Nhiều thẩm phán cố tình lòng vòng để đương sự đua nhau “chạy án”
Góp ý kiến trong phiên thảo luận tại tổ về dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi sáng 23/5, đại biểu Đỗ Văn Đương nhận định, nhiều thẩm phán “tạo điều kiện” để đương sự… không thể hòa giải được, để cùng đua “chạy án”, theo đó vừa “đốt tiền” của nhà nước vừa “đốt tiền” của đương sự.
Tòa từ chối, người dân tìm tới “luật rừng”
Ủng hộ nhiều điểm mới cơ quan soạn thảo (TAND tối cao) đưa vào dự thảo Bộ luật sửa đổi, Viện trưởng VKSND tối cao Nguyễn Hòa Bình (đại biểu tỉnh Quảng Ngãi) gạt đi những lo ngại, yêu cầu “cần thận trọng”, “cần cân nhắc” của cơ quan thẩm tra về việc áp dụng án lệ, mở mộng thẩm quyền ban hành những biện pháp khẩn cấp tạm thời cho tòa án…
Theo ông Bình, muốn đổi mới mạnh mẽ, đột phá nhưng lại đặt yêu cầu quá thận trọng thì việc sửa luật khó căn cơ, sẽ lại là những “chuyện cũ lặp lại”.
Viện trưởng VKSND tối cao Nguyễn Hòa Bình: “Cần bổ sung nguyên tắc tòa xét xử trên lẽ phải, lẽ công bằng”.
Với câu chuyện tòa có được từ chối quyền xét xử hay không, Viện trưởng tối cao khảng khái nói “không”. Theo ông Bình, trong bất cứ tình huống nào, khi có yêu cầu kiện cáo của người dân, tòa không được quyền từ chối giải quyết, dù với lý do quan hệ dân sự đó chưa có luật điều chỉnh, luật không quy định vấn đề này…
Ông Bình khuyến khích đưa vào luật nguyên tắc áp dụng án lệ dân sự vì thực tế đời sống xã hội rất phong phú, muôn hình muôn vẻ, quy định của pháp luật không bao giờ theo kịp. Để điều chỉnh đủ các quan hệ dân sự, ông Bình nhận định, Bộ luật tố tụng dân sự có quy định đến 5.000 điều khoản có khi cũng không hết.
“Có thực tế là các tòa để cho nhàn thân, để đỡ rủi ro thì những vấn đề của cuộc sống phát sinh mà không có/chưa có trong luật là sẽ từ chối xét xử. Đó chính là cách đẩy người dân đến những lựa chọn ứng xử bằng luật rừng. Việc này quá nguy hiểm” – ông Bình nêu rõ, tòa tối cao đã đưa vào dự thảo Bộ luật sửa đổi nguyên tắc mới này, UB Tư pháp chưa hẳn ủng hộ, yêu cầu thận trọng nhưng thế là thận trọng quá.
Tán thành cách đặt vấn đề cần đưa ra nguyên tắc này nhưng ông Bình cũng góp ý, cơ chế để thực hiện nguyên tắc thể hiện chưa rõ. Cụ thể, theo Viện trưởng VKSND tối cao, cần viết cụ thể, người dân đã kiện thì tòa phải xử, nếu không có luật thì vận dụng tương tự pháp luật, sau nữa là vận dụng theo nguyên tắc của lẽ phải, lẽ công bằng.
Video đang HOT
Ông Bình dẫn ví dụ, vợ chồng ly hôn, về lý thuyết, mọi tài sản phát sinh trong thời kỳ hôn nhân đều là tài sản chung vợ chồng, phải chia đôi 5-5, bên nào nuôi con thì được thêm được 1 đồng nữa. Tuy nhiên, thực tế, có những trường hợp không thể áp dụng chặt chẽ được như vậy. Người cầm cân nảy mực cũng cần có phán đoán như gia đình có người chồng làm giám đốc công ty, dù hiện tại chỉ kiếm được 10 đồng nhưng nhưng khả năng cao trong tương lai có thể kiếm nhiều hơn vì ở vị trí tốt hơn so với người vợ chỉ làm nội trợ thì vận dụng nguyên tắc công bằng trong cuộc sống, chia cho người ở thế yếu được phần nhiều hơn cũng là phải lẽ.
Tòa lòng vòng để… “đốt tiền” đương sự
Tại tổ thảo luận của đoàn đại biểu TPHCM, đại biểu Đỗ Văn Đương nhận xét, dự thảo Bộ luật sửa đổi mới chỉ sửa đổi tiểu tiết chứ chưa sửa đổi căn bản. Ông Đương phân tích, an dân sự rất phức tạp, hàng năm có trên 100.000 vụ tranh chấp, tranh chấp ngày càng gia tăng.
Trước đây, tranh chấp trong dân sự chủ yếu là động sản nhưng bây giờ là tranh chấp về bất động sản nổi lên. Hiện 90% khiếu kiện xảy ra và giải quyết bằng con đường tòa án. Anh em trong gia đình, bố mẹ với con cái đều có thể khiếu kiện nhau. Đất đai lên giá nên lòng tham của con người trỗi dậy. Nổi lòng tham rồi thì kiện tụng quyết liệt xảy ra kể cả trong anh em họ hàng. Nhiều vụ việc lòng vòng xử lý đi xử lại 10-20 năm mà công lý vẫn chưa đạt được.
Đặt câu hỏi về lý do, có phải pháp luật của mình chưa hoàn thiện, đại biểu tự trả lời, vì pháp luật quá chung chung, pháp luật điều chỉnh về tài sản chưa cụ thể, thẩm phán còn phải dựa vào Nghị quyết và lương tâm, tình cảm để giải quyết nên những yếu tố này chi phối trong án khá phổ biến.
Ông Đương cũng phản ánh thực tế, tòa án còn làm thay đương sự nhiều quá. Tòa án tự đi thu thập chứng cứ rồi lại đi xét xử nên có ý kiến cho là không minh bạch. Đây là điểm cần hạn chế.
Đại biểu nêu quan điểm, cần nhấn mạnh hơn việc tự thu thập chứng cứ và sự tự chứng minh của đương sự. Tòa án phải giảm dần vai trò trong việc thu thập chứng cứ mà chỉ hỗ trợ người dân trong việc thu thập. Không phải mọi tranh chấp đều ra tòa án là hay, chỉ vạn bất đắc dĩ mới phải đưa nhau ra tòa.
“Người ta vẫn nói thủ tục hành chính rườm rà nhưng thủ tục tư pháp còn rườm rà hơn, rồi lại đốt tiền của nhà nước vì sự rườm rà này. Có rất nhiều vụ án đơn giản thì phải rút gọn trình tự, một thẩm phán xử lý là được rồi, kéo dài trình tự chỉ thêm rườm rà, tốn kém, phát sinh tiêu cực” – ông Đương cảnh báo.
Thực tế là nhiều thẩm phán còn “tạo điều kiện” để đương sự… không thể hòa giải được, để cùng đua “chạy án”. Thủ tục lòng vòng, theo đó vừa “đốt tiền” của nhà nước vừa “đốt tiền” của đương sự.
P.Thảo
Theo Dantri
Lãnh đạo huyện "đua nhau" đi xe máy biển "độc"
Một số lãnh đạo huyện Phước Sơn (Quảng Nam) đi những chiếc xe máy mang biển số rất ấn tượng như 99999, 55555, 22222 khiến người dân không khỏi thắc mắc.
Ngày 7/5, trong chuyến công tác lên huyện Phước Sơn (Quảng Nam), chúng tôi được người dân ở đây phản ánh việc các cán bộ lãnh đạo của huyện đi những chiếc xe máy mang biển quá "độc", khiến người dân không khỏi băn khoăn, thắc mắc. Chẳng hạn Bí thư Huyện ủy Phạm Thế Quyền đi xe biển số 92P1-99999; một số lãnh đạo khác của huyện đi xe biển 92P1-55555 và 92P1-22222.
PV Dân trí hẹn gặp ông Phạm Thế Quyền ở sân Huyện ủy.
Để thông tin đầy đủ về việc này, khoảng 11h ngày 7/5, PV Dân trí vào trụ sở Huyện ủy Phước Sơn đúng lúc ông Phạm Thế Quyền đang dắt chiếc xe máy mang BKS 92P1-99999 chuẩn bị ra về. PV xin được gặp ông vài phút để trao đổi một số vấn đề liên quan đến thắc mắc của người dân nhưng ông Quyền cáo bận, đề nghị PV quay lại lúc 15h chiều để trao đổi.
Chiều cùng ngày, khi chúng tôi đến đúng hẹn thì một người ra bảo ông Quyền đang bận họp, "chưa biết khi nào xong". Đến cuối giờ chiều chúng tôi gọi điện nhưng ông Quyền không nghe máy, nhắn tin hẹn gặp nhưng ông cũng không trả lời.
Chiếc xe máy biển "ngũ quý 2" của một cán bộ huyện khác.
Cũng vào ngày 7/5, chúng tôi đến Công an huyện Phước Sơn để hỏi về việc cấp biển số xe "độc" cho lãnh đạo huyện nhưng ông Nguyễn Giới - người vừa được bổ nhiệm chức Trưởng Công an huyện - cho biết ông đang đi học ở Đà Nẵng. Sau vài lần hẹn, ông Giới hứa sẽ gặp chúng tôi ở Đà Nẵng để trao đổi nhưng đến ngày 13/5 cũng không thấy ông hồi âm.
Ngày 12/5, chúng tôi đến Phòng CSGT Công an tỉnh Quảng Nam để tìm hiểu sự việc. Theo lãnh đạo Phòng CSGT Công an tỉnh Quảng Nam, hiện nay Phước Sơn là 1 trong số 14 huyện, thành phố của tỉnh Quảng Nam được bấm số xe máy tự động (còn 4 huyện đang cấp biển số thủ công do thiếu thiết bị). Thiết bị bấm số do Bộ Công an cài đặt.
Một lãnh đạo huyện Phước Sơn đi xe biển "ngũ quý 5".
Cũng theo lãnh đạo Phòng CSGT Công an tỉnh Quảng Nam, từ tháng 1/2015, Công an huyện Phước Sơn thực hiện việc cấp biển số xe máy tự động do Bộ Công an chốt số. Việc cấp biển số ở huyện Phước Sơn do Công an huyện cấp. Đến tháng 5 này, ở huyện Phước Sơn mới cấp đến đầu số 92P1- 041.... Mỗi lần đổ số tự động gồm 250 số, đến khi nào bấm hết sẽ "bung" ra 250 số tiếp theo để người đăng ký biển số bấm chọn ngẫu nhiên.
Không rõ biển số xe "VIP" mà ông Quyền đang đi được cấp trước hay sau khi Bộ Công an cài đặt thiết bị bấm số? Theo một lãnh đạo CSGT Công an Quảng Nam, theo quy định việc cấp số thủ công trước đây thì cấp số không được cắt quãng (phải cấp theo số theo thứ tự); đối với việc cấp số tự động cũng phải hết 250 số mới đổ 250 số kế tiếp. Không hiểu với kiểu cấp biển như thế nào mà BKS 92P1-99999 lại được Bí thư Huyện ủy sở hữu? Để có số như xe ông thế, phải chờ đến hơn 95.000 lượt nữa mới đến.
Theo người dân phản ánh, ở huyện Phước Sơn còn có một số xe máy đang đi có biển số rất đẹp như 92P1-55555, 92P1-22222. Đây là biển số xe của nguyên lãnh đạo và lãnh đạo Công an huyện Phước Sơn đang sử dụng.
Chỉ là những con số vô tri trên BKS xe máy song những biển số xe của lãnh đạo, cán bộ huyện Phước Sơn khiến người dân không khỏi suy nghĩ. Điều này rất cần cơ quan chức năng có một câu trả lời thỏa đáng.
Công Bính
Theo dantri
Hà Nội: Giải cứu thành công một phụ nữ có ý định tự tử dưới hồ Phát hiện một phụ nữ đang lội ra giữa hồ nước có dấu hiệu tự tử, nhiều người dân đã lập tức bơi ra lôi vào bờ và nhiệt tình động viên để người này từ bỏ ý định quyên sinh. Người phụ nữ (áo đen) đang được lực lượng công an động viên tinh thần Sự việc trên xảy ra vào khoảng...