Nhiều thách thức trong thu hút, “giữ chân” bác sĩ tại Đắk Nông
Sau hơn 5 năm thực hiện chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao của tỉnh Đắk Nông vẫn đang trong tình trạng vừa thiếu, vừa phân bổ không đều giữa các huyện, thành phố.
Thực trạng này tiếp tục đặt ra nhiều thách thức trong công tác nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân, cũng như thực hiện các chương trình, mục tiêu quốc gia về y tế.
Bác sĩ Trung tâm Y tế H. Đắk RLấp thăm khám bệnh nhân sau phẫu thuật phức tạp.
5 năm, có huyện không có thêm bác sĩ
BS Huỳnh Thanh Huynh, Giám đốc Trung tâm Y tế H. Đắk GLong cho biết, từ năm 2015 đến nay, tức hơn 5 năm thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Nông về thu hút, đãi ngộ nhân lực ngành Y tế, ngành Y tế H. Đắk GLong chưa thu hút được bác sĩ, dược sĩ nào về công tác. Việc thu hút bác sĩ, dược sĩ về công tác tại huyện biên giới Tuy Đức cũng có kết quả tương tự.
Trong khi đó, so với nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân và các quy định hiện hành của ngành Y tế, huyện Đắk GLong hiện thiếu khoảng 30 nhân viên y tế, trong đó có 8 bác sĩ. Đây là con số tối thiểu để ngành thực hiện công tác khám chữa bệnh, cũng như các nhiệm vụ về y tế dự phòng, kiểm soát các loại dịch bệnh. “Trong các năm từ 2015-2019, đơn vị chúng tôi đều đăng ký với Sở Y tế nhu cầu thu hút bác sĩ, dược sĩ. Có một số bác sĩ, dược sĩ về làm việc với đơn vị, đi khảo sát thực tế về điều kiện khám chữa bệnh, điều kiện cơ sở vật chất, đi lại… sau đó không đồng ý về công tác”, bác sĩ Huynh chia sẻ thêm.
Video đang HOT
Tháng 6 vừa qua, H. Đắk GLong là một điểm nóng về dịch bệnh bạch hầu của tỉnh Đắk Nông, trong đó có 2 trường hợp tử vong. Đây là hồi chuông báo động về tình trạng dân di cư không theo quy hoạch, cư trú rải rác trên đất lâm nghiệp tại nhiều xã của huyện; đồng thời cũng nêu lên nhiều thách thức về lâu dài đối với ngành Y tế. Những thách thức đó là thực hiện không đầy đủ công tác tiêm chủng mở rộng, y tế dự phòng đối với các đối tượng là dân di cư không theo quy hoạch, trong bối cảnh ý thức phòng chống bệnh tật của bà con vẫn còn rất thấp; cùng với nhiều vấn đề về ngôn ngữ, điều kiện đi lại vẫn chồng chất khó khăn.
Theo BS Huỳnh Thanh Huynh, các nhu cầu quan trọng nhất của bác sĩ trẻ là có được môi trường làm việc hiện đại, đông bệnh nhân để họ có điều kiện cọ xát, nâng cao tay nghề thì với điều kiện kinh tế, xã hội hiện tại, H. Đắk GLong chưa thể đáp ứng được.
Đẩy mạnh hơn nữa chính sách thu hút, đãi ngộ
BS Phạm Khánh Tùng, Giám đốc Trung tâm Y tế H. Đắk RLấp, một “điểm sáng” trong công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn tỉnh Đắk Nông cho rằng, thời gian qua, việc thực hiện chính sách thu hút, đãi ngộ nhân lực ngành Y tế đã giúp Đắk Nông thu hút được nhiều bác sĩ, dược sĩ học hành bài bản, có trình độ chuyên môn cao vào công tác trong ngành. Đây là điều kiện quan trọng nhất để ngành Y tế Đắk Nông nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, cũng như triển khai các chương trình, kỹ thuật y tế phức tạp, trong bối cảnh nhu cầu khám chữa bệnh của người dân ngày một tăng cao.
Tuy nhiên, sau hơn 5 năm thực hiện chính sách thu hút, đãi ngộ, BS Tùng cho rằng cần có một số điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương. Theo đó, tỉnh cần mở rộng diện thu hút, đãi ngộ bởi hiện nay, ngành y tế chỉ mới thực hiện chính sách thu hút, đại ngộ đối với khối trực tiếp khám chữa bệnh (bác sĩ, dược sĩ, y sĩ). Để tạo nên một tập thể mạnh, tránh tâm lý bị phân biệt, đối xử, việc thực hiện chính sách thu hút, đãi ngộ cần thực hiện cả với những vị trí khác như: xét nghiệm viên, điều dưỡng, y tế công cộng… Bên cạnh đó, ngành Y tế tỉnh cũng nên tập trung thêm cho chính sách đãi ngộ, tạo điều kiện để các y, bác sĩ đang công tác trong ngành có thêm thu nhập, có thêm điều kiện học tập, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và gắn bó với nghề. Việc thực hiện các chính sách thu hút, đãi ngộ cần linh hoạt để phù hợp hơn với điều kiện cụ thể từng địa phương.
Bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Giám đốc Sở Y tế Đắk Nông khẳng định, việc thực hiện chính sách thu hút, đãi ngộ nhân lực y tế thời gian qua đã mang lại nhiều kết quả quan trọng cho ngành Y tế Đắk Nông. Đây là một chính sách đặc thù rất thiết thực, kịp thời, trong bối cảnh nhu cầu khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng tăng cao và việc triển khai, thực hiện nhiều kỹ thuật khám chữa bệnh phức tạp ngày càng cần thiết. Ngành Y tế Đắk Nông mong muốn với việc điều chỉnh chính sách tới đây, Đắk Nông sẽ tiếp tục thu hút được nhiều bác sĩ, dược sĩ giỏi, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại chỗ, trong bối cảnh Đắk Nông vẫn là địa phương còn nhiều khó khăn so với cả nước nói chung và các tỉnh Tây Nguyên nói riêng.
Phát huy truyền thống là phải nâng y đức, y thuật
Được thành lập ngày 1-9-1950 (tiền thân là Đội Phẫu thuật chiến dịch), Bệnh viện Quân y (BVQY) 105 đã trực tiếp phục vụ chiến đấu, điều trị, cứu chữa thương binh, bệnh binh trong hai cuộc kháng chiến và các cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới, làm nhiệm vụ quốc tế tại Lào và Campuchia; được Đảng, Nhà nước tặng danh hiệu Đơn vị Anh hùng LLVT nhân dân cùng nhiều phần thưởng cao quý.
Thời kỳ mới, phải làm gì để xứng đáng với truyền thống vẻ vang, xứng đáng bệnh viện hạng 1 của quân đội là nội dung cuộc trao đổi của chúng tôi với Đại tá Lê Anh Tuấn, Giám đốc BVQY 105.
PV: Truyền thống rất vẻ vang của BVQY 105 có là áp lực đối với cán bộ, nhân viên (CB, NV) bệnh viện hiện nay không, thưa đồng chí?
Đại tá Lê Anh Tuấn: Cần khẳng định rằng đó không chỉ là áp lực, mà còn là động lực lớn để chúng tôi không ngừng phấn đấu, nhất là từ khi bệnh viện được nâng cấp lên hạng 1 (năm 2013). Trong chiến tranh đầy gian khổ, hiểm nguy, y cụ thô sơ, thiếu thốn mà các thế hệ trước còn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; nay nhiều thuận lợi thì càng phải tốt hơn. Chúng tôi xác định, phát huy truyền thống thiết thực nhất là phải nâng cao y đức, y thuật để bệnh viện được bộ đội và nhân dân tin tưởng.
PV: Vậy bệnh viện làm gì để giữ vững và phát huy truyền thống đơn vị anh hùng?
Đại tá Lê Anh Tuấn: Đảng ủy, Ban giám đốc BVQY 105 luôn quan tâm làm tốt công tác giáo dục truyền thống để tất cả CB, NV thấy rõ niềm vinh dự, tự hào và đề cao trách nhiệm phấn đấu. Toàn bệnh viện xác định mọi hành động, việc làm đều phải nhằm thực hiện phương châm "Sáng về y đức, sâu về y lý, giỏi về y thuật"; xây dựng phong cách phục vụ trách nhiệm, chu đáo, tạo niềm tin cho người bệnh. Đảng ủy bệnh viện đã có các nghị quyết chuyên đề về nâng cao y đức, y thuật; cụ thể hóa bằng các phong trào, mô hình, tiêu chí phấn đấu, quy định cụ thể, lấy đó là cơ sở để đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ. Hằng tuần, chúng tôi tổ chức lấy ý kiến của bệnh nhân và lập đường dây nóng để tiếp nhận 24/24 giờ các ý kiến phản ánh...
PV: Cụ thể, BVQY 105 đã làm gì để nâng cao y đức, thưa đồng chí?
Đại tá Lê Anh Tuấn: Trước hết là thường xuyên giáo dục, tuyên truyền cho CB, NV hiểu rõ sự cao quý, đặc biệt quan trọng của nghề y, liên quan trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng con người. Bên cạnh yêu cầu mỗi tập thể, cá nhân phải thực hiện đúng 12 điều y đức do Bộ Y tế ban hành; đề ra nhiều giải pháp thực hiện hiệu quả Cuộc vận động "Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ", "Xây dựng đơn vị quân y 5 tốt"; "Chiến sĩ quân y làm theo lời Bác Hồ dạy", Đảng ủy bệnh viện đã ra Nghị quyết chuyên đề "Xây dựng, nâng cao văn hóa ứng xử", đồng thời phát động Phong trào "3 không, 3 hãy" (không gây phiền hà, sách nhiễu nhân dân; không gợi ý và đưa bệnh nhân ra ngoài điều trị; không kê đơn thuốc bất hợp lý. Hãy coi bệnh nhân như người thân; hãy tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; hãy đoàn kết cùng nhau tiến bộ). Triển khai cho CB, NV đăng ký quyết tâm thực hiện "6 nội dung trong giao tiếp, ứng xử"...
Lãnh đạo, chỉ huy bệnh viện thăm hỏi, động viên bệnh nhân điều trị tại Khoa Ngoại chấn thương-chỉnh hình. Ảnh: THẮNG HƯỞNG
PV: Về y thuật, BVQY 105 có những đột phá nào?
Đại tá Lê Anh Tuấn: Chúng tôi hết sức chú trọng việc nâng cao trình độ chuyên môn cho CB, NV vì suy cho cùng, y đức cao cả nhất chính là chất lượng khám, điều trị tốt. Đảng ủy bệnh viện có Nghị quyết chuyên đề "Nâng cao trình độ chuyên môn và phát triển kỹ thuật" nhằm xây dựng bệnh viện có trình độ chuyên môn cao, làm chủ trang thiết bị hiện đại và ứng dụng các tiến bộ của ngành y vào khám, chữa bệnh. Bên cạnh tích cực đổi mới nội dung, chương trình huấn luyện sát với thực tiễn của từng chuyên khoa, chuyên ngành, bệnh viện chủ động mời các thầy thuốc và chuyên gia giỏi đến huấn luyện tại chỗ, chuyển giao kỹ thuật; tăng cường cử y sĩ, bác sĩ đi học kỹ thuật mới, đồng thời mở các lớp học ngoại ngữ để nâng cao khả năng tiếp thu kiến thức chuyên môn; chăm lo bồi dưỡng bác sĩ, y tá, điều dưỡng một cách toàn diện. Qua đó, đội ngũ CB, NV y tế không ngừng trưởng thành về mọi mặt; trình độ đa khoa cơ bản tốt, năng lực thực hành y nghiệp vững. Hằng năm, BVQY 105 đều thực hiện vượt các chỉ tiêu chuyên môn.
Đặc biệt, BVQY 105 đã có sự phát triển vượt bậc về hạ tầng cơ sở, mua sắm nhiều trang thiết bị y tế hiện đại, thành lập một số khoa mới, bổ sung cán bộ chuyên môn cao... Sự quan tâm đầu tư của cấp trên cùng với sự nỗ lực phấn đấu của mọi CB, NV đã thiết thực nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh. Chúng tôi đã áp dụng nhiều kỹ thuật tiên tiến vào điều trị thành công nhiều ca bệnh nặng, phức tạp.
PV: Đồng chí có thể nêu một số kết quả nổi bật của BVQY 105 từ khi trở thành bệnh viện hạng 1?
Đại tá Lê Anh Tuấn: Nổi bật nhất là BVQY 105 đã triển khai thành công và làm chủ được nhiều kỹ thuật khó, cả về nội khoa, ngoại khoa và cận lâm sàng, đặc biệt là về can thiệp tim mạch, phẫu thuật chấn thương chỉnh hình, ngoại chung, thần kinh, sọ não, u bướu... được các bạn đồng nghiệp đánh giá cao. Bên cạnh đó, bệnh viện thực hiện nhiều đề tài khoa học, 5 năm qua đã giành 5 giải nhất, 12 giải nhì, 7 giải ba và 12 giải khuyến khích trong các hội thi, hội thao do quân đội và ngành y tế tổ chức... Các nhiệm vụ đột xuất như tham gia diễn tập cấp Bộ Quốc phòng, thu dung, cấp cứu, điều trị trong các đợt dịch bệnh lớn, nhất là công tác phòng, chống dịch Covid-19, BVQY 105 đều hoàn thành tốt, được Bộ Quốc phòng và Tổng cục Hậu cần biểu dương, khen thưởng.
PV: Trân trọng cảm ơn đồng chí!
Champions League trở lại, cầu thủ mặc áo tri ân bác sĩ chống Covid-19 Khi Champions League và Champions League trở lại, các cầu thủ sẽ mặc áo đấu mang một thông điệp đặc biệt để tri ân đội ngũ bác sĩ chống dịch Covid-19. Sau thời gian tạm hoãn vì ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, các giải đấu danh giá Champions League và Europa League sẽ trở lại vào tuần này. Các cầu thủ sẽ...