Nhiều startup xe điện vấp “ổ gà” sau khởi đầu suôn sẻ
Sau khi huy động được một nguồn vốn lớn từ các nhà đầu tư, nhiều startup trong lĩnh vực xe điện đang vấp phải “ổ gà” trong hành trình theo đuổi các loại phương tiện của thế hệ tiếp theo.
Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Sau khi huy động được một nguồn vốn lớn từ các nhà đầu tư sau sự khởi sắc của Tesla, nhiều startup trong lĩnh vực xe điện đang vấp phải “ổ gà” trong hành trình theo đuổi các loại phương tiện của thế hệ tiếp theo.
Cuộc khủng hoảng gần đây nhất đã xảy ra với Lordstown Motors, khi startup này mới đây đã thông báo sự ra đi bất ngờ của hai nhà lãnh đạo cốt cán. Trước đó, ngày 8/6, Lordstown cho biết công ty này đang thiếu vốn để có thể bắt đầu sản xuất thương mại, và cảnh báo về khả năng tiếp tục vận hành của mình.
Và đây không phải là startup duy nhất gặp khó sau khi “lên sàn” bằng cách sáp nhập với một công ty mua lại có mục đích đặc biệt (SPAC). Kiểu “lên sàn” này, cho phép các công ty tiếp cận thị trường nhanh hơn so với cách truyền thống là phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO), đã diễn ra phổ biến trong năm qua.
Video đang HOT
Usha Rodrigues, một giáo sư của trường luật thuộc đại học University of Georgia, cho biết một lỗ hổng luật pháp sẽ bảo vệ các thương vụ SPAC khỏi nguy cơ kiện tụng nếu không đạt được các dự đoán đưa ra trước đó, điều không xảy ra ở các thương vụ IPO truyền thống.
Nhiều startup trong lĩnh vực xe điện đã từng “lên sàn” thông qua SPAC giờ đây đang đứng trước nhiều nguy cơ. Startup Nikola đã gặp khủng hoảng mùa Thu năm ngoái khi người sáng lập đột ngột từ chức sau những cáo buộc gian lận. Giám đốc điều hành (CEO) và cũng là nhà đồng sáng lập của công ty Canoo đã từ chức hồi tháng Tư.
Trong khi Lucid Motors hồi tháng Hai đã hoãn sản xuất xe sedan chạy bằng điện của mình chỉ vài ngày sau khi công bố một giao dịch mà theo đó công ty này được định giá ở mức 11,75 tỷ USD.
Karl Brauer, chuyên gia của trang Carexpert.com, cho rằng “lên sàn” thông qua SPAC có thể dẫn đến việc nhiều công ty nhận được vốn “trước khi họ thực sự xứng đáng được đầu tư.”Ông cho biết dù bản thân quá trình SPAC không có gì sai trái, nhưng nếu nó giúp một công ty huy động được vốn quá sớm, thì công ty đó có khả năng cao sẽ thất bại.
Jessica Caldwell, một chuyên gia cấp cao của trang Edmunds.com, cho biết các công ty nhỏ chắc chắn sẽ gặp nhiều thách thức hơn, khi xe điện là một ngành đòi hỏi nguồn vốn lớn. Bà nhấn mạnh Tesla không phải là câu chuyện “thành công chỉ sau một đêm.” Trên thực tế, “ông lớn” này mất đến 15 năm mới có lãi.
Theo bà Caldwell, đây là một quá trình lâu dài và tốn nhiều công sức, chứ không phải là một hành trình có thể “đi tắt” bằng một lượng vốn được huy động một cách chóng vánh./.
Tesla Model 3 vào top ôtô bán chạy toàn cầu
Mẫu sedan chạy điện đứng thứ 16 trong Top 20 mẫu xe bán chạy trên toàn cầu, cũng là xe điện bán chạy nhất mọi thời đại.
Danh hiệu xe điện bán chạy nhất lịch sử được Model 3 chiếm lại từ Nissan Leaf vào đầu năm 2019. Doanh số cộng dồn của mẫu xe điện từ Mỹ tính đến tháng 3/2020 là 500.000 xe, trong khi đối thủ từ Nhật phải hết năm 2020 mới đạt được con số này. Nhưng Leaf ra đời từ 2010, còn Model 3 mới sản xuất từ giữa 2017.
Xe điện Model 3 tại Mỹ. Ảnh: Tesla
Theo dữ liệu từ Focus2Move , Model 3 bán được tổng cộng 439.760 xe trong 2020, tức khoảng 33% so với xe bán chạy nhất thế giới là Toyota Corolla. Trong khi đó, Top 3 không gây ngạc nhiên, với Toyota Corolla, RAV4 và Ford F-series.
Tesla xuất thân từ Mỹ, nhưng nước Mỹ hiện đi sau khá xa so với châu Âu về xe điện. Tuy nhiên, tình hình có thể thay đổi khi sắp tới có bán tải điện Ford F-150 Lightning cũng như bán tải Cybertruck của chính Tesla có mặt trên thị trường.
Với châu Âu, doanh số xe sạc điện tăng 147% trong 2020, theo Jato Dynamics . Từ đầu 2021, những con số tăng rất nhanh. Xe bán chạy nhất ở châu lục già trong 2020 là Renault Zoe (không bán ở Mỹ), với 99.261 xe, và đứng ngay phía sau là Tesla Model 3, với 85.713 xe.
Còn có một câu chuyện rất khác đang xảy ra trong toàn ngành. Bốn mẫu xe điện Trung Quốc có mặt trong Top 10 toàn cầu trong tháng 4, dù chỉ bán ở Trung Quốc. Wuling Hongguang Mini EV nổi lên như một ngôi sao mới khi bán vượt Model 3. Thậm chí, mẫu xe mini gần vượt Model 3 ở vị trí quán quân doanh số trong những tháng đầu năm nay.
Xét riêng doanh số tháng 4, chiến thắng sắp rơi vào tay dòng SUV chạy điện. Không giống bán tải chỉ vượt trội ở một số thị trường riêng lẻ, SUV là sự yêu thích trên toàn cầu, với hai mẫu xe SUV điện mới đang tăng trưởng chóng mặt.
Với Tesla, SUV Model Y bán vượt sedan Model 3 tính trên toàn cầu trong tháng 4. Ở Volkswagen, crossover ID.4 cũng đẩy hatchback ID.3 ra khỏi sân khấu và trở thành xe điện bán chạy nhất châu Âu trong tháng 4.
Còn nhiều mẫu xe sạc điện khác đang chuẩn bị dấn thân vào thị trường, cả từ các thương hiệu truyền thống cũng như các startup. Vì thế, Top 20 sẽ sớm có những khác biệt với ngày càng nhiều xe điện góp mặt.
BMW i4 M50 chạy điện được ra mắt Bên cạnh phiên bản i4 tiêu chuẩn, BMW còn mang đến một phiên bản hiệu suất cao của mẫu sedan chạy điện với tên gọi i4 M50. Đây là mẫu xe điện đầu tiên được mang logo BMW M. BMW i4 M50 được kỳ vọng sẽ tạo nên một dấu mốc mới trong lịch sử BMW khi kết hợp 2 thương hiệu BMW...