Nhiều sinh viên giỏi chuyên môn nhưng thất nghiệp
Tỉ lệ cao sinh viên ra trường có việc làm nhưng để làm gì? Mục tiêu đào tạo phải làm sao để sinh viên ra trường có việc làm xứng đáng, làm việc hiệu quả, có thu nhập xứng đáng mới là quan trọng nhất.
“Sinh viên (SV) dù học luôn được điểm 10, ra trường với bằng đỏ nhưng không biết nói chuyện, thiếu kỹ năng thì cơ hội thử việc cũng không có chứ đừng nói đến làm việc lâu dài”. Chuyên gia kinh tế Nguyễn Hoàng Dũng, Chủ tịch Công ty Đào tạo lãnh đạo và Dịch vụ phát triển bền vững, chia sẻ tại hội thảo gắn kết nhà trường và đơn vị sử dụng lao động trong quá trình đào tạo, tuyển dụng nhân sự.
Hội thảo do Trường ĐH Luật TP.HCM tổ chức ngày 7-1, thu hút sự quan tâm của nhiều cán bộ, giảng viên, chuyên gia, các nhà tuyển dụng và SV.
Sinh viên còn tự cao, yếu kỹ năng
Ông Nguyễn Hoàng Dũng đặt vấn đề nhiều đơn vị hay báo cáo mỗi năm có 80%, 90% tỉ lệ SV ra trường có việc làm, nghe rất cao nhưng để làm gì, họ làm việc gì, bưng bê hay phục vụ? Do đó, theo ông Dũng, mục tiêu đào tạo phải làm sao để SV ra trường có việc làm xứng đáng, làm việc hiệu quả, có thu nhập xứng đáng mới là quan trọng nhất.
“Khi đi thỉnh giảng, tôi thấy có một số SV rất tự cao và coi thường thế giới xung quanh, vừa gác chân vừa ăn, đi trễ, chen lấn đi thang máy… Phải chăng nhiều khi do chúng ta nâng SV lên quá tầm nên SV không biết vị trí của mình như thế nào” – ông Dũng nói.
Theo ông Dũng, với nhà tuyển dụng, chuyên môn là cần nhưng quan trọng là SV phải có thái độ và kỹ năng để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống cũng như công việc.
Tương tự, luật sư Trương Nhật Quang, Trưởng Văn phòng luật sư Ánh Sáng Luật, cho rằng nhiều SV ra trường quá thiếu kiến thức thực tế trong khi doanh nghiệp tuyển người vào để làm được việc chứ không phải để đào tạo.
Ông Quang cũng thẳng thắn rằng bản thân ông không muốn nhận nhiều SV thực tập vì tốn thêm thời gian hướng dẫn và trả lời các vấn đề là những cái cơ bản đã có trong luật nhưng SV chưa chịu tìm hiểu.
Do đó, theo ông Quang, SV phải nỗ lực thật lớn, có tiếp cận được thực tiễn từ khi còn ở nhà trường thì mới nhanh chóng chủ động hội nhập khi bước vào doanh nghiệp.
Luật sư Trương Thị Hòa kiến nghị nhà trường đào tạo cho sinh viên không chỉ kiến thức chuyên sâu mà còn kiến thức đa năng nhiều mặt. Ảnh: PHẠM ANH
Cùng “song giảng” để nâng chất lượng đào tạo
Video đang HOT
Ông Trần Anh Tuấn, Giám đốc chương trình dự báo nguồn nhân lực, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu đào tạo quốc tế, cho rằng trong quá trình đi tư vấn tuyển sinh, nhiều học sinh quan tâm ngành luật nhưng không hiểu rõ học luật để làm gì, nên chọn ngành luật của trường nào, học ngành luật nào “ngon”, làm sao để được làm chánh án.
“Nhiều em chỉ nghĩ học luật là sẽ ra làm luật sư, để được làm chánh án, hoặc không làm được gì thì học cao học để ra làm giảng viên. Các em chỉ thấy phần ngon mà không biết phần dở, cứ chạy theo tên ngành hot hoặc ngành tốt để thi vào. Chính việc các em hiểu mơ hồ sẽ dẫn đến vào trường sẽ học lơ mơ, rồi bỏ học hoặc ra trường lại thất nghiệp là đương nhiên” – ông Tuấn dẫn giải.
Cần đưa thực tiễn vào giảng dạy
Bản thân nhà trường cần có những người làm công tác đưa thực tiễn vào giảng dạy, phối hợp biên soạn giáo trình cho phù hợp thực tế, bởi nhiều luật đã thay đổi, nhiều tài liệu đã quá lạc hậu.
Luật sư TRƯƠNG NHẬT QUANG ,
Trưởng Văn phòng luật sư Ánh Sáng Luật
Do đó, theo ông Tuấn, nhà trường ngoài việc gắn kết với doanh nghiệp trong đào tạo để đáp ứng nhu cầu xã hội thì cũng nên phối hợp cùng nhau để tuyên truyền, định hướng nghề nghiệp cho xã hội. Có như thế nhà trường mới tuyển được những em không chỉ giỏi, mà còn có niềm đam mê thực sự để học tốt và làm việc tốt.
Luật sư Trương Thị Hòa (Đoàn Luật sư TP.HCM) cũng kiến nghị nhà trường đào tạo cho SV không chỉ kiến thức chuyên sâu mà còn kiến thức đa năng nhiều mặt để SV có thể cạnh tranh với bản thân mình, cạnh tranh với người khác trong xã hội, như tăng cường văn hóa đọc sách, sinh hoạt ngoại khóa bổ sung kiến thức xã hội và kỹ năng cho SV.
Tại hội thảo, PGS-TS Trần Hoàng Hải, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Luật TP.HCM, cho rằng trường cũng có nhận được những phản hồi về việc SV của trường ra trường giỏi chuyên môn nhưng kỹ năng chưa cao, thiếu thực tế. Do đó, nhà trường đang và sẽ quyết liệt đổi mới đào tạo theo hướng cung ứng lao động phù hợp cho xã hội chứ không chỉ đáp ứng nhân lực mà trường có khả năng đào tạo. Trường sẽ tạo mối quan hệ thật chặt giữa trường và đơn vị sử dụng lao động để SV sẽ có môi trường thực tập, doanh nghiệp cũng sẽ cùng với nhà trường để “song giảng”, tức trường dạy lý thuyết thì doanh nghiệp dạy thực tiễn. Và quan trọng nhất là làm sao trang bị kỹ năng và ngoại ngữ chứ không chỉ chuyên môn.
Do đó, theo ông Hải, để làm được, giáo viên phải thay đổi về phương pháp, trường cũng phải cải tiến chương trình đào tạo. Và bản thân SV cũng phải nỗ lực gấp 2-3 lần để vừa học vừa tự trang bị ngoại ngữ, kỹ năng.
Đổi mới tuyển sinh để nâng chất lượng
Theo PGS-TS Trần Hoàng Hải, hai điểm mới lớn nhất về tuyển sinh và đào tạo trong năm 2020, Trường ĐH Luật TP.HCM sẽ không tổ chức kiểm tra đánh giá năng lực, thay vào đó sẽ áp dụng hai phương thức tuyển sinh độc lập. Trong đó, trường sẽ dành tuyển thẳng 25% tổng chỉ tiêu cho những học sinh giỏi cả trong văn hóa lẫn ngoại ngữ ở THPT. Việc này sẽ giúp trường có chất lượng đầu vào tốt, khi ra trường các em không chỉ vững chuyên môn mà còn sử dụng ngoại ngữ tốt, đáp ứng được yêu cầu xã hội.
Thứ hai, theo ông Hải, từ năm học 2020-2021, Trường ĐH Luật TP.HCM sẽ nâng chuẩn đầu ra trình độ tiếng Anh theo chương trình TOEIC của SV theo học các ngành đào tạo của nhà trường. Ông Hải cho rằng có thể SV sẽ cảm thấy áp lực với quy định tăng này nhưng chính điều đó sẽ tạo động lực để SV học tốt hơn và có lợi cho cả bản thân SV lẫn doanh nghiệp.
PHẠM ANH
Theo PLO
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: "Chuẩn bị kỹ khởi nghiệp để không thất bại"
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho rằng, khởi nghiệp cần khẩn trương nhưng cũng phải thận trọng, tránh tình trạng không chuẩn bị kỹ rồi thất bại, dẫn đến tâm lý chán nản.
Sáng nay (5/10), Lễ khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp Quốc gia của học sinh (HS), sinh viên (SV) năm 2019 SV - STARRTUP 2019 tại Đại học (ĐH) Bách khoa Hà Nội. Buổi lễ có sự tham dự của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội Lê Thị Nguyệt, Phó Chủ tịch Hà Nội Ngô Văn Quý. Ngoài ra, buổi lễ có sự tham gia của hàng nghìn HS, SV trên địa bàn Thủ đô.
Chất lượng của ý tưởng, dự án khởi nghiệp tốt
Lễ khai mạc có sự tham dự của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ, ban, ngành, sinh viên...
Qua 2 năm thực hiện Đề án 1665 "Hỗ trợ HS, SV khởi nghiệp đến năm 2025", các nhà trường đã có sự chuyển biễn rõ nét về nhận thức và có sự lan toả sâu rộng. Ngành giáo dục đã xây dựng tiêu chí các nhà trường, đơn vị khởi nghiệp, đặc biệt là xây dựng tài liệu, kỹ năng về khởi nghiệp.
Qua thực tiễn hoạt động, nhiều trường đã kết nối được với nhiều DN và đã xây dựng được không gian khởi nghiệp, khuyến khích hỗ trợ, thầy cô và HS, SV cùng tham gia vào quá trình khởi nghiệp.
Số lượng dự án để huy động khởi nghiệp ngày càng nhiều, chất lượng ngày càng cao. Nếu năm trước chúng ta có khoảng gần 200 dự án khởi nghiệp thì năm nay đã có hơn 300 dự án. Là tín hiệu tốt khi chất lượng của các ý tưởng, dự án khởi nghiệp tốt hơn và được các DN đánh giá cao.
Bên cạnh đó, chúng ta đã kết nối được với Đề án hệ sinh thái khởi nghiệp Quốc gia và đóng góp đáng kể vào chương trình Quốc gia khởi nghiệp.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại buổi khai mạc.
Theo Bộ trưởng Nhạ, Bộ GD&ĐT sẽ chú trọng xây dựng tài liệu kỹ năng để nhân rộng kinh nghiệm trong khởi nghiệp của SV. Cách tiếp cận không nhấn mạnh vào lý thuyết mà từ thực tiễn khởi nghiệp của các DN trẻ đã thành công.
"Bộ cũng sẽ chỉ đạo để xây dựng và nhân rộng nhiều tài liệu số để tham gia đóng góp vào Đề án Hệ tri thức Việt số hoá, để nhiều người được chia sẻ, đóng góp và tham khảo từ chương trình này. Ngoài ra, Bộ GD&ĐT sẽ kết hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để triển khai Đề án Trung tâm khởi nghiệp Quốc gia" - GS.TS Phùng Xuân Nhạ nói.
Hợp tác giữa doanh nghiệp và nhà trường
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, trong bối cảnh, xu hướng của cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra rất nhiều cơ hội cho thế hệ trẻ, đặc biệt là khởi nghiệp trong lĩnh vực khoa học công nghệ trong các trường ĐH và phổ thông, Bộ sẽ phối hợp với Bộ TT&TT để có định hướng ưu tiên khởi nghiệp trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, Bộ còn phối hợp với Bộ Tài chính để tháo gỡ khó khăn cho các trường về cơ chế sử dụng ngân sách tạo quỹ hỗ trợ khởi nghiệp.
"Chúng tôi đánh giá cao các DN, doanh nhân với tinh thần tạo dựng môi trường và ươm tạo DN. Đáng chú ý thời gian qua, nhiều DN đã làm việc với các nhà trường, cùng với các trường đề xuất mô hình khởi nghiệp"- Bộ trưởng Nhạ cho hay.
Tới đây, các DN không chỉ tham gia giúp các trường thông qua hoạt động tài trợ mà còn hợp tác sâu hơn trong việc thiết kế các chương trình giảng dạy, tham gia tổ chức giảng dạy. Vì vậy, Bộ GD&ĐT có cơ chế khuyến khích các DN và nhà trường xây dựng các mô hình đào tạo học trong nhà trường, học ngoài nhà trường. Các DN chuyển dần từ tài trợ sang hợp tác và phát triển cùng với các trường.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ lưu ý một số trường chưa chuyển biến nhanh, cho đây là phong trào. Có một số trường dừng lại ở phong trào, chưa tạo được không gian để thầy cô và học trò làm việc với DN ở góc độ sáng tạo.
Tới đây, các trường cần coi khởi nghiệp là một trong những giải pháp để phát triển nhà trường. Đây là con đường thuận lợi để các nhà trường gắn với DN tốt và cũng là giải pháp rất hiệu quả để nâng cao chất lượng đào tạo.
Với giáo viên, đây không chỉ hoạt động có tính chất phong trào mà trở thành hoạt động gắn với nghiên cứu của mình để kết nối với DN, doanh nhân.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đi thăm các gian hành.
Ngày hội Khởi nghiệp Quốc gia của học sinh (HS), sinh viên (SV) năm 2019 tổ chức nhằm mục đích thúc đẩy tin thần sáng tạo, khởi nghiệp của HS, SV trên toàn quốc. Tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, thiết thực, hiệu quả đối với HS, SV và tạo cơ hội để cơ sở đào tạo giao lưu, học tập kinh nghiệm triển khai các hoạt động hỗ trợ SV khởi nghiệp, giúp các dự án khởi nghiệp của HS, SV kết nối với các DN, nhà đầu tư.
Cuộc thi tổ chức với quy mô toàn quốc có hơn 200 trường ĐH, CĐ, trung cấp, THPT tham gia, tiếp cận được trên 200.000 HS, SV. Sau khi phát động từ tháng 6 đến tháng 9/2019, ban tổ chức nhận gần 300 bài thi chất lượng, đa dạng. Trong đó có 68 dự án xuất sắc nhất lọt vào vòng Đối đầu chung kết cuộc thi.
Trong sáng nay (5/10), 15 đội vào vòng Phản biện đã trình bày các gian hàng đa dạng ở các lĩnh vực y tế, giáo dục, xã hội... Chiều cùng ngày, 15 đội này tiếp tục thuyết trình trực tiếp dự án của mình tại cuộc thi.
Theo kinhtedothi
Hội diễn văn nghệ các cơ sở giáo dục nghề nghiệp toàn quốc Hội diễn văn nghệ các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) toàn quốc năm 2019 (AVET) được Tổng cục GDNN tổ chức tại Hà Tĩnh từ ngày 2- 5/10/2019. Hội diễn đã thu hút sự tham gia của 30 đoàn nghệ thuật với trên 1.000 học sinh, sinh viên đến từ các cơ sở giáo dục dạy nghề trên cả nước. Ồng...