Nhiều thành phố Nga hủy Duyệt binh Chiến thắng
Ít nhất 10 thành phố Nga đã hoãn hoặc hủy duyệt binh ngày 24/6 do lo ngại Covid-19, dù lễ duyệt binh lớn nhất vẫn diễn ra ở Moskva.
Giới chức thành phố Chelyabinsk và Yakutia hôm qua thông báo hủy lễ Duyệt binh Chiến thắng dự kiến diễn ra ngày 24/6. Hàng loạt thành phố như Belgorod và Yarroslavl trước đó cũng ra quyết định tương tự, trong khi giới chức Kursk và Penza cho biết sẽ lùi sự kiện sang thời điểm khác.
Chính quyền các thành phố này đưa ra quyết định sau khi tình hình Covid-19 vẫn chưa được kiểm soát, gây lo ngại về khả năng lây nhiễm tại những sự kiện tập trung đông người. Tuy nhiên, lễ duyệt binh trên Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moskva vẫn diễn ra theo kế hoạch.
Đoàn xe thiết giáp tập duyệt binh ở thành phố Yekaterinburg hôm 8/6. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
“Đó là quyền quyết định của các lãnh đạo địa phương. Tổng thống cho rằng họ nắm trực tiếp diễn biến và hiểu rõ tình hình thực tế tại nơi mình quản lý”, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cho hay, đồng thời bày tỏ ủng hộ Thị trưởng Moskva Sergey Sobyanin sau khi ông kêu gọi người dân thủ đô không trực tiếp đến xem duyệt binh mà theo dõi qua truyền hình.
Lễ duyệt binh kỷ niệm chiến thắng phát xít thường được Nga tổ chức vào ngày 9/5 hàng năm, nhưng sự kiện năm nay bị hoãn đến ngày 24/6 vì Covid-19. Một phần lễ duyệt binh năm nay sẽ tái hiện cuộc duyệt binh trên Quảng trường Đỏ ngày 24/6/1945.
Video đang HOT
Nhiều khí tài hiện đại của quân đội Nga cũng lần đầu xuất hiện tại lễ duyệt binh năm nay như xe tăng chủ lực T-90M và T-80BVM, xe chiến đấu bộ binh Kurganets-25 và Armata T-15 trang bị module pháo 57 mm, hệ thống pháo phản lực phóng loạt Tornado-S và TOS-2, tên lửa phòng không S-300V4 và hệ thống tên lửa phòng thủ bờ Bal-E.
14.000 binh sĩ, hơn 200 khí tài cơ giới và 75 máy bay đã kết thúc đợt luyện tập duyệt binh ở thao trường Alabino, ngoại ô Moskva. Các buổi tập duyệt trên Quảng trường Đỏ sẽ diễn ra ngày 17 và 18/6, lễ tổng duyệt được tổ chức sau đó hai ngày. Những người tham gia duyệt binh đều được xét nghiệm nCoV và không có triệu chứng mắc Covid-19. Toàn bộ binh sĩ phải đeo khẩu trang trong quá trình huấn luyện và bị cấm tiếp xúc với những người không liên quan đến lễ duyệt binh.
Nga hiện là vùng dịch Covid-19 lớn thứ ba thế giới với hơn 537.000 ca nhiễm, trong đó hơn 7.000 người đã chết. Phát ngôn viên Peskov nói Nga đối phó được với nCoV và hệ thống chăm sóc y tế hiệu quả giúp tỷ lệ tử vong thấp.
Chiến dịch tấn công thần tốc gây sửng sốt trong Thế chiến 2
Ngày 8/5/1945, chiến dịch đánh chiếm Berlin của Hồng quân Liên Xô kết thúc thắng lợi. Nước Đức phát xít kí công ước đầu hàng vô điều kiện.
Chiến tranh kết thúc ở châu Âu nhưng ở Viễn Đông và Thái Bình Dương, quân Nhật với lực lượng hùng hậu, đặc biệt là lục quân với 5,5 triệu người vẫn kháng cự quyết liệt. Giới quân sự Mỹ tính toán rằng phải mất 1 năm rưỡi mới kết thúc chiến tranh với Nhật.
Thực hiện nghĩa vụ đã cam kết với các nước Đồng minh, nhằm vảo vệ an toàn biên giới phía đông và loại trừ một lò lửa chiến tranh ở châu Á, ngày 5/8/1945, Liên Xô huỷ bỏ hiệp ước trung lập và ngày 8/8 tuyên chiến với Nhật. Ngày 9/8, chiến dịch Mãn Châu bắt đầu.
Mục tiêu trực tiếp của chiến dịch Mãn Châu là đập tan đạo quân Quan Đông của Nhật Bản, giải phóng vùng Đông Bắc Trung Quốc và Triều Tiên; loại bỏ một cơ sở kinh tế - quân sự, một bàn đạp của Nhật dùng chống Liên Xô, Mông Cổ; và thúc đẩy kết thúc Thế chiến 2.
Quân đội Liên Xô bắt giữ được nhiều xe tăng Nhật. Ảnh : Sputnik
Các đơn vị quân đội Liên Xô tham gia chiến dịch có: Phương diện quân (PDQ) Zabaikal do Nguyên soái R. Malinovsky chỉ huy, PDQ Viễn Đông I của Nguyên soái K. Mereshkov, PDQ Viễn Đông II của Đại tướng M. Pukarev, Hạm đội Thái Bình Dương do Đô đốc I. Yumashev chỉ huy và Hải đoàn Amur.
Ngoài ra, còn có Tập đoàn quân Mông Cổ của Nguyên soái Kh. Choibansan. Tổng binh lực khoảng 1,5 triệu người, 29.000 pháo và súng cối, hơn 5.200 xe tăng và pháo tự hành, gần 5.200 máy bay chiến đấu. Tổng chỉ huy chiến dịch là Nguyên soái A. Vasilyevsky - Tổng tư lệnh quân đội Liên Xô tại Viễn Đông.
Về phía Nhật Bản, chủ yếu là lực lượng thuộc đạo quân Quan Đông dưới quyền chỉ huy của Đại tướng Yamada Otozo làm Tư lệnh và Trung tướng Hata Hikosaburo làm Tham mưu trưởng. Đạo quân gồm trên 1 triệu người, 1.155 xe tăng, 5.360 pháo, cối, 1.800 máy bay, 25 tàu chiến. Ngoài ra, còn có lực lượng hiến binh, cảnh sát Nhật, cùng quân đội Mãn Châu và Nội Mông.
Đạo quân Quan Đông được huấn luyện và trang bị tốt.
Để chống trả liên quân Xô - Mông, quân Nhật dựa vào các tuyến phòng ngự vững chắc và các dãy núi lớn để cố thủ. Họ đã xây dựng 17 khu vực phòng thủ dài đến 1.000km với trên 8.000 cứ điểm hoả lực bền vững.
Chiến dịch bắt đầu bằng 3 đòn công kích từ 3 hướng (Mông Cổ, khu vực sông Amr và duyên hải) của quân đội Liên Xô. Chỉ sau 10 ngày, tuyến phòng thủ của quân Nhật đã bị chọc thủng, Hồng quân tiến sâu vào Đông Bắc Trung Quốc 400-800km từ hướng tây, 200-300km từ hướng đông bắc. Tiếp đó, Liên Xô tiến vào bình nguyên Mãn Châu, chia cắt quân đội Nhật thành nhiều cụm rồi bao vây tiêu diệt, không để đối phương có cơ hội chống trả có tổ chức.
Các đơn vị đổ bộ đường không Liên Xô nhảy dù đánh chiếm những vị trí then chốt nằm sâu trong hậu phương địch như Cáp Nhĩ Tân, Cát Lâm, Thẩm Dương, Trường Xuân, Đại Liên, cảng Lữ Thuận, Bình Nhưỡng, cùng một số thành phố khác ở Mãn Châu và Triều Tiên.
Sáng 19/8, tại đại bản doanh ở Trường Xuân, Tư lệnh đạo quân Quan Đông-Yamada tự tay tháo kiếm trao cho Đại diện Hồng quân, chấp nhận là tù binh của quân đội Liên Xô. Tối 19/8, Yamada và "Thủ tướng" Mãn Châu kí biên bản đầu hàng. Cờ Nhật bị hạ xuống và quốc kỳ Liên Xô tung bay trên nóc toà nhà bộ chỉ huy đạo quân Quan Đông.
Chiến dịch Mãn Châu là chiến dịch chưa từng có về quy mô cơ động lực lượng và phương tiện (từ phía tây sang phía đông Liên Xô, trên cự li 9.000-12.000km). Chiến dịch là một mẫu mực về tiến công thần tốc trong điều kiện rừng tai-ga và sa mạc, bằng các đòn đột kích mạnh mẽ từ nhiều hướng, hợp điểm, bao vây tiêu diệt địch, trong đó sử dụng các tập đoàn quân xe tăng và kị binh cơ giới làm thê đội I.
Các đơn vị đổ bộ đường không đánh bất ngờ vào hậu phương địch cũng góp phần làm cho chiến dịch kết thúc sớm, giảm thương vong cho bộ đội. Bằng các thủ thuật nghi binh, các tướng lĩnh Liên Xô đã làm bộ tham mưu Nhật hoàn toàn bị bất ngờ không chỉ về chiến lược, chiến dịch mà còn bị bất ngờ về chiến thuật.
Tính chung, trong chiến dịch kéo dài 23 ngày đêm trên một mặt trận dài trên 5.000km này, phía Nhật Bản đã mất 70.000 quân, 600.000 người bị bắt làm tù binh, trong đó có 149 viên tướng.
Chiến thắng của quân đội Liên Xô đã giải phòng toàn bộ vùng Đông Bắc Trung Quốc và Triều Tiên, loại bỏ nguy cơ xâm lược đối với Liên Xô ở vùng Viễn Đông, tạo điều kiện thuận lợi cho phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Viễn Đông và Đông Nam Á.
Thất trận nặng nề, nước Nhật bị tê liệt hoàn toàn. Nhật sau đó đã phải ký biên bản đầu hàng vô điều kiện. Văn kiện này đã đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của chủ nghĩa phát xít, kết thúc Thế chiến 2.
Nga duyệt binh kỷ niệm chiến thắng phát xít vào 24/6 Tổng thống Putin thông báo tổ chức lễ duyệt binh kỷ niệm 75 năm chiến thắng phát xít vào ngày 24/6 tại Moskva và nhiều thành phố khác. "Chúng tôi sẽ tổ chức kỷ niệm Ngày Chiến thắng vào hôm 24/6, ngày mà cách đây 75 năm đã diễn ra cuộc duyệt binh huyền thoại tại Quảng trường Đỏ của những người lính...