Nhiều thanh niên gặp trở ngại khi tiếp cận dịch vụ sức khỏe tình dục
Sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình là các ưu tiên của Việt Nam cho Chương trình nghị sự Phát triển bền vững sau năm 2015.
Ngày 18/12, tại Hà Nội đã diễn ra hội nghị Công bố các định hướng ưu tiên quốc gia về Sức khỏe sinh sản/Sức khỏe tình dục và Kế hoạch hóa gia đình (SKSS/SKTD/KHHGĐ), giai đoạn sau năm 2015 do Bộ Y tế phối hợp với Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) tại Việt Nam tổ chức.
Các đại biểu tham dự hội thảo
Thông tin tại hội nghị cho biết, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu ấn tượng trong việc đạt các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs), bao gồm cả mục tiêu 5a và 5b. Độ bao phủ của các dịch vụ chăm sóc SKSS/SKTD, bao gồm cả các dịch vụ lồng ghép trong kế hoạch hóa gia đình đã được mở rộng. Chất lượng dịch vụ bao gồm cả dịch vụ về làm mẹ an toàn và chăm sóc sơ sinh đã được cải thiện rõ rệt.
Tuy nhiên, vẫn còn sự chênh lệch trong tỷ lệ tử vong và bệnh tật giữa các vùng miền và giữa các nhóm dân số khác nhau, đặc biệt là trong nhóm dân tộc thiểu số. Vẫn còn có sự khác biệt và thiếu công bằng trong tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc SKSS/SKTD có chất lượng giữa các vùng miền khác nhau trên toàn quốc. 1/3 thanh niên vẫn gặp cản trở trong việc tiếp cận đầy đủ thông tin và dịch vụ về chăm sóc SKSS/SKTD.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến nêu rõ: Cần xây dựng các chương trình và can thiệp SKSS/SKTD/KHHGĐ có hiệu quả kinh tế, phù hợp với văn hóa và tôn trọng quyền con người, đặc biệt cho những người dễ bị tổn thương. Ngành Y tế cần mở rộng và xây dựng quan hệ đối tác công-tư trong lĩnh việc SKSS/SKTD/KHHGĐ để tăng cường cung cấp các dịch vụ cần thiết và chất lượng cho cộng đồng.
Video đang HOT
Các ưu tiên về SKSS/SKTD và KHHGĐ sẽ là cơ sở để ngành Y tế xây dựng và triển khai có hiệu quả kế hoạch y tế 5 năm và Chiến lược Dân số và SKSS trong giai đoạn 2016-2020, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đã đạt được mức thu nhập trung bình. Bên cạnh đó, các ưu tiên này cần được lồng ghép vào các chính sách và chương trình của chính phủ, các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước và các đối tác phát triển hỗ trợ Việt Nam trong giai đoạn sau năm 2015.
Một hoạt cảnh tuyên truyền về sức khỏe tình dục của Tỉnh đoàn Hòa Bình
Hội nghị đã công bố các định hướng ưu tiên về SKSS/KHHGĐ cho giai đoạn sau năm 2015 như: Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ cho các khu vực có tỷ lệ tử vong mẹ đạt tới mức độ thấp, tăng cường tiếp cận dịch vụ đi kèm với nâng cao chất lượng dịch vụ ở những vùng có tỷ lệ tử vong mẹ duy trì ở mức độ cao.
Phối hợp với các nhà cung cấp viễn thông tư nhân để chủ động cung cấp thông tin cho thanh thiếu niên và thanh niên chưa lập gia đình; cải thiện sự hợp tác giữa các cơ sở công và tư nhân trong việc cung cấp các dịch vụ thân thiện và các biện pháp phòng tránh thai; xây dựng các chính sách riêng cho SKSS/SKTD và tăng cường cơ chế hợp tác đa ngành trên lĩnh vực SKSS/SKTD của thanh niên; đẩy mạnh sự tham gia của thanh thiếu niên trong việc xây dựng, thực hiện và giám sát các dịch vụ về SKSS/SKTD và các can thiệp.
Xây dựng chiến lược toàn diện quốc gia và các chính sách về phòng, chống và kiểm soát bệnh ung thư sinh sản; tăng cường hệ thống y tế, cải thiện các mối liên kết và lồng ghép vấn đề HIV với SKTD/SKSS-KHHGĐ trong các chính sách, các chương trình và các dịch vụ ở tất cả các cấp, hoàn thiện các chính sách và biện pháp can thiệp cho thích hợp về mặt văn hóa, đảm bảo cung cấp dịch vụ SKTD/SKSS-KHHGĐ có chất lượng, mang lại sự hài lòng cho khách hàng.
Tại hội nghị, Bộ Y tế và UNFPA cam kết tiếp tục hợp tác chặt chẽ để tăng cường hơn nữa tiếp cận tới sức khỏe tình dục và sinh sản ở Việt Nam, bao gồm kế hoạch hóa gia đình. Đầu tư cho tiếp cận phổ cập tới các dịch vụ sức khỏe sinh sản là một đầu tư quan trọng vì xã hội khỏe mạnh và tương lai bền vững hơn./.
Lại Thìn
Theo_VOV
Xây dựng chuẩn nghèo mới không chỉ dựa vào thu nhập
Chuẩn nghèo còn bao gồm mức độ tiếp cận các dịch vụ cơ bản như tiếp cận về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch - vệ sinh và tiếp cận thông tin.
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt đề án tổng thể "Chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020".
Theo đó, chuẩn nghèo mới giai đoạn 2016-2020 được xây dựng theo hướng kết hợp cả chuẩn nghèo về thu nhập và mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản; xây dựng mức sống tối thiểu để từng bước bảo đảm an sinh xã hội cho mọi người dân.
Cụ thể, hộ nghèo là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ chuẩn nghèo chính sách trở xuống hoặc có thu nhập bình quân đầu người/tháng cao hơn chuẩn nghèo chính sách nhưng thấp hơn chuẩn mức sống tối thiểu và thiếu hụt từ 1/3 tổng số điểm thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
Hộ cận nghèo là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng cao hơn chuẩn nghèo chính sách nhưng thấp hơn chuẩn mức sống tối thiểu và thiếu hụt dưới 1/3 tổng số điểm thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản...
Chuẩn mức sống tối thiểu về thu nhập là mức thu nhập đảm bảo chi trả được những nhu cầu tối thiểu nhất mà mỗi người cần phải có để sinh sống, bao gồm nhu cầu về tiêu dùng lương thực, thực phẩm và tiêu dùng phi lương thực, thực phẩm phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội của đất nước trong từng thời kỳ.
Các dịch vụ xã hội cơ bản bao gồm năm dịch vụ: Tiếp cận về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, tiếp cận thông tin. Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt gồm 10 chỉ số: Trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; loại hố xí/nhà tiêu; sử dụng dịch vụ viễn thông; tài sản phục vụ tiếp cận thông tin.
Bộ LĐ-TB&XH sẽ phối hợp với Bộ KH&ĐT và các bộ, ngành liên quan xây dựng các tiêu chí: Chuẩn mức sống tối thiểu, chuẩn nghèo chính sách, chuẩn mức sống trung bình (về thu nhập); chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ chưa tiếp cận đầy đủ dịch vụ xã hội cơ bản để trình Thủ tướng ban hành, làm cơ sở để thực hiện các chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội giai đoạn 2016-2020.
TM
Theo_PLO
Bệnh lây qua đường tình dục ở tuổi vị thành niên gia tăng Thông tin trên được Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cho biết tại Hội thảo về các ưu tiên Sức khỏe sinh sản và Kế hoạch hóa Gia đình giai đoạn sau năm 2015, được tổ chức tại Đồ Sơn - Hải Phòng. Đủ các loại cúm, dân sợ thịt gà Theo Thứ trưởng Tiến, trong những năm qua Việt Nam...