Nhiều tệ nạn đe dọa an ninh trật tự các bệnh viện
Ngày 16.12, ngành công an và ngành y tế TP.HCM tổ chức Hội thảo khoa học về tăng cường công tác đảm bảo an ninh trật tự tại các cơ sở y tế trên địa bàn.
Tại hội thảo, các đại biểu đã nêu lên thực trạng ở bệnh viện (BV), đó là nạn “cò” khám chữa bệnh, trộm cắp, móc túi, lừa đảo, tín dụng dụng đen, hành hung nhân viên y tế; “vẽ bệnh, moi tiền”, phẫu thuật thẩm mỹ trái phép….
Từ “cò”, móc túi…
Nói về “cò” BV, TS-BS Trần Văn Sóng, Phó giám đốc BV Nhân dân 115, cho biết ở BV có tình trạng “cò” dịch vụ xe cấp cứu, vận chuyển, các đối tượng hoạt động ngày càng phức tạp với những thủ đoạn manh động, nguy hiểm. Cũng nói về “cò”, BS Phạm Thanh Việt, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp – BV Chợ Rẫy, cho biết BV có 3 loại “cò”: “cò” bốc số, “cò” dắt bệnh chen ngang (phần lớn liên quan nhân viên y tế – NVYT), “cò” xe cứu thương có liên quan đến bên ngoài nhưng cũng có liên quan NVYT.
Trong khi đó, đại diện BV Đại học Y Dược TP.HCM thông tin trước đây, tình hình “cò” tại BV rất phức tạp, có thời điểm có 70 – 80 “cò” tung hoành; thậm chí có những khu vực “cò” thay mặt BV kiểm soát như bán số khám bệnh, đưa bệnh, kiểm soát các khoa, phòng; nhân viên nói lại thì bị đe dọa, hành hung. Sau đó, BV quyết tâm dẹp.
“Cò” trước Bệnh viện Da liễu TP.HCM. Ảnh NGỌC DƯƠNG
Bên cạnh “cò” thì tại các BV cũng xảy ra các tệ nạn trộm cắp, lừa đảo, giả danh NVYT, tín dụng đen khủng bố, núp bóng từ thiện… “Ngành y tế đang đứng trước những thách thức về an ninh trật tự (ANTT). Nạn “cò” tại các BV diễn biến phức tạp, lôi kéo bệnh nhân (BN) tại một số cơ sở khám chữa bệnh (KCB) để đưa đến các cơ sở KCB tư nhân và trá hình, không tuân thủ pháp luật. Tệ nạn buôn bán gây mất trật tự trước BV, giả làm người đi khám bệnh để trộm cắp tài sản của BN và BV”, TS-BS Nguyễn Anh Dũng, Phó giám đốc Sở Y tế TP. HCM, nhận định tại hội thảo.
Video đang HOT
Đến hành hung nhân viên y tế
TS-BS Anh Dũng cho rằng nạn hành hung NVYT, đập phá tại BV thời gian qua gây tâm lý hoang mang, không an tâm đối với đội ngũ NVYT, làm giảm chất lượng KCB, giảm uy tín của các BV và ngành y tế. Bên cạnh đó là vấn nạn giả danh cơ sở KCB, hoạt động không phép, những cơ sở này sử dụng bác sĩ không có chứng chỉ hành nghề, còn “vẽ bệnh”. Những cơ sở chỉ được cấp phép làm đẹp, không có giấy phép hành nghề y tế thì thực hiện dịch vụ kỹ thuật của y tế, đào tạo kỹ thuật thẩm mỹ, khi bị xử lý thì sang tên đổi chủ…
“Một vài cơ sở KCB tư nhân có yếu tố nước ngoài không tuân thủ pháp luật, trục lợi trên sức khỏe của BN, gây bức xúc dư luận. Bên cạnh đó, còn có tình trạng giả mạo NVYT, giả mạo Thanh tra Sở Y tế, liên hệ người vi phạm hù dọa để tống tiền, hứa sẽ giảm nhẹ hình phạt, chỉ xử phạt tiền vì họ có thông tin tên, địa chỉ, CCCD…”, TS-BS Dũng nói.
Nói về thực trạng ANTT tại các BV, thiếu tướng Lê Hồng Nam, Giám đốc Công an TP.HCM, cho biết tình trạng quá tải, tập trung đông người tại các BV trong thời gian qua đã và đang là điều kiện làm nảy sinh những hoạt động phức tạp, gây mất ANTT như trộm cắp, bắt cóc trẻ em, bảo kê, cò môi giới KCB, cạnh tranh dịch vụ người nuôi bệnh, xe cứu thương… Các loại tội phạm và hành vi vi phạm pháp luật tại các cơ sở KCB có chiều hướng gia tăng và tính chất ngày càng nghiêm trọng. Từ 2017 đến nay, TP ghi nhận có 314 vụ việc liên quan ANTT tại các cơ sở y tế. Cụ thể, có 2 vụ giết người, 6 vụ cố ý gây thương tích, 244 vụ gây rối trật tự công cộng; 13 vụ cò mồi, môi giới dịch vụ KCB gây rối trật tự công cộng; 59 vụ trộm cắp tài sản; 2 vụ làm giả con dấu, tài liệu cơ quan, tổ chức; 7 vụ hủy hoại tài sản, cưỡng bức, cưỡng đoạt tài sản; 8 vụ đòi nợ thuê.
Ngoài ra, do lượng BN từ các tỉnh về TP KCB gia tăng nên dẫn đến tình trạng quá tải, chất lượng KCB không được đảm bảo tại một số cơ sở y tế, một bộ phận người dân bức xúc, thiếu kiềm chế đã hành hung cán bộ y tế, NVYT; đập phá tài sản của BV…
Phối hợp 2 ngành chặt chẽ
Vì vậy, theo thiếu tướng Lê Hồng Nam, việc tăng cường công tác đảm bảo ANTT tại các cơ sở y tế trên địa bàn TP là yêu cầu khách quan, cần thiết. “Thực hiện quy chế 07 ngày 21.3.2014 giữa Công an TP và Sở Y tế TP về công tác đảm bảo ANTT trong lĩnh vực y tế trên địa bàn TP, việc phối hợp giữa Công an TP và Sở Y tế được duy trì thường xuyên và chặt chẽ. Hai bên đã thống nhất về nhận thức và xác định rõ công tác đảm bảo ANTT tại các cơ sở y tế là trách nhiệm của các thủ trưởng cơ quan, đơn vị, giám đốc các BV, cơ sở y tế. Trong đó, lực lượng công an đóng vai trò hướng dẫn, phối hợp và hỗ trợ thực hiện”, người đứng đầu Công an TP nói.
Về phía ngành y tế, TS-BS Anh Dũng cho rằng các BV cần phối hợp chặt chẽ với công an địa phương, trao đổi thông tin thường xuyên để giữ gìn ANTT trên địa bàn. Ngoài ra, cần tăng cường hệ thống camera an ninh đặc biệt ở các BV lớn; tăng cường lực lượng bảo vệ tại các BV; tập huấn kỹ năng cho NVYT xử lý khi xảy ra tình huống xấu. Lãnh đạo Sở Y tế cũng kiến nghị các cấp cao hơn, xem xét bổ sung điều khoản của luật nhằm đảm bảo ANTT trong lĩnh vực y tế, rất cần những điều khoản để triển khai đồng bộ, sâu rộng hơn.
Phát biểu tại hội thảo, Phó chủ tịch UBND TP Dương Anh Đức chỉ đạo ngành y tế, công an phải nâng tầm phối hợp tốt hơn nữa trong đảm bảo ANTT tại BV. Phải kiểm soát dịch vụ y tế bất hợp pháp.
“Nếu chúng ta xử lý nửa vời, không quyết tâm đến cùng thì những hiện tượng này rất khó biến mất. Có những dịch vụ liên quan đến bác sĩ nước ngoài, có những dịch vụ thẩm mỹ mà người thực hiện không đảm bảo chuyên môn thực hiện, những đối tượng này ngày càng vào TP nhiều. Nếu phối hợp thực hiện tốt thì tôi tin sắp tới, TP sẽ ngăn cản, hạn chế và tiến tới triệt tiêu các loại hình dịch vụ này trên địa bàn”, ông Dương Anh Đức nói.
Sở Y tế TP.HCM ghi nhận, năm 2022, các cơ sở y tế trực thuộc xảy ra 240 vụ việc (trong đó có 15 vụ bạo hành NVYT), có 167 vụ đã chuyển công an địa phương xử lý. Thanh tra Sở Y tế TP.HCM cũng chuyển 15 vụ việc cho công an liên quan giả mạo giấy phép hành nghề, chứng chỉ hành nghề. Sở Y tế TP.HCM đã phối hợp lực lượng chức năng kiểm tra, xử lý 161 tổ chức, cá nhân KCB vi phạm pháp luật, không có giấy phép…
3 giờ trà trộn vào lễ hội, hai chị em cùng người yêu móc túi 21 điện thoại
Hai chị em Duyên và Diệp cùng 3 đồng bọn rủ nhau từ TP.HCM ra Đà Nẵng trà trộn vào đám đông ở các sự kiện, lễ hội để trộm cắp, móc túi.
Chiều tối 14.12, TAND TP.Đà Nẵng kết thúc phiên xét xử sơ thẩm, tuyên phạt nhóm móc túi Nguyễn Thị Duy Diệp (23 tuổi), Nguyễn Thị Duy Duyên (30 tuổi, cùng ngụ TP.Nha Trang, Khánh Hòa) cùng 6 năm tù, Trương Thị Thảo (20 tuổi, ngụ TP.Tuy Hòa, Bình Định), Nguyễn Ngọc Đăng Kiên và Nguyễn Văn Quí (19 tuổi, cùng ngụ TP.HCM) cùng 4 năm tù, về tội trộm cắp tài sản.
Theo cáo trạng, ngày 26.5.2022, Diệp biết tại Công viên Biển Đông (Q.Sơn Trà, TP.Đà Nẵng) diễn ra lễ hội ngoài trời nên rủ chị là Duyên và bạn là Trương Thị Thảo cùng ra Đà Nẵng móc túi.
3 cô gái lãnh cùng mức án 6 năm tù. Ảnh VĂN TIẾN
Duyên và Thảo rủ thêm bạn trai là Nguyễn Văn Quí, Nguyễn Ngọc Đăng Kiên cùng đi tàu hỏa từ TP.HCM ra Đà Nẵng thuê phòng tại một khách sạn trên đường Phạm Văn Đồng.
Chiều 28.5, khi lễ hội diễn ra, nhóm Diệp, Duyên, Thảo mang đồng phục của người tham dự sự kiện để trà trộn vào đám đông, còn Quí và Kiên ngồi chờ, cảnh giới ở quán cà phê gần đó.
Duyên chen lấn, giả vờ đụng chạm, đánh lạc hướng và che khuất tầm nhìn của du khách, tạo điều kiện cho Diệp móc túi.
Kiên và Quí cùng lãnh 4 năm tù. Ảnh VĂN TIẾN
Diệp dùng dao lam cắt dây đeo túi đựng điện thoại hoặc mở kéo khóa túi xách đựng tài sản. Sau khi móc túi được điện thoại, ví tiền, Duyên và Thảo chuyền tay nhau, cất vào túi xách.
Chỉ trong khoảng 3 tiếng đồng hồ, nhóm ba cô gái đã móc túi được 21 điện thoại di động. Đến chiều 29.5, cả nhóm ra ga Đà Nẵng chuẩn bị đón tàu vào TP.HCM để tẩu tán tài sản thì bị bắt.
Lang thang phố xá Paris Paris gây ấn tượng với bởi sự ngăn nắp, trật tự, sạch sẽ trên các tuyến đường phố dù nơi đây nổi tiếng với nạn trộm cắp, móc túi. Thủ đô của Pháp là nơi mỗi một du khách dù đã đến nhiều lần vẫn muốn quay lại. Sông Seine dài hơn 770km chảy qua nhiều khu vực hành chính của Pháp, nổi...