Nhiều tập đoàn lớn của Nhật Bản mong muốn đầu tư vào Việt Nam
Sáng 24/11, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhật Bản, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp lãnh đạo nhiều tập đoàn kinh tế, trường đại học của Nhật Bản đang và có ý định đầu tư vào Việt Nam trên nhiều lĩnh vực như giao thông, bất động sản, năng lượng, y tế, giáo dục..
Trong ngày hôm qua 23/11, Thủ tướng đã có nhiều buổi tiếp các doanh nghiệp, tập đoàn lớn của Nhật và ngay đầu giờ sáng ngày 24/11, Thủ tướng có buổi gặp gỡ, làm việc với các doanh nghiệp hàng đầu Nhật Bản trong lĩnh vực chuyển đổi số.
Tiếp Tổng giám đốc Tập đoàn dược phẩm Shionogi, Thủ tướng cho biết, một trong những ưu tiên của Việt Nam trong chuyến thăm chính thức Nhật Bản lần này là thúc đẩy hợp tác về y tế, sản xuất thuốc chữa bệnh, vaccine phòng COVID-19. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
* Tiếp Tổng giám đốc Tập đoàn dược phẩm Shionogi – chuyên sản xuất các loại thuốc chữa bệnh truyền nhiễm hàng đầu Nhật Bản, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao kết quả cuộc làm việc giữa Lãnh đạo Tập đoàn và Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam vừa qua.
Thủ tướng cho biết, một trong những ưu tiên của Việt Nam trong chuyến thăm chính thức Nhật Bản lần này là thúc đẩy hợp tác về y tế, sản xuất thuốc chữa bệnh, vaccine phòng COVID-19 và các vaccine phòng, chống dịch bệnh khác.
Tổng giám đốc Shionogi cho biết, Tập đoàn sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam thử nghiệm sản xuất vaccine và thuốc điều trị COVID-19; mong muốn đầu tư một cơ sở nghiên cứu, sản xuất vaccine và thuốc điều trị bệnh tại Việt Nam và sẽ là cơ sở đầu tiên của Tập đoàn tại khu vực Đông Nam Á.
Thủ tướng nhất trí với đề nghị trên của Tập đoàn và đề nghị Tập đoàn làm việc với Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan của Việt Nam để nghiên cứu, triển khai; trên tinh thần thực hiện đúng luật pháp của mỗi bên và 2 bên cùng có lợi.
“Việc gì đầu tiên cũng thường khó khăn, song mong Tập đoàn sẽ thành công tại Việt Nam, góp phần phòng, chống thành công đại dịch COVID-19″, Thủ tướng nhấn mạnh.
Video đang HOT
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, Hitachi đã có kinh nghiệm hợp tác với Việt Nam trong nhiều năm; hy vọng trong thời gian tới sẽ mở ra một chương hợp tác mới tại Việt Nam. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
* Tiếp ông Higashihara Toshiaki, Chủ tịch Tập đoàn Hitachi, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, Hitachi đã có kinh nghiệm hợp tác với Việt Nam trong nhiều năm; hy vọng trong thời gian tới sẽ mở ra một chương hợp tác mới tại Việt Nam.
Chủ tịch Tập đoàn Hitachi đề xuất Chính phủ Việt Nam xem xét để Tập đoàn mở rộng đầu tư, đóng góp vào quá trình phát triển của Việt Nam như các dự án về môi trường, y tế, giảm thiệt hại thiên tai; đặc biệt mong muốn tham gia đầu tư trong lĩnh vực đường sắt.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, những lĩnh vực mà Hitachi quan tâm, Chính phủ Việt Nam cũng đang cần phát triển, nhất là về giao thông nên đồng ý về mặt chủ trương, đề nghị Tập đoàn làm việc với các bộ, ngành liên quan của Việt Nam để tìm hiểu, đầu tư; yêu cầu Bộ Giao thông vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, xây dựng, triển khai các quy hoạch, sau đó sẽ thông báo tìm đối tác, trong đó có Hitachi xem xét, đầu tư.
Trước mắt, đề nghị Hitachi nghiên cứu xây dựng tuyến đường sắt đoạn Thành phố Hồ Chí Minh – Cần Thơ, sau đó rút kinh nghiệm mở rộng ra các tuyến khác. “Việc đầu tư có thể theo hình thức đối tác công – tư (PPP); mong các bên bắt tay ngay vào công việc”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng tiếp Lãnh đạo các trường Đại học Ryukiu Okinawa, Đại học Jutendo, Đại học Hokkaido; Lãnh đạo các Tập đoàn thiết bị xử lý môi trường Kobuta, Tập đoàn Paramount, Tập đoàn Horiba và Tập đoàn Azuma…Ảnh: VGP/Nhật Bắc
* Trong cuộc tiếp Lãnh đạo các trường Đại học Ryukiu Okinawa, Đại học Jutendo, Đại học Hokkaido; Lãnh đạo các Tập đoàn thiết bị xử lý môi trường Kobuta, Tập đoàn Paramount, Tập đoàn Horiba và Tập đoàn Azuma đã và đang có ý định đầu tư vào Việt Nam trên các lĩnh vực bảo đảm an toàn giao thông, y tế, công nghệ, năng lượng tái tạo…, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hoan nghênh các ý tưởng đầu tư của các doanh nghiệp, cho biết đây đều là những lĩnh vực mà Việt Nam đang cần đầu tư.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các doanh nghiệp phối hợp với cơ quan hữu quan của Việt Nam để nghiên cứu các quy hoạch, trên cơ sở đó làm căn cứ để đầu tư. Trong đó, đối với các dự án điện mặt trời cần nghiên cứu kỹ để có giải pháp giảm giá thành và tăng hiệu quả đầu tư; đối với hợp tác trong lĩnh vực y tế, Thủ tướng đề nghị xem xét đầu tư các bệnh viện tuyến cuối của Trung ương, nhất là đầu tư về chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế, khám chữa bệnh từ xa…
Thủ tướng hoan nghênh Tập đoàn Sumitomo đầu tư vào các lĩnh vực liên quan đến việc làm, y tế, giáo dục, kinh tế xanh, chống biến đổi khí hậu. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
* Tiếp Lãnh đạo Tập đoàn Sumitomo – Đối tác của Tập đoàn BRG Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ hoan nghênh chủ trương đầu tư phát triển các khu đô thị mà Lãnh đạo Tập đoàn Sumitomo đề xuất, song đề nghị Tập đoàn cần nghiên cứu gắn phát triển đô thị với sản xuất, kinh doanh để tạo công ăn, việc làm, gắn với phát triển các thiết chế văn hóa, thể thao, y tế… Thủ tướng cho rằng, cần phát triển hạ tầng để thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm, thu hút nhân lực đến làm việc và cư dân tới sinh sống…, khi đó lĩnh vực bất động sản và các khu đô thị sẽ phát triển bền vững.
Thủ tướng cũng hoan nghênh Tập đoàn Sumitomo đầu tư vào các lĩnh vực liên quan đến việc làm, y tế, giáo dục, kinh tế xanh, chống biến đổi khí hậu; khuyến khích hợp tác công – tư để huy động nguồn lực của cả nhà nước và tư nhân vào đầu tư phát triển…
Nước giàu tụt lại phía sau trong tiêm chủng Covid-19
Một số nước giàu từng là hình mẫu chống Covid-19 đang tụt hậu trong cuộc đua tiêm chủng, thậm chí xếp sau cả Brazil và Ấn Độ.
Ở Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand, tỷ lệ tiêm chủng đang thấp một cách kinh ngạc, trái ngược với Mỹ, nơi gần 60% người trưởng thành đã được tiêm một hoặc hai liều vaccine. Tỷ lệ tại Anh và Israel thậm chí còn cao hơn. 33,51 triệu người trong tổng số hơn 66,8 triệu người Anh đã được tiêm vaccine, trong đó hơn 12 triệu người được tiêm đầy đủ hai liều. Gần 2/3 dân số Israel đã tiêm ít nhất một liều vaccine Pfizer-BioNTech.
Theo trang web Our World in Data, ba quốc gia ở khu vực Thái Bình Dương này không chỉ xếp hạng kém nhất trong số các nước phát triển về triển khai vaccine Covid-19, mà còn xếp sau nhiều nước đang phát triển như Brazil và Ấn Độ.
Ví dụ, Nhật Bản mới chỉ tiêm phòng đầy đủ cho khoảng 1% dân số và đang đứng trước nguy cơ bùng dịch. Tuần trước, chính phủ nước này quyết định kéo dài tình trạng khẩn cấp đến hết tháng 5. Ngày 8/5, Nhật Bản ghi nhận hơn 7.000 ca nhiễm mới trong ngày, mức cao nhất kể từ tháng 1.
Một số nước phê duyệt vaccine khẩn cấp và kéo dài khoảng cách giữa các liều vaccine nhằm tiêm chủng cho nhiều người nhất có thể. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu còn đích thân đàm phán với giám đốc điều hành Pfizer Albert Bourla để được tiếp cận sớm với vaccine, đồng thời huy động quân đội để hỗ trợ chiến dịch tiêm phòng. Ở Mỹ, bánh rán, đồ uống hoặc cần sa được phát miễn phí để khuyến khích người dân tiêm ngừa.
[Nhân viên y tế cầm lọ vaccine Covid-19 được trữ đông tại trường đại học ở Kawasaki, Nhật Bản, ngày 27/1. Ảnh:Reuters
Trái lại, Nhật Bản yêu cầu thử nghiệm lâm sàng trong nước đối với các loại vaccine Covid-19. Theo đó, hàng chục quốc gia chấp nhận kết quả thử nghiệm đa quốc gia do hãng Pfizer cung cấp vào tháng 11/2020 và triển khai tiêm chủng ngay. Tuy nhiên, việc thử nghiệm bổ sung vaccine Pfizer khiến Nhật Bản mất thêm vài tháng để tiêm chủng đại trà, mặc dù chính phủ đã đẩy nhanh thủ tục phê duyệt. Điều này xuất phát từ tâm lý thận trọng với các loại dược phẩm do nước ngoài sản xuất, đặc biệt là vaccine, và giới chức phải giải quyết triệt để những lo ngại về an toàn.
Khi chương trình tiêm chủng bắt đầu, Nhật đối mặt với vấn đề thiếu nhân lực để triển khai vaccine. Mọi người chỉ tin tưởng tay nghề của bác sĩ và y tá. Việc được dược sĩ tiêm vaccine tại nhà thuốc như ở Mỹ, hay được tình nguyện viên không có nền tảng y khoa tiêm vaccine như ở Anh, là điều không thể tưởng tượng nổi ở Nhật Bản.
New Zealand cũng có quá trình đánh giá riêng và phê duyệt vaccine Pfizer vào tháng 2, hai tháng sau khi Mỹ cấp phép khẩn cấp cho vaccine này. Năm 2020, Bộ trưởng Bộ Ứng phó Covid-19 Chris Hipkins hứa hẹn New Zealand sẽ sớm có vaccine. Giờ đây, ông cho biết vấn đề nằm ở nguồn cung và không thể đẩy nhanh quá trình này hơn được nữa. Phía Pfizer từ chối thảo luận về việc liệu hãng có thể chuyển vaccine cho New Zealand nhanh hơn hay không.
Trong khi đó, Australia đã đối mặt với nhiều vấn đề trong nước. Vào tháng 12, Australia ngừng thử nghiệm vaccine Covid-19 do chính nước này sản xuất sau khi vaccine tạo ra kết quả dương tính giả với HIV. Sau đó, Liên minh châu Âu (EU) ngừng xuất khẩu hơn 250.000 liều AstraZeneca cho Australia vào tháng 3, do nhận thấy nhu cầu trong EU lớn hơn. Quá trình tiêm chủng tại Australia cũng bị chậm lại khi giới chức trách khuyến cáo tiêm vaccine Pfizer cho người dưới 50 tuổi thay thế cho vaccine AstraZeneca.
Tại Hàn Quốc , chính phủ ban đầu cho rằng dịch trong nước chưa nghiêm trọng như ở Mỹ hay châu Âu, nên họ quyết định chờ đợi và quan sát thêm. Cho đến những tháng gần đây, khi Covid-19 lây lan mạnh hơn, áp lực từ công chúng tăng lên và giới chức trách phải đẩy nhanh tiến độ đàm phán với các hãng dược. Tính đến 5/4, Hàn Quốc mới triển khai hơn một triệu liều vaccine. Nước này đang xem xét cân nhắc hạn chế xuất khẩu vaccine của AstraZeneca do SK Bioscience, công ty con của SK Chemicals sản xuất để đảm bảo nguồn cung nội địa.
Một nhân viên tại nhà dưỡng lão ở Goyang, Hàn Quốc, được tiêm vaccine AstraZeneca. Ảnh:AP
Theo Helen Petousis-Harris, chuyên gia về vaccine tại Đại học Auckland, New Zealand, chương trình tiêm chủng chậm hơn, ít rầm rộ cũng có cái lợi. Bà nói: "Bạn sẽ dễ dàng chấp nhận một điều gì đó hơn sau khi nó được sử dụng hàng triệu lần".
Ngoài ra, thay vì giãn các liều tiêm cách nhau vài tháng do nguồn cung hạn chế, việc tiêm hai liều vaccine cách nhau ba tuần (khi số lượng dồi dào) sẽ đảm bảo nhiều người được tiêm đầy đủ hơn. Nếu kéo dài thời gian chờ đợi, nhiều người sẽ mất dần mối quan tâm và bỏ qua liều thứ hai.
Petousis-Harris cho rằng New Zealand và nhiều nước giàu khác đang bị chậm tiến độ, song tốc độ tiêm chủng sẽ tăng trong những tháng tới. Theo bà, cho đến năm sau, nhiều khả năng chỉ còn các quốc gia nghèo và trung bình bị tụt lại phía sau.
Nhật mở rộng tình trạng khẩn cấp Nhật áp tình trạng khẩn cấp vì Covid-19 thêm ba tỉnh khi còn 10 tuần nữa diễn ra Olympic và hàng trăm nghìn người đang kêu gọi hủy sự kiện. "Hôm nay, chúng tôi quyết định thêm Hokkaido, Okayama và Hiroshima vào khu vực áp tình trạng khẩn cấp, có hiệu lực ngày 16-31/5. Tại ba khu vực này, dân số tương đối...