Nhiều thành tựu ứng dụng trong lĩnh vực huyết học-truyền máu
Trong lĩnh vực huyết học, các y bác sỹ đã ứng dụng các tiến bộ của thế giới về thuốc nhắm đích trong điều trị ung thư máu, đem lại chất lượng cuộc sống tốt với thời gian sống kéo dài cho người bệnh.
Thời gian qua, ngành huyết học- truyền máu Việt Nam đã chủ động, sáng tạo trong việc huy động người hiến máu. (Ảnh: PV/Vietnamplus)
Những năm qua, ngành huyết học-truyền máu Việt Nam đã không ngừng nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ của y học thế giới và đạt được nhiều bước tiến.
Trong lĩnh vực huyết học, các y bác sỹ đã ứng dụng các tiến bộ của thế giới về thuốc nhắm đích trong điều trị ung thư máu nhằm đem lại chất lượng cuộc sống tốt với thời gian sống kéo dài cho người bệnh.
Thông tin trên được Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương đưa ra tại hội nghị khoa học huyết học-truyền máu toàn quốc năm 2020 diễn ra ngày 26/11 tại Hà Nội.
Đặc biệt, Việt Nam thực hiện thành công khảo sát dịch tễ về tan máu bẩm sinh trên toàn quốc và phối hợp thực hiện chương trình tầm soát gene bệnh, tiến tới giảm dần số trẻ em sinh ra bị bệnh tan máu bẩm sinh tại một số địa phương…
Phát biểu tại hội nghị, tiến sỹ Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương nhấn mạnh năm 2020 là một năm đầy biến động do đại dịch COVID-19 lan rộng trên toàn cầu, tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội. Công tác truyền máu tại hàng loạt quốc gia phải đối mặt với nguy cơ khủng hoảng về nguồn người hiến máu.
Trong bối cảnh đó, ngành huyết học-truyền máu Việt Nam đã chủ động, sáng tạo trong việc huy động người hiến máu và tổ chức tiếp nhận, cung cấp máu an toàn, góp phần vào thành công chung của cả nước trước đại dịch.
Trong lĩnh vực truyền máu, hoạt động truyền máu đã triển khai đồng bộ xét nghiệm sinh học phân tử, tăng khả năng kiểm soát các bệnh lây nhiễm qua đường truyền máu; chuẩn hóa quy trình điều chế nhiều chế phẩm máu…
Tiến sỹ Bạch Quốc Khánh nói về công tác truyền máu trong một năm đầy biến động do đại dịch COVID-19:
Ở lĩnh vực huyết học, các cơ sở y tế có những bước phát triển liên tục trong hoạt động ghép tế bào gốc, chuyển giao thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tự thân cho nhiều bệnh viện tại các tỉnh, thành phố…
Bên cạnh đó, lĩnh vực di truyền-sinh học phân tử cũng đạt được những kết quả khả quan trong việc nghiên cứu các đột biến gene ở bệnh ung thư máu, thalassemia, hemophilia… góp phần nâng cao chất lượng điều trị và chẩn đoán trước sinh bệnh máu di truyền.
Hội nghị khoa học huyết học-truyền máu toàn quốc năm 2020, do Viện huyết học-Truyền máu Trung ương phối hợp với Hội Huyết học-Truyền máu Việt Nam tổ chức trong các ngày 26-27/11 tại Hà Nội.
Các đại biểu tại hội nghị có cơ hội cập nhật kiến thức mới, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn thông qua gần 100 bài chuyên luận và báo cáo có chất lượng về các lĩnh vực: huyết học lâm sàng, huyết học cận lâm sàng, truyền máu, ghép tế bào gốc, di truyền-sinh học phân tử… cùng với các gian triển lãm và các hoạt động bên lề có ý nghĩa.
Hội nghị cũng dành thời lượng cho chuyên đề báo cáo viên trẻ với 17 báo cáo do các cán bộ trẻ trình bày./.
Cứu sống ngoạn mục bệnh nhân bị dao đâm thấu tim
Ngày 17-11, sau 3 ngày được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Khánh phẫu thuật cấp cứu khẩn cấp, chăm sóc tận tình, bệnh nhân N.T.H., 36 tuổi, ngụ P.Xuân Trung, TP.Long Khánh đã qua cơn nguy kịch, đang dần ổn định sức khỏe và tiếp tục được điều trị.
Các bác sĩ tiến hành ca phẫu thuật khẩn cấp cứu bệnh nhân qua cơn nguy kịch.
Theo đó, 19 giờ 42 phút ngày 14-11, bệnh viện tiếp nhận nam bệnh nhân H. trong tình trạng bị dao đâm vào ngực, bệnh nhân chỉ còn thoi thóp, huyết áp gần như không đo được.
Sau khi khám, đánh giá vết thương, các bác sĩ nhận định vết dao đã xuyên vào tim, nếu không được phẫu thuật kịp thời để khâu vết thương tim, bệnh nhân sẽ tử vong. Ngay lập tức bệnh nhân được đưa lên bàn mổ cấp cứu.
20 giờ 10 phút, ca phẫu thuật bắt đầu được tiến hành. BS Phan Văn Huyên, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Khánh là người trực tiếp thực hiện ca phẫu thuật. Cùng với đó là ê kíp gồm những bác sĩ dày dặn kinh nghiệm nhất bệnh viện như BS Phan Văn Phong, Trưởng khoa Ngoại tổng hợp, BS Nguyễn Phước, Phó khoa Ngoại tiết niệu cùng hàng chục y, bác sĩ, nhân viên y tế khác. Sau hơn 2 giờ đồng hồ vừa mổ vừa truyền máu, hồi sức tích cực, bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch.
BS Phan Văn Huyên, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Khánh cho hay, đây là trường hợp thứ 2 bệnh nhân bị đâm thủng tim được bệnh viện phẫu thuật cứu sống trong vòng nửa tháng qua.
Bé trai 'mập tròn quay' nhập viện khẩn cấp vì thiếu máu nặng Một bé trai mới 6 tháng tuổi đã nặng hơn 9 kg, nhìn bé bụ bẫm, trắng trẻo nhưng bác sĩ kết luận bé xanh xao, thiếu máu thiếu sắt nặng nề phải nhập viện truyền máu. Trẻ em cần đủ vi chất dinh dưỡng để phát triển Ngày 16/11, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cho biết, đơn vị này đang điều...