Nhiều thách thức mới trong giảm nghèo đô thị
Cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội, tỷ lệ nghèo đô thị tại các thành phố lớn của Việt Nam đã ở mức thấp nếu xét đơn thuần theo các tiêu chí thu nhập.
Tuy nhiên, khi nhìn dưới góc độ nghèo đa chiều, tình trạng nghèo đô thị trầm trọng hơn nhiều qua đánh giá chi phí cuộc sống, việc làm, nguồn nhân lực, sinh kế, tiếp cận dịch vụ công, hòa nhập xã hội, và môi trường sống…
Người nghèo chịu tác động mạnh bởi khủng hoảng kinh tế (ảnh minh họa)
Báo cáo tổng hợp 5 năm (2008-2012) “Theo dõi nghèo đô thị theo phương pháp cùng tham gia”, do Oxfam và ActionAid thực hiện, cho thấy, người nghèo bản xứ gặp nhiều thách thức như thiếu nguồn nhân lực, thiếu khả năng chuyển đổi sinh kế, thiếu vốn xã hội, hạn chế trong tiếp cận dịch vụ công, môi trường sống kém tiện nghi và thiếu an toàn. Trong khi đó, người nhập cư nghèo còn chịu thêm bất lợi đặc thù về chi phí cuộc sống cao ở đô thị, thiếu hòa nhập xã hội dẫn đến khó tiếp cận các dịch vụ công và hệ thống an sinh xã hội chính thức.
Người nghèo đô thị gặp nhiều bất lợi khi đối mặt với đa cú sốc, điển hình là lạm phát cao năm 2008 và 2011, khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008-2009, và khó khăn kinh tế trong nước năm 2012.
Trong 5 năm (2008-2012), xu hướng cả 2 vợ chồng nhập cư ở cùng con nhỏ đang tăng lên. Theo số liệu phỏng vấn công nhân nhập cư, hiện có khoảng 70% công nhân có con nhỏ để con sống cùng với cha mẹ, tăng 20% so với năm 2010.
Tính bất ổn định về việc làm của người nhập cư khá cao dòng chuyển dịch ngược lao động từ thành phố về các vùng phụ cận và nông thôn ngày càng tăng trong 2-3 năm gần đây. 50% số công nhân trong mẫu phỏng vấn năm 2012 cho biết có công nhân bỏ về quê. Đặc biệt là tại TP HCM, tỷ lệ này là 70%. Hiện tượng này ít công nhân đề cập đến trong các năm trước.
Đa số người nghèo đô thị tiếp cận kém với hệ thống an sinh xã hội, các chính sách hỗ trợ bảo hiểm và các chương trình trợ cấp tiền mặt còn nhiều hạn chế. Có rất ít hộ cận nghèo mua thẻ BHYT dù được hỗ trợ 50% mệnh giá mua thẻ BHYT, chỉ khoảng 0.2%-0.6% dân số địa phương.
Không có hộ khẩu và không được bình xét là hộ nghèo, người nhập cư khó dựa vào các thiết chế chính thức, khó tiếp cận với hệ thống an sinh xã hội tại đô thị.
Chi phí giáo dục cao là một gánh nặng lớn với người nghèo đô thị. Hiện đang có sự mất cân đối về cơ cấu, chất lượng nguồn nhân lực với nhu cầu của thị trường lao động, đặc biệt trong các ngành kỹ thuật.
Video đang HOT
Tỷ lệ các em học xong THPT rẽ ngang đi làm không cao ở các vùng đô thị, nhưng rất cao tại các vùng ngoại thành. Nhóm cán bộ phường 6 (Gò Vấp, TP HCM) cho biết, hàng năm chỉ có khoảng 10% học sinh học xong cấp III dừng học đi làm sau đó tìm cơ hội đi học tiếp. Trong khi tại Kim Chung (Hà Nội), nhóm cán bộ xã ước tính khoảng 1/3 số học sinh học xong cấp III đi làm ngay.
Thanh niên tốt nghiệp THPT đang thiếu các thông tin hướng nghiệp khách quan và chuyên sâu. Các chương trình hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho người nghèo đô thị chưa phát huy hiệu quả như mong muốn. Người dân còn nhiều lo ngại về chất lượng học nghề, khó tìm việc làm sau học nghề, và không có thu nhập khi tham gia học nghề trong khi vẫn phải lo cuộc sống hàng ngày.
Có hơn 20% công nhân nhập cư (hầu hết là lao động tay nghề thấp) trong mẫu khảo sát năm 2012 đã tốt nghiệp trường trung cấp chuyên nghiệp hoặc CĐ, ĐH. Một cựu sinh viên khoa kinh tế vận tải biển tại Hải Phòng sống tại Tổ 14, phường Lãm Hà (Hải Phòng), hiện đang làm công nhân tại một doanh nghiệp cho biết, khoảng 80% lao động tại công ty cô có trình độ từ Trung cấp trở lên, tuy nhiên, chỉ có khoảng 10% trong số đó là làm công việc quản lý, còn lại vẫn đang làm công nhân.
Người dân ngày càng quan tâm đến các khía cạnh bất bình đẳng đang tăng lên trong 5 năm qua. 100% số người tham gia cho rằng xu hướng bất bình đẳng về y tế và giáo dục cao cấp giữa giàu và nghèo tăng lên trong 5 năm qua.
Tính thiết yếu của việc đo lường nghèo đa chiều
Để cải thiện tình trạng trên, nhóm nghiên cứu đưa ra các khuyến nghị cần thực hiện trong thời gian tới như tiến hành đo lường nghèo đa chiều để nhận diện đúng tình trạng nghèo đô thị thiết kế các chính sách hỗ trợ thích hợp và không phân biệt đối xử đối với người nhập cư.
Qui hoạch đô thị và phân bổ ngân sách cần dựa trên qui mô tổng dân số bao gồm cả người bản xứ và người nhập cưcần đầu tư mạnh hơn cho chương trình giảm nghèo đô thị.
Cần xây dựng hệ thống chính sách an sinh xã hội toàn diện ở khu vực đô thị đối với cả người bản xứ và người nhập cư sửa đổi các chính sách hỗ trợ học nghề hiệu quả, dễ tiếp cận với lao động nghèo đô thị. Đồng thời cần xây dựng các chính sách vĩ mô hiệu quả hơn nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ, thúc đẩy trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, thúc đẩy chính thức hóa các hoạt động thuộc khu vực phi chính thức.
Báo cáo trên được thực hiện với khoảng 450-500 người tham gia. Sáng kiến theo dõi nghèo được thực hiện theo phương pháp khảo sát lặp lại hàng năm tại 3 thành phố lớn là Hà Nội, Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2008-2012. Tại mỗi thành phố đã chọn một phường hoặc xã ở vùng ngoại vi đô thị mang tính điển hình về tình trạng nghèo của người bản xứ và người nhập cư. Cụ thể, theo dõi nghèo đô thị được thực hiện tại xã Kim Chung (Đông Anh, Hà Nội), phường Lãm Hà (Kiến An, Hải Phòng) và Phường 6 (Gò Vấp, TP HCM).
Theo Dantri
Đường ngắn nhất vào trường top 5 tại Úc - ĐH Tây Úc
Ngoài việc thụ hưởng một nền giáo dục đẳng cấp thế giới, Úc với những chính sách hỗ trợ dành cho du học sinh luôn thu hút nhiều bạn trẻ. Nhất là việc được học tập tại Đại học Tây Úc (UWA) lừng danh nằm ngay TP. Perth xinh đẹp - thuộc nhóm 10 thành phố đáng sống nhất thế giới.
Hiện nay, những thay đổi tích cực về luật visa du học cũng như cơ hội ở lại làm việc tại Úc dành cho sinh viên quốc tế ngay sau khi tốt nghiệp (trong 2 - 4 năm) càng đưa nước Úc trở thành "điểm nóng" du học hơn bao giờ hết.
Đại học Tây Úc (UWA) - điểm đến của sự thành công
UWA là một trong 8 trường đại học ưu tú nhất nước Úc, và thuộc top 100 đại học hàng đầu thế giới (theo Shanghai Jiao Tao 2012). Đẳng cấp của trường còn được công nhận bởi The Good Universities Guide 2012 trong việc UWA được xếp hạng cao nhất (5 sao) về tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp; mức lương khởi điểm của sinh viên sau khi ra trường; trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ giảng viên; và sự quan tâm dành cho sinh viên...
UWA với lối kiến trúc cổ kính xem lẫn hiện đại, lớn nhất vùng Tây Úc luôn mang đến cho sinh viên cảm giác thoải mái khi được sống và học tập tại TP. Perth yên bình với chi phí sinh hoạt tương đối thấp so với các thành phố khác tại Úc.
Chương trình học nào phù hợp với bạn?
Để vào được một trường hàng đầu như UWA nhằm giúp sinh viên quốc tế có nhiều cơ hội tự khẳng định mình tại các công ty Úc hay những công ty đa quốc gia không phải là điều dễ dàng. Theo kinh nghiệm của một số bậc phụ huynh đã có con đi du học, khi đạt được tấm bằng của một trường uy tín trên thế giới là các em có sẵn trong tay những "tấm bằng" khác về vốn sống, văn hóa quốc tế, ngoại ngữ... tạo nền tảng vững chắc cho sự thăng tiến vượt trội trong tương lai.
Hiểu được điều này, Taylors College liên kết cùng UWA đào tạo hai chương trình Dự bị Đại học và Cao đẳng Thương mại ngay trong khuôn viên trường UWA, với những hỗ trợ đặc biệt như lớp học với sĩ số thấp nhằm đảm bảo học sinh luôn được quan tâm; có lớp học phụ đao riêng dành cho học sinh Tayloyrs hàng tuần, hoàn toàn miễn phí để củng cố và nâng cao kiến thức. Ngoài ra, Bộ phận hỗ trợ sinh viên của Taylors College luôn được đánh giá cao bởi sự tận tâm, chuyên nghiệp và sẵn sàng hỗ trợ sinh viên quốc tế cả trong học tập lẫn tinh thần, vì hơn ai hết các em rất cần được quan tâm, chăm sóc khi phải sống và học tập trong môi trường mới, khác biệt đòi hỏi tính tự lập cao.
Hai chương trình Dự bị Đại học và Cao đẳng Thương mại là sự lưa chọn thông mình, an toàn dành riêng cho sinh viên quốc tế để giành tấm vé vào trường đai học hàng đầu UWA. Khi được nhận vào một trong hai chương trình này, sinh viên sẽ được cấp thư mời nhập học có điều kiện tại UWA như một sự chuyển tiếp đảm bảo.
Chương trình Dự bị Đại học (9 tháng) dành cho học sinh đã hoàn tất lớp 11 tại Việt Nam. Sau khi kết thúc chương trình này các em sẽ chuyển thẳng vào năm nhất UWA với nhiều chuyên ngành lựa chọn.
Chương trình Cao đẳng Thương mại sẽ là lựa chọn tốt cho những em đã hoàn tất lớp 12 tại Việt Nam. Sau 8 hoặc 10 tháng, sinh viên sẽ chuyển tiếp vào năm hai chương trình Cử nhân Thương mại tại UWA. Với chương trình này, các em sẽ được chăm sóc tận tình cũng như tiết kiệm chi phí hơn so với việc học trực tiếp vào năm nhất tại UWA với những đòi hỏi khắt khe.
Chương trình Dự bị Đại học và Cao đẳng Thương mại sẽ biến ước mơ có được tấm bằng Cử nhân của trường UWA danh tiếng trở nên dễ hơn.
Học bổng trị giá 25-50% học phí
Với tinh thần khuyến học, Taylors College đang có chính sách học bổng trị giá 25-50% học phí dành cho học sinh nhập học chương trình Dự bị Đại học hay Cao đẳng Thương mại tại UWA.
VPĐD Taylors College tại Việt Nam:
Lầu 10, 60 Nguyễn Đình Chiểu, Q.1, TP. HCM
ĐT: 08. 3910 2084. Hotline: 0938 60 0909
Email: infovn@studygroup.com
Tư liệu: Study Group
Theo Infonet
Về chính sách hỗ trợ hS bán trú dân tộc thiểu số: Chậm thực hiện là do không có... thông tư (!) Báo Lao Động ra ngày 20.11 đăng tin "Quảng Trị: Học sinh bán trú dân tộc thiểu số chỉ được ăn cơm với... muối ớt (!)". Sau khi báo phát hành, Sở GDĐT Quảng Trị đã có công văn "giải trình nội dung báo Lao Động nêu...", trong đó nêu rõ: Ngày 21.12. 2010, Thủ tướng đã ra QĐ số 85 ban hành...