩn cấp; bảo quản hóa chất nguy hại; kiểm soát quá trình chế biến; kiểm soát về con người: yêu cầu về sức khỏe, cách ly nguồn lây nhiễm; vận chuyển và bảo quản thành phẩm…
Theo thanhnien
Khám sàng lọc bệnh tim tại Lâm Đồng: Để không một trẻ em nào bị bỏ lại phía sau
Trong hai ngày 15-16/12, tất cả các trẻ em dưới 16 tuổi đều được khám sàng lọc bệnh tim bẩm sinh miễn phí.
Bên lề Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 38, Đài truyền hình Việt Nam mà cụ thể là Quỹ tấm lòng Việt đã phối hợp cùng Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel đã tổ chức chương trình khám sàng lọc bệnh tim cho tất cả những trẻ em dưới 16 tuổi tại Lâm Đồng.
Buổi khám sàng lọc diễn ra trong hai ngày 15 và 16/12 tại Bệnh viện Nhi Lâm Đồng. Buổi khám sàng lọc có sự tham dự của những y bác sỹ đến từ Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM.
Trong hai ngày 15-16/12, tất cả các trẻ em dưới 16 tuổi đều được khám sàng lọc bệnh tim bẩm sinh miễn phi.
Đến với buổi khám sàng lọc, các trẻ em sẽ có cơ hội được khám sàng lọc miễn phí bệnh tim bẩm sinh. Những trường hợp mắc bệnh sẽ nhận được sự hướng dẫn từ các bác sỹ để có phương hướng điều trị hiệu quả nhất. Ngoài ra, bố mẹ các em cũng sẽ được tư vấn làm thủ tục để có thể nhận được sự hỗ trợ từ chương trình.
"Để tổ chức buổi khám sàng lọc ngày hôm nay, Quỹ Tấm lòng Việt và Viettel đã phối hợp chặt chẽ với UBND tỉnh, Sở Y tế. Viettel đã tổ chức nhắn tin đến tất cả các gia đình có con nhỏ để đảm bảo rằng, các em có cơ hội được khám sàng lọc bệnh tim bẩm sinh", Thượng tá Đoàn Văn Việt - Giám đốc Viettel Lâm Đồng cho biết.
Tính đến 8/2018, thông qua Trái tim cho em chương trình do Quỹ Tấm lòng Việt và Viettel thực hiện, đã có 4.500 em nhỏ trẻ em nghèo đã được hỗ trợ kinh phí phẫu thuật tim; 100.000 em nhỏ được khám sàng lọc miễn phí bệnh tim bẩm sinh tại 50 tỉnh vùng sâu vùng xa; hơn 40 bệnh viện được tài trợ trang thiết bị giúp nâng cao năng lực phẫu thuật, điều trị tim mạch...
Gần 2000 chiếc áo ấm sẽ đến với các trẻ em tại Lâm Đồng trong ngày 18/12 tới
Cùng với chương trình khám sàng lọc bệnh tim bẩm sinh, bên lê LHTHTQ lần thứ 38 còn tổ chức rất nhiều hoạt động ý nghĩa khác. Vào ngày 18/12, Quỹ Tấm lòng Việt tổ chức chương trình "Áo ấm đến trường" trao tặng 1.750 chiếc áo ấm đồng phục và 2.000 suất quà (gồm thạch và sách vở) cho các em học sinh tại các huyện Lạc Dương, Bảo Lâm, Lâm Hà, Đơn Dương, Đam Rông, Đạ Huoai, Đạ Teh thuộc tỉnh Lâm Đồng.
LHTHTQ lần thứ 38 diễn ra từ 19 - 22/12 tại Lâm Đồng. Các tác phẩm dự thi tại liên hoan năm nay ở 9 thể loại: Chương trình dành cho thiếu nhi; Phim tài liệu; Phóng sự; Chương trình Chuyên đề - Khoa giáo; Chương trình Giao lưu - Đối thoại - Tọa đàm; Chương trình truyền hình tiếng dân tộc thiểu số; Chương trình ca múa nhạc; Chương trình Sân khấu; Phim truyện truyền hình.
Theo vtv.vn
Sẽ đóng cửa công ty sản xuất thực phẩm chức năng không đạt GMP Ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, qua rà soát hiện cả nước có hơn 4.000 cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng (TPCN), thực phẩm bảo vệ sức khỏe thì có đến hơn 3.000 cơ sở không đạt tiêu chuẩn GMP. Theo đó, đến hạn chót 1/7/2019, các cơ sở này sẽ...