Nhiều thị trường lao động ngoài nước mở lại, cơ hội lớn cho xuất khẩu lao động Việt Nam
Các thị trường lao động ngoài nước truyền thống của Việt Nam đã có thay đổi chính sách thích ứng với dịch COVID-19 để đẩy mạnh các hoạt động phục hồi kinh tế, sản xuất kinh doanh, do đó, nhu cầu tiếp nhận lao động sẽ gia tăng.
Đây là thời cơ thuận lợi để Việt Nam tăng cường đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài. Việc thực hiện kế hoạch đưa 90.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài trong năm 2022 là hoàn toàn khả thi.
Nhật Bản là thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam nhiều nhất
Ông Nguyễn Gia Liêm, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội – LĐ,TB&XH) cho biết: Những năm qua, do dịch bệnh COVID-19, phần lớn các quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận lao động Việt Nam đều có chính sách hạn chế hoặc đóng cửa tiếp nhận lao động nước ngoài đến làm việc.
Đến nay, các chính sách phòng chống dịch bệnh COVID-19 đã có sự thay đổi để thích ứng với việc phục hồi, phát triển kinh tế. Một trong những chính sách đó là mở cửa tiếp nhận trở lại lao động nước ngoài, trong đó có lao động Việt Nam.
Lao động chuẩn bị đi làm tại nước ngoài nghe phổ biến các chính sách nhập cảnh, chế độ làm việc.
Cụ thể, thị trường các nước châu Âu mở lại từ năm 2021; Hàn Quốc từ tháng 5/2021 (sau hơn một năm ngừng tiếp nhận lao động đi theo chương trình EPS); Đài Loan ( Trung Quốc) mở lại từ ngày 15/2/2022 (đóng cửa từ 19/5/2021); Nhật Bản bắt đầu mở lại từ tháng 3/2022 (sau hơn một năm đóng cửa từ cuối tháng 1/2021) và một số thị trường lao động khác cũng đã có chính sách tiếp nhận lao động với các điều kiện và quy định phù hợp trong thời gian qua.
Bộ LĐ,TB&XH đã chỉ đạo các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động duy trì và phát triển các thị trường tiếp nhận lao động; kịp thời nắm bắt các thông tin về tình hình dịch COVID-19, chính sách, quy định mới về tiếp nhận lao động đối phó với tình hình diễn biến dịch COVID-19 tại các nước; hướng dẫn các doanh nghiệp tổ chức đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài đảm bảo các quy định về phòng chống dịch của nước sở tại.
Theo đó, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc tiếp tục là các thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam nhiều nhất trong 7 tháng qua (chiếm đến 93% tổng số lao động đi làm việc tại nước ngoài). Trong 7 tháng năm 2022, các đơn vị đã đưa 56.863 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, đạt 63,2% mục tiêu kế hoạch năm, trong đó có 21.238 lao động nữ.
Video đang HOT
Chú trọng chất lượng lao động
Theo ông Nguyễn Gia Liêm, yếu tố chất lượng lao động vẫn cần đặt lên hàng đầu. Bên cạnh những thị trường truyền thống, định hướng trong thời gian tới là đưa lao động đi làm việc tại các thị trường an toàn, có thu nhập cao, bảo đảm phúc lợi tốt cho người lao động.
Ngay từ những tháng đầu năm 2022, nhiều hoạt động hợp tác đã được xúc tiến triển khai. Cụ thể, Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Việt Nam và Bộ trưởng Ngoại giao và Thương mại Australia đã ký Bản ghi nhớ về chương trình lao động nông nghiệp. Trong khuôn khổ chương trình hợp tác này, dự kiến Australia sẽ tiếp nhận lao động Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp với số lượng khoảng 1.000 người/năm, mức lương cơ bản (chưa trừ phí sinh hoạt) từ 3.200 – 4.000 dollar Australia/tháng (tương đương 52,8 – 66 triệu đồng/tháng). Hiện nay, hai bên đang trao đổi để thống nhất về kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện Bản ghi nhớ này.
Việc tuyển chọn điều dưỡng viên và hộ lý sang làm việc tại CHLB Đức theo chương trình 3 bên cùng có lợi và tại Nhật Bản theo Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA). Chương trình đang nhận hồ sơ khóa 11, thời hạn đến 31/10/2022.
Bộ LĐ,TB&XH đã đàm phán với cơ quan chức năng của Israel về Hiệp định hợp tác lao động Việt Nam – Israel, xây dựng Thỏa thuận về tuyển dụng lao động giữa Việt Nam và Thái Lan, hoàn thiện Bản ghi nhớ về di cư lao động có kỹ năng và trao đổi kiến thức với Cộng hòa liên bang Đức; trao đổi “Bản ghi nhớ về tuyển dụng, việc làm và hồi hương lao động giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Malaysia”….
Bộ LĐ,TB&XH cũng đã trình Chính phủ ban hành Nghị quyết số 83/NQ-CP ngày của Chính phủ về việc ký quỹ và hỗ trợ cho vay để ký quỹ đối với người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc.
Bên cạnh đó, Cục Quản lý lao động ngoài nước sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với cơ quan đại diện tại các nước có lao động Việt Nam để kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trước diễn biến của dịch bệnh COVID-19 và tổ chức đưa lao động hết hạn hợp đồng về nước theo chỉ đạo của Chính phủ; kịp thời thông tin và hướng dẫn các doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài an toàn trong tình hình dịch bệnh và theo quy định về tiếp nhận lao động nước ngoài của nước sở tại.
Đặc biệt, theo ông Nguyễn Gia Liêm, việc nâng cao chất lượng người lao động đi làm việc ở nước ngoài sẽ được chú trọng. Cục Quản lý lao động ngoài nước sẽ đẩy mạnh công tác gắn kết giữa doanh nghiệp dịch vụ với các trường, cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong việc chuẩn bị, tạo nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài; tăng cường chất lượng và hiệu quả công tác tuyển chọn và đào tạo người lao động (về ngoại ngữ, tay nghề và ý thức tổ chức kỷ luật) đáp ứng yêu cầu của bên nước ngoài tiếp nhận lao động, tạo vị thế của người lao động ở nước ngoài, nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật của người lao động, cũng như phòng tránh tình trạng người lao động bị lạm dụng, cưỡng bức khi đi làm việc ở nước ngoài.
Cùng với đó, để lành mạnh hóa thị trường xuất khẩu lao động, Cục Quản lý lao động ngoài nước cũng sẽ đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền và phổ biến chính sách, pháp luật, thông tin về lĩnh vực người lao động đi làm việc ở nước ngoài để nâng cao nhận thức của người dân và xã hội, qua đó ngăn ngừa, hạn chế tình trạng lừa đảo, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này. Cục cũng tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Việt Nam đang ở thời điểm quan trọng của phục hồi kinh tế hậu COVID-19
Ngày 25/2, Chính phủ Việt Nam và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) phối hợp tổ chức Hội nghị quốc tế "Thúc đẩy phục hồi kinh tế xanh và bao trùm: Bài học từ kinh nghiệm quốc tế", với sự tham dự của các nhà lãnh đạo và học giả thế giới, chia sẻ kinh nghiệm trong việc thúc đẩy những thay đổi chính sách, tài chính và thể chế nhằm mang lại sự phục hồi kinh tế xanh, sạch và bao trùm hậu COVID-19.
Hội nghị diễn ra đúng thời điểm Việt Nam đang trong quá trình phục hồi nền kinh tế hậu COVID-19 theo cách tạo ra tăng trưởng, việc làm, bền vững và bao trùm. Hội nghị cũng cung cấp một nền tảng cho các nhà hoạch định chính sách và các bên liên quan khác chia sẻ tầm nhìn, kiến thức và thực tiễn tốt nhất liên quan đến kích thích kinh tế xanh, phục hồi kinh tế hậu COVID-19, hành động vì khí hậu, kinh tế tuần hoàn, quản trị tiên tiến và toàn diện, tài chính và đầu tư xanh.
Bên lề Hội nghị, bà Caitlin Wiesen, Trưởng Đại diện UNDP tại Việt Nam đã có những trao đổi với báo chí về các nội dung Hội nghị bàn thảo.
Bà Caitlin Wiesen, Trưởng Đại diện UNDP tại Việt Nam. Ảnh: TTXVN
Xin bà chia sẻ mục đích của Hội nghị quốc tế "Thúc đẩy phục hồi kinh tế xanh và bao trùm: Bài học từ kinh nghiệm quốc tế"?
Việt Nam đang ở thời điểm quan trọng khi tìm cách phục hồi hậu COVID-19 bằng việc tạo ra tăng trưởng, nhiều việc làm, bền vững và bao trùm.
Trước mắt, Việt Nam phải đối mặt với ba thách thức chiến lược, đó là: giải quyết tác động môi trường từ tăng trưởng (rủi ro về khí hậu, thiên tai, môi trường và sức khỏe, cũng như suy thoái tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học) bằng cách hướng tới một mô hình kinh tế năng suất và chống chịu tập trung vào tái tạo thiên nhiên và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên trong một nền kinh tế tuần hoàn trung hòa carbon.
Tăng trưởng và bền vững bao trùm, bao gồm điều chỉnh khung pháp lý và đảm bảo thực thi chính sách để bảo vệ quyền của các nhóm dễ bị tổn thương và tiếp cận công bằng với các dịch vụ cơ bản, cơ hội kinh tế, để không ai bị bỏ lại phía sau, giảm thiểu bất bình đẳng, giảm nghèo đa chiều và dễ bị tổn thương, cũng như xây dựng một xã hội công bằng cho tất cả mọi người.
Ưu tiên các khoản đầu tư bền vững và có trách nhiệm hơn, thúc đẩy khả năng cạnh tranh xuất khẩu, bao gồm việc tạo ra các hệ thống sản xuất carbon thấp và thị trường ngách, bằng việc thúc đẩy đổi mới, các kỹ năng liên quan đến các ngành công nghiệp lần thứ 4, bao gồm cả đối với phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ, như là chìa khóa để khởi động lại tăng trưởng năng suất và thu nhập, tiếp cận các nguồn tài chính dài hạn phù hợp.
Khi tìm kiếm những chuyển đổi cần thiết để giải quyết ba thách thức nêu trên, Chính phủ nhận thấy sự cần thiết của đổi mới quản trị trong toàn bộ Chính phủ và toàn xã hội. Điều này bao gồm quản trị mang tính dự đoán, thích ứng và nhanh nhạy, hay còn gọi là "quản trị 3A".
Để giải quyết những nỗ lực cần thiết trên nhiều lĩnh vực và chủ đề, Hội nghị sẽ quy tụ các nhà phát triển quốc gia và toàn cầu để chia sẻ kinh nghiệm thực tế trong việc giải quyết thay đổi chính sách và thể chế trong bối cảnh toàn cầu đầy thách thức.
Với tư cách là mạng lưới phát triển toàn cầu của Liên hợp quốc, ủng hộ sự thay đổi và kết nối các quốc gia về tri thức, kinh nghiệm và nguồn lực, UNDP rất vui mừng được hợp tác với Chính phủ Việt Nam tổ chức Hội nghị quốc tế này, quy tụ các nhà lãnh đạo và học giả trên thế giới để chia sẻ kinh nghiệm của các nước trong việc thúc đẩy chính sách, tài chính và thay đổi thể chế để mang lại sự phục hồi kinh tế xanh, sạch và bao trùm hậu COVID-19.
Xin bà cho biết Hội nghị sẽ tập trung vào những nội dung gì?
Hội nghị cung cấp nền tảng cho các nhà hoạch định chính sách và các bên liên quan khác chia sẻ tầm nhìn, kiến thức và thực tiễn tốt nhất liên quan đến kích thích kinh tế xanh, phục hồi kinh tế hậu COVID-19, hành động khí hậu, nền kinh tế tuần hoàn, quản trị tiên tiến và toàn diện, tài chính xanh và đầu tư.
Hội nghị sẽ giải quyết các vấn đề phát triển cơ bản hiện nay mà Việt Nam đang phải đối mặt, bao gồm: Đảm bảo khả năng phục hồi và khả năng phục hồi xanh; tăng cường vai trò của chính phủ trong việc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo và nền kinh tế tuần hoàn, phù hợp với các cam kết COP26 đầy tham vọng của Việt Nam; kích thích sự đổi mới và chuẩn bị lực lượng lao động cho các việc làm trong tương lai; thúc đẩy sự phục hồi bền vững thông qua thương mại, đầu tư và đổi mới.
Hội nghị kéo dài một ngày sẽ có ba phiên với các bài phát biểu quan trọng và các cuộc thảo luận. Phiên 1 sẽ tập trung vào "Phục hồi xanh và khả năng phục hồi", những biện pháp mà các nước đã làm để giải quyết và đưa ra các quyết định khó khăn trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn, xanh, carbon thấp; và những cơ hội để thúc đẩy các quốc gia chuyển đổi sang năng lượng sạch.
Phiên 2 về "Thương mại, đầu tư và đổi mới để phục hồi bền vững" sẽ thảo luận về cách Việt Nam nên điều chỉnh cách tiếp cận đối với các hiệp định thương mại và FDI để thúc đẩy mô hình tăng trưởng bền vững, bao trùm, khuyến khích đổi mới và năng suất lao động trong nước.
Phiên 3 tập trung vào "Tăng cường vai trò của Chính phủ trong việc thúc đẩy sự phục hồi xanh và phục hồi toàn diện". Các đại biểu sẽ thảo luận để tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi: Việt Nam có thể học hỏi gì từ kinh nghiệm của các nước khác về sức mạnh tổng hợp giữa thị trường cạnh tranh và các chính sách đổi mới của Chính phủ? Các quốc gia đã đưa ra những chính sách và cấu trúc quản trị nào để thúc đẩy tính bền vững và phục hồi toàn diện? Cách tiếp cận theo định hướng sứ mệnh có thể giúp Việt Nam đối phó với các vấn đề như Đồng bằng sông Cửu Long và nghèo đặc hữu ở vùng cao, vùng sâu vùng xa như thế nào?
Hội nghị quốc tế sẽ quy tụ các nhà lãnh đạo tư tưởng và nhà hoạch định chính sách nổi tiếng trong nước và quốc tế. Tổng Giám đốc UNDP Achim Steiner sẽ có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị cùng với Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh, Giáo sư Joseph E. Stiglitz - từng đoạt giải Nobel về kinh tế năm 2001, Phó Tổng thư ký Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNTAD) Isabelle Durant, Giám đốc điều hành Quỹ khí hậu xanh (GCF) Yannick Glemarec, Giáo sư Đại học Tổng hợp London Mariana Mazzucato, lãnh đạo các Bộ: Ngoại giao, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương và các diễn giả từ các quốc gia, đối tác phát triển quan trọng bao gồm Botswana, Ấn Độ, Indonesia, Hàn Quốc, Singapore và Nam Phi.
Xin trân trọng cảm ơn bà!
Việt Nam đang có dấu hiệu lấy lại đà tăng trưởng kinh tế và sản xuất Báo cáo Chỉ số kết nối toàn cầu DHL 2021 (DHL Global Connectedness Index 2021 - GCI 2021) vừa được DHL và Trường Kinh doanh Stern của Đại học New York công bố đã có đánh giá: Mặc cho sự bùng phát dịch COVID-19 gần đây, Việt Nam đang có dấu hiệu lấy lại đà tăng trưởng kinh tế và sản xuất. "Khả...