Nhiều tên tuổi lớn dự hội thảo quốc tế về Hoàng Sa, Trường Sa
Sáng 20/6, hội thảo quốc tế “Hoàng Sa – Trường Sa: Sự thật lịch sử” đã khai mạc tại Đà Nẵng với sự tham gia của nhiều tên tuổi lớn, chuyên gia trong nước và quốc tế.
Hội thảo do Đại học Đà Nẵng và trường ĐH Phạm Văn Đồng (Quảng Ngãi) phối hợp tổ chức.
Tham dự hội thảo có gần 100 đại biểu là các học giả quốc tế, các học giả người Việt Nam ở nước ngoài, các chuyên gia nghiên cứu đầu ngành thuộc các trường ĐH, Viện nghiên cứu của Mỹ, Nga, Úc, Ấn Độ, Nhật Bản, Pháp, Bỉ, Philippines, Hàn Quốc, Ý, Đức, Canada, Đài Loan…, đại diện một số cơ quan đại diện quốc tế tại Việt Nam, các nhà nghiên cứu, luật gia và đại diện một số bộ, ban, ngành và địa phương trong cả nước.
Hội thảo quốc tế “”Hoàng Sa – Trường Sa: Sự thật lịch sử” khai mạc tại Đà Nẵng sáng 20/6 (Ảnh: HC)
Trong 18 học giả và khách mời quốc tế có những tên tuổi lớn như GS. Carl Thayer (nguyên GS Học viện Quốc phòng Úc, chuyên gia về Việt Nam và Đông Nam Á); Tướng Daniel Schaeffer (chuyên gia Bộ Quốc phòng Pháp, chuyên nghiên cứu về tranh chấp biển Đông); Gerhard Will (chuyên gia Đông Nam Á và châu Á của Quỹ khoa học và chính trị (SWP), Viện Chính trị và An ninh quốc tế Đức); Masahiro Akiyama (Chủ tịch, Quỹ Tokyo, Nhật Bản); GS. Jerome Cohen (Chủ tịch Viện Luật pháp Hoa Kỳ – Châu Á, Đại học Luật New York).
GS. Erik Franckx (Đại học Tự do Brussel – Bỉ; Thành viên Tòa trọng tài thường trực); Konapalli Raja Reddy (Cựu Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á và Châu Á – TBD, ĐH Sri Venkateswara, Tirupati, bang Andra Pradesh, Ấn Độ); Dmitry Valentinovich Mosyakov (Giám đốc Trung tâm nghiên cứu về các nước Đông Nam Á, Úc và châu Đại Dương, Viện Đông phương học, Viện HLKH Nga), Andreas Menras Hồ Cương Quyết (tác giả phim “Hoàng Sa Việt Nam – Nỗi đau mất mát”)…
Về phía Việt Nam cũng có nhiều nhà nghiên cứu có uy tín đối với quốc tế như Trần Công Trục (nguyên Trưởng Ban Biên giới của Chính phủ); Nguyễn Quang Ngọc (Đại học Quốc gia Hà Nội); Nguyễn Nhã (Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam); Hoàng Việt (Đại học Luật TP.HCM); Trần Đức Anh Sơn (Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế – xã hội Đà Nẵng)…
Phát biểu khai mạc hội thảo, PGS.TS Phạm Đăng Phước, Hiệu trưởng trường Đại học Phạm Văn Đồng nêu rõ, hội thảo lần này là sự tiếp nối thành công của hội thảo về hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa được tổ chức tại Quảng Ngãi tháng 4/2013. Sự có mặt đông đảo các đại biểu tại hội thảo lần này cho thấy chủ đề này đang tiếp tục nhận được sự quan tâm của đông đảo học giả, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước; đồng thời kỳ vọng sự đóng góp của các ý kiến tại cuộc hội thảo vào xu thế chung của khu vực Đông Nam Á và thế giới. Đó là hướng tới sự phát triển hòa bình và ổn định và thịnh vượng chung cho khu vực biển Đông.
Nhiều học giả có uy tín trên thế giới tham dự cuộc hội thảo (Ảnh: HC)
Video đang HOT
“Như quý vị đã biết, rất nhiều tài liệu, chứng cứ pháp lý, lịch sử được lưu giữ cho đến nay đã chứng minh hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ xa xưa đã thuộc chủ quyền của Việt Nam. Việt Nam đã xác lập chủ quyền từ khi hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa còn vô chủ và thực sự chiếm hữu, quản lý liên tục, hiệu quả hai quần đảo này trong suốt chiều dài lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam.
Tại cuộc hội thảo này, các quý vị sẽ được nghe giới thiệu thêm về những tư liệu pháp lý, lịch sử liên quan đến chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đặc biệt, quý vị sẽ được tận mắt chứng kiến những tư liệu được trưng bày tại cuộc triển lãm “Hoàng Sa – Trường Sa: Phần lãnh thổ không thể tách rời của Việt Nam” tại Bảo tàng Đà Nẵng” – PGS.TS Phạm Đăng Phước nói với các đại biểu trong và ngoài nước tham dự hội thảo.
Ông cũng cho biết, cuộc hội thảo sẽ tập trung thảo luận về thực tế tranh chấp đối với hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa, các tác động đối với hòa bình và an ninh khu vực châu Á – Thái Bình Dương; đánh giá các sự kiện Trung Quốc sử dụng vũ lực đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa năm 1974 và một số bãi ở quần đảo Trường Sa năm 1988; thảo luận về các khía cạnh pháp lý liên quan đến việc xác lập, khẳng định chủ quyền và giải quyết tranh chấp lãnh thổ; thảo luận về triển vọng, giải pháp giải quyết tranh chấp đối với hai quần đảo này.
“Cuộc hội thảo lần này diễn ra trong bối cảnh tình hình biển Đông trở nên căng thẳng bất thường, hết sức phức tạp sau khi Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam, xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam. Hoạt động này nằm trong âm mưu nhằm hiện thực hóa yêu sách phi lý “đường lưỡi bò”.
Đây là một bước leo thang mới, vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, làm thay đổi nguyên trạng ở biển Đông có lợi cho Trung Quốc, vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông.
PGS.TS Phạm Đăng Phước, Hiệu trưởng trường Đại học Phạm Văn Đồng phát biểu khai mạc hội thảo (Ảnh: HC)
Trung Quốc còn đưa hơn 100 tàu các loại, trong đó có tàu quân sự, tàu hộ vệ tên lửa, tàu tuần tiễu tấn công nhanh, tàu đổ bộ… để bảo vệ hành động phi pháp này. Các tàu của Trung Quốc cố tình đâm va, phun vòi rồng vào các tàu của Việt Nam đang thực thi nhiệm vụ trong vùng biển của Việt Nam. Thậm chí còn chủ động đánh chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam đang hoạt động đánh bắt cá trong ngư trường truyền thống Hoàng Sa. Thế giới đã lên tiếng mạnh mẽ phản đối hành động gây hấn, khiêu khích của Trung Quốc. Hiện chúng ta đang ngồi ở đây chỉ cách giàn khoan Hải dương 981 của Trung Quốc khoảng 150 hải lý, nơi Trung Quốc đang tiến hành những hoạt động phi pháp đe dọa an ninh, tự do an toàn hàng hải ở biển Đông” – PGS.TS Phạm Đăng Phước nhấn mạnh.
Trước tình hình đó, ông đề nghị các đại biểu tham dự hội thảo cùng thảo luận, đánh giá và làm rõ về ý đồ và các hành vi của Trung Quốc, hệ lụy của những hành vi trái pháp luật đó đối với khu vực biển Đông, cùng có tiếng nói chung lên án các hành động xâm lấn của Trung Quốc, bảo vệ chính nghĩa và công lý.
Ông bày tỏ tin tưởng, với sự công tâm, khoa học và khách quan của nhiều học giả có uy tín, nhiều nhà nghiên cứu chuyên sâu về biển Đông đến từ nhiều nước, cuộc hội thảo lần này sẽ làm rõ tình hình tranh chấp ở biển Đông nói chung và đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa nói riêng, đưa ra được những khuyến nghị quan trọng cho việc giải quyết các tranh chấp này, góp phần vào hòa bình, ổn định trong khu vực.
Ngay sau lễ khai mạc, các đại biểu bước vào phiên thảo luận 1 trong sáng 20/6 với chủ đề “Sự thật tranh chấp tại hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và những tác động đối với hòa bình, an ninh khu vực”. Phiên thảo luận thứ 2 với chủ đề “Triển vọng giải quyết tranh chấp Hoàng Sa – Trường Sa trên cơ sở luật pháp quốc tế” sẽ diễn ra vào chiều cùng ngày.
Theo Infonet
Hối hả tìm máy bay Malaysia khắp Trung Á-Ấn Độ Dương
Các hoạt động tìm kiếm chiếc máy bay Malaysia mất tích bước sang ngày thứ 10 với sự tham gia của 25 nước, trải rộng từ Trung Á đến phía nam Ấn Độ Dương, cả trên biển và trên bộ.
Đến nay, chiếc may bay chở 227 khách và 12 thành viên tổ lái của Malaysia Airlines mất tích đã 10 ngày.
Hãng tin BBC dẫn lời quyền Bộ trưởng Vận tải Malaysia thừa nhận chiến dịch tìm kiếm là vô cùng phức tạp và khó khăn. Phi hành đoàn, hành khách cùng các nhân viên mặt đất liên quan đến chuyến bay MH370 hiện đang bị điều tra theo hướng nghi vấn máy bay bị khống chế.
Cầu nguyện cho máy bay MH370.
Các nhà điều tra đang cố gắng thu thập thêm các dữ liệu vệ tinh và radar từ những nước mà MH370 có thể đã bay qua. Lãnh đạo một số quốc gia châu Á cũng đã được phía Malaysia nhờ giúp đỡ trong "giai đoạn mới của chiến dịch tìm kiếm", theo mô tả của quyền Bộ trưởng Vận tải Hishammuddin Hussein.
"Từ trọng tâm chủ yếu trên biển, chúng tôi hiện đang chú tâm vào những dải đất rộng lớn, xuyên qua 11 quốc gia, và cả những vùng đại dương sâu, hẻo lánh", ông Hishammuddin Hussein nói tại một cuộc họp báo.
Giới Malaysia đang liên lạc với các nước, trong đó có Kazakhstan, Uzbekistan, Kyrgyzstan, Turkmenistan, Pakistan, Bangladesh, Ấn Độ, Trung Quốc, Myanmar, Lào, Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Australia và Pháp.
Họ cũng yêu cầu các nước trợ giúp cho chiến dịch tìm kiếm MH370, trong đó có phân tích và dữ liệu vệ tinh, các nguồn lực tìm kiếm trên bộ cùng các tài sản trên biển và trên không.
Sau khi kiểm tra dữ liệu radar, các quan chức hàng không dân sự Pakistan khẳng định họ không thấy có dấu vết nào của chiếc Boeing mất tích.
Một máy bay Boeing 777-200ER của Malaysia Airlines cất cánh từ sân bay Narita gần Tokyo, Nhật.
Chỉ huy cảnh sát quốc gia Malaysia, Tướng Khalid Abu Bakar, cho biết tất cả hành khách trên MH370 đều bị kiểm tra lý lịch nhưng đến giờ vẫn chưa thấy có nghi ngờ.
Cảnh sát Malaysia cũng đang điều tra đời sống gia đình và tâm lý của cơ trưởng Zaharie Shah cùng cơ phó Fariq Abdul Hamid. Nhà của họ cũng đã bị lục soát. Hai người này đã được yêu cầu không bay cùng nhau, Bộ trưởng Hishammuddin Hussein xác nhận tại một cuộc họp báo.
Nhà chức trách đã trò chuyện với người thân của Zaharie Shah và các chuyên gia đang kiểm tra mô hình máy bay cá nhân của vị cơ trưởng. Cảnh sát cũng đã tới nhà của ông này 2 ngày liền.
Những người biết Zaharie, 53 tuổi, khẳng định ông là một người đàn ông bình thường.
Ngoài hành khách và phi hành đoàn, cảnh sát đang điều tra các kỹ sư và nhân viên mặt đất khác mà có thể đã liên lạc với máy bay trước khi cất cánh.
Trong một diễn biến mới, một nhóm thuộc công ty viễn thông Anh Inmarsat đã đến Malaysia. Một vệ tinh của hãng này được cho là vẫn nhận được tín hiệu từ MH370 ít nhất 5 giờ sau khi máy bay mất liên lạc.
Bộ Vận tải Pháp thông báo một nhóm điều tra nước này cũng sẽ tới Malaysia trong hôm nay (17/3) để hỗ trợ điều tra. Họ sẽ góp sức cùng các thành viên Ban An toàn Vận tải quốc gia Mỹ vốn đã có mặt ở nước chủ nhà.
Theo bằng chứng vệ tinh, chiếc Boeng 777 của Malaysia Airlines từ Kuala Lumpur đến Bắc Kinh sớm ngày 8/3 tiếp tục bay thêm 7 giờ sau khi mất liên lạc radar. Một cuộc tìm kiếm quốc tế trên quy mô lớn gồm 43 tàu và 58 máy bay - từ đó đến nay không mang lại kết quả.
Thanh Hảo
Theo_VietNamNet
Làm thủy điện: Hỏi ý kiến người dân phải "thật chất" Những ngày gần đây, nhiều thông tin thiệt hại do việc xả lũ thủy điện gây ra, đặc biệt là tính mạng người dân khiến dư luận rất bức xúc. Điều này cho thấy, việc phát triển thủy điện chưa thực sự đặt lợi ích của cộng đồng lên trên... Việc xả lũ đột ngột của các thủy diện đã gây nguy hiểm...