Nhiều sản phẩm của Amway “loạn cào cào” về giá
Ông lớn trong ngành đa cấp Amway đang xuất hiện một thị trường “ chợ đen” nhộn nhịp, nơi các sản phẩm được bán thấp hơn nhiều so với giá gốc. Số tiền chênh lệch này khiến người dân đặt ra dấu hỏi về chất lượng thật của sản phẩm Amway.
Vừa qua, một số người tiêu dùng đã phản ánh về việc các mặt hàng kinh doanh đa cấp của công ty TNHH Amway Việt Nam đang được bày bán không thống nhất về giá cả, nhiều nơi có sự chênh lệch lớn giữa nhà phân phối và nguồn hàng chào bán trên mạng.
Các mặt hàng Amway giá rẻ hơn nhà phân phối được rao nhan nhản trên mạng.
Tìm hiểu từ các nguồn phân phối sản phẩm kinh doanh của Amway, PV cũng phát hiện tình trạng loạn giá bán sản phẩm kinh doanh của “gã khổng lồ” đa cấp Việt Nam.
Điều này được kiểm chứng khi gõ vào ô tìm kiếm của Google với từ khóa “hàng giá rẻ Amway”. Ngay lập tức có hàng ngàn kết quả được trả về, có nhiều trang web bán giá thấp hơn nhiều giá niêm yết cùng số điện thoại liên hệ.
Trong vai một khách hàng có nhu cầu mua sản phẩm thực phẩm bổ sung vitamin C (Amway), PV đã liên hệ với một chủ cửa hàng bày bán sản phẩm Amway giá rẻ thông qua số điện thoại được cung cấp trên mạng.
Quá trình tìm hiểu, người bán hàng giới thiệu tên Thủy, từng là một nhà phân phối đa cấp của công ty Amway Việt Nam, tuy nhiên cho tới nay đã không còn hoạt động.
Sản ph ẩm thực phẩm bổ sung vitamin C không được thông tin giá bán trên trang web chính thưc của công ty.
Thủy khéo léo giới thiệu thực phẩm bổ sung vitamin C, theo đó giá bán của nhà phân phối là 450 nghìn đồng, tuy nhiên giá người bán hàng này nêu chỉ 340 nghìn đồng (chênh lệch 110 nghìn đồng so với nhà phân phối Amway).
Video đang HOT
Từ việc từng tham gia trong hệ thống, Thủy cho biết mình có thể mua được nguồn hàng tốt với giá cả được triết khấu hợp lý.
PV thắc mắc về mức giá có sự chênh lệc quá lớn, liệu rằng nguồn hàng có được đảm bảo? Thủy cam kết tất cả các mặt hàng đều là hàng chuẩn, hiện nay các sản phẩm của Amway chưa bị làm giả hay nhái, vì vậy có thể yên tâm về sản phẩm.
Người này từ chối cung cấp về giá mua vào sản phẩm và giải thích rằng đó là “thủ thuật kinh doanh” nên cần phải giữ bí mất. Cô cũng không giải thích về mức giá sản phẩm tại sao lại có sự chênh lệch lớn so với nhà phân phối.
Người dân đang nghi ngờ về các sản phẩm của Amway.
Thực tế không chỉ sản phẩm bổ sung vitamin C có sự chệnh lệnh lớn giữa nhà phân phối với “chợ đen”, hàng loạt các mặt hàng của Amway đều loạn giá như thực phẩm bổ xung B complex, Bổ xung Vitamin & khoáng chất (Gấu), Bổ xung Vitamin & khoáng chất hàng ngày…
Tìm hiểu giá bán về sản phẩm trên trang web chính thức của Công ty TNH Amway Việt Nam, PV không tìm thấy bất cứ thông tin gì liên quan tới giá bán sản phẩm tại trang web này. Phần giới thiệu về các sản phẩm, thông tin được cung cấp chỉ là công dụng, đối tượng sử dụng và cách dùng… Tuyệt nhiên không phát hiện được giá bán sản phẩm.
Người dân cho biết, sản phẩm Amway giá rẻ được mua rất dễ dàng, không cần thông qua nhà phân phối. Điều khiến người tiêu dùng hoang mang là vì sao khi mua hàng Amway tại các nhà phân phối, họ phải trả số tiền đắt hơn nhiều so với mức giá “chợ đen” được rao nhan nhản trên mạng? Số tiền chênh lệch này đặt ra dấu hỏi về chất lượng thật của sản phẩm?
Liên quan tới sự việc, PV báo Đời sống & Pháp luật đã liên hệ làm việc với Công ty TNHH Amway để tìm hiểu tình trạng loạn giá sản phẩm.
Bà Bích Thủy – đại diện truyền thông Công ty Amway cho biết sẽ tiếp nhận phản ánh của độc giả và sớm làm việc với lãnh đạo công ty để có câu trả lời.
Tuy nhiên, kể từ ngày gửi câu hỏi, PV đã chờ đợi hơn 1 tuần nhưng không có hồi âm.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc về vụ việc.
Nghĩa Nhân
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Mở kênh dẫn vốn riêng cho tăng trưởng xanh
Việt Nam đã xác định tăng trưởng xanh là một chiến lược để phát triển bền vững, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam là quốc gia chịu ảnh hưởng lớn từ thiên tai và biến đổi khí hậu. Tuy nhiên để thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh, đòi hỏi một nguồn vốn lớn tập trung cho các dự án xanh.
Tiến sĩ Krakowski, cố vấn Chương trình cải cách kinh tế vĩ mô/tăng trưởng xanh chia sẻ kinh nghiệm.
Tài chính xanh - cũ người mới ta
Tăng trưởng xanh luôn được xác định là trọng tâm trong chính sách phát triển kinh tế toàn cầu, trong khi khái niệm tài chính xanh đã được biết đến từ khá lâu trên thế giới, song lại khá mới mẻ ở Việt Nam. Theo định nghĩa của Ngân hàng thế giới, tài chính xanh là việc thành lập, phân phối và sử dụng các quỹ nhằm mục đích tài trợ cho các hoạt động bảo vệ môi trường, ngăn biến đổi khí hậu, năng ngừa việc thải các chất độc ra môi trường, hướng tới tương lai phát triển bền vững, phát triển kinh tế - xã hội mà không phải trả giá bởi môi trường ô nhiễm.
Ngày 25-9-2012, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 của Việt Nam, với ba nhiệm vụ chính gồm: Giảm cường độ phát thải khí nhà kính và thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; Xanh hóa sản xuất, khuyến khích phát triển công nghiệp xanh, nông nghiệp xanh; và Xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững. Để thực hiện các nhiệm vụ này, Chính phủ đã phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014 - 2020, trong đó có việc hình thành khung chính sách tài chính tăng trưởng xanh, nhằm huy động vốn cho tăng trưởng xanh.
Bà Vũ Xuân Nguyệt Hồng -Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, khái niệm tài chính xanh tại Việt Nam còn mới mẻ, trong khi nguồn lực từ ngân sách nhà nước còn hạn hẹp thì cần tính đến việc huy động nguồn tài chính từ bên ngoài, trong đó khối tư nhân và nguồn vốn nước ngoài là rất quan trọng.
Tại Hội nghi "Xây dựng khuôn khổ định hướng về tài chính xanh và các sản phẩm tài chính xanh cho thị trường chứng khoán Việt Nam", Pho Chu tich UBCKNN Nguyên Thanh Long kêu goi sự chủ động tham gia của cộng đồng doanh nghiêp, công chung đâu tư nhăm tạo một nền tảng bền vững cho tăng trưởng xanh. Trươc măt, UBCKNN khuyến khích các doanh nghiệp tham gia trên tinh thần tự nguyện, và UBCKNN se sớm xây dựng một khuôn khô đinh hương vê tai chinh xanh va cac san phâm tai chinh xanh cho các doanh nghiệp hoạt động trên TTCK Việt Nam.
Đủ điều kiện ra đời chứng khoán xanh
Cùng với hệ thống ngân hàng thì TTCK là một kênh huy động vốn quan trọng cho các dự án xanh. Trên thực tế, Sở GDCK Hà Nội (HNX) đã tổ chức nhiều phiên đấu thầu trái phiếu Chính phủ để đầu tư cho các dự án xanh như dự án sản xuất pin mặt trời, điện gió hay các dự án thủy lợi. Bà Nguyễn Thị Hoàng Lan, Phó Chủ tịch HNX nói: "Như vậy các yếu tố để hình thành thị trường chứng khoán xanh đã manh nha nhưng chưa được tách bạch".
Bà Lan cho biết, thực tế trái phiếu xanh là một kênh thu hút vốn mới và hiệu quả cho các giải pháp nhằm thích nghi và giảm thiểu tác động biến đổi khí hậu tại nhiều quốc gia. Thực tế TTCK trên thế giới đã hình thành các bộ chỉ số dành cho các công ty phát triển bền vững và nhận được sự quan tâm của nhiều quỹ đầu tư. Chẳng hạn, cứ mỗi sáu USD đầu tư thì các quỹ đầu tư lớn tại Mỹ lại dành một USD để đầu tư vào bộ chỉ số bền vững.
Tại Việt Nam, bà Lan cho biết, nhu cầu về vốn cho các dự án xanh rất lớn như Đà Lạt, TP Hồ Chí Minh và nhiều địa phương có lợi thế về phát triển du lịch.
Để bắt kịp xu hướng này, Sở GDCK TP Hồ Chí Minh (HOSE) cũng đang tiến hành xây dựng các chỉ số bền vững Môi trường - xã hội - quản trị (ESG) nhằm nâng cao nhận thức đầu tư và phát triển bền vững, nâng cao các tiêu chuẩn niêm yết, tạo chuẩn mực cho sự minh bạch của công ty và thị trường, tạo thêm các sản phẩm mới cho thị trường. Bà Nguyễn Thị Việt Hà, thành viên HĐQT HOSE hy vọng, vào nửa đầu năm 2017, HOSE sẽ ra mắt chỉ số mới ESG.
Thách thức và giải pháp
Tuy nhiên, để đưa ra được các sản phẩm tài chính xanh, cổ phiếu, trái phiếu xanh ra thị trường hiện đang gặp phải một số thách thức, chủ yếu xuất phát từ chủ quan. Đại diện hai Sở GDCK đều cho biết, khuôn khổ pháp lý và hướng dẫn báo cáo nhằm hỗ trợ tăng trưởng bền vững chưa đầu đủ, việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế còn hạn chế, thiếu tổ chức độc lập có đủ năng lực để đánh giá về các chỉ số phát triển bền vững cho các công ty. Đặc biệt, bà Nguyễn Thị Việt Hà lo rằng, việc đưa các tiêu chí về môi trường vào báo cáo sẽ làm tăng chi phí của các doanh nghiệp, trong khi nhận thức về phát triển bền vững còn hạn chế.
Cùng chung quan điểm, bà Nguyễn Thị Hoàng Lan lưu ý thêm, chúng ta hiện còn thiếu các chuẩn mực chung về tiêu chuẩn xanh và đầu tư vào trái phiếu xanh, trong khi chi phí ban đầu cho các dự án xanh thường có nhu cầu vốn lớn ban đầu cao hơn các dự án khác, nên phải chịu các rủi ro về chi phí vốn cao hơn.
Chính vì vậy, vị Phó Chỉ tịch HNX cho rằng, các cơ quan chức năng cần sớm xây dựng các tiêu chuẩn cụ thể để xác định thế nào là dự án xanh, công ty xanh, cổ phiếu xanh để làm căn cứ minh bạch thông tin. Từ đó, Nhà nước có cơ sở để đưa ra những ưu đãi về thuế, phí cho các doanh nghiệp và thu hút các nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Nhà nước cũng cần có cơ chế khuyến khích sự tham gia đầu tư vào thị trường trái phiếu xanh của các tổ chức như các quỹ phúc lợi, quỹ hưu trí...
Bà Nguyễn Thị Hoàng Lan cũng đề xuất, Bộ Tài chính cần nghiên cứu phát hành trái phiếu Chính phủ xanh, các tổ chức phát hành trái phiếu cần ưu tiên tài trợ vốn cho các dự án xanh. Các địa phương cũng nên đẩy mạnh phát hành trái phiếu xanh và khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn phát hành trái phiếu doanh nghiệp xanh. Đối với Ngân hàng Nhà nước cần chấp nhận việc sử dụng trái phiếu xanh trong hoạt động thị trường mở với tỷ lệ chiết khấu cao hơn các trái phiếu cùng loại và cho phép các tổ chức tín dụng sử dụng trái phiếu xanh làm dự trữ bắt buộc.
XUÂN BÁCH
Theo_Báo Nhân Dân
TPP - Đòn bẩy trong tái cơ cấu nông nghiệp Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Công Tuấn đánh giá hiệp định TPP là đòn bẩy để tái cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam. Phát biểu tại cuộc họp báo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN & PTNT) chiều 6/10, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Công...