Nhiều sai phạm tại dự án Bắc Thăng Long – Vân Trì chưa khắc phục xong
Sau 3 năm thực hiện Kết luận thanh tra dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đô thị Bắc Thăng Long – Vân Trì (huyện Đông Anh, Hà Nội), UBND TP Hà Nội vừa báo cáo Thủ tướng Chính phủ nhiều sai phạm vẫn… “đang thực hiện” hoặc “chưa thực hiện xong” (!).
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung vừa có văn bản báo cáo Thủ tướng và Thanh tra Chính phủ kết quả thực hiện kiến nghị tại Kết luận thanh tra số 536/KL-TTCP về dự án phát triển cơ sở hạ tầng đô thị Bắc Thăng Long – Vân Trì. Đáng chú ý, báo cáo của TP Hà Nội cho biết đến nay nhiều nội dung được Thanh tra Chính phủ kết luận cách đây 3 năm vẫn… “đang thực hiện” hoặc “chưa thực hiện xong”.
Một góc dự án phát triển cơ sở hạ tầng đô thị Bắc Thăng Long- Vân Trì.
Sau 3 năm vẫn chưa thu hồi trên 5,6 tỷ đồng
UBND TP Hà Nội cho biết, chủ đầu tư đã phối hợp với các sở ngành của Hà Nội thực hiện quyết toán đầu tư xây dựng công trình đối với 12 gói thầu chính của Dự án phát triển cơ sở hạ tầng khu đô thị Bắc Thăng Long- Vân Trì. Kết quả 4 gói thầu thực hiện bằng nguồn vốn ODA (đã phê duyệt 3 gói thầu, 1 gói thầu quyết toán năm 2018); 8 gói thầu thực hiện bằng nguồn vốn trong nước (đã quyết toán 5 gói thầu, 3 gói thầu còn sẽ quyết toán sau khi Thanh tra Chính phủ chấp thuận xử lý sau thanh tra). 4 dự án thành phần khu di dân (Võng La, Kim Chung, Hải Bối 1, Hải Bối 2) sẽ quyết toán trong năm 2018.
Kết luận thanh tra năm 2015 yêu cầu phải thu hồi về tài khoản tạm giữ của Thanh tra Chính phủ số tiền trên 5,62 tỷ đồng. Trong đó, gần 4 tỷ đồng do chuyển nhượng thầu trái phép đối với gói thầu số 04 ( Tổng công ty Xây dựng Hà Nội trên 1 tỷ đồng, Công ty cổ phần thiết bị và vật liệu xây dựng Hancorp trên 2,92 tỷ đồng); gần 1,66 tỷ đồng do chuyển nhượng thầu trái phép đối với gói thầu số 08 giếng ngoài đê (Tổng công ty cấp thoát nước và môi trường 925,2 triệu đồng; Công ty cổ phần xây dựng cấp thoát nước số 01 số tiền 733,4 triệu đồng).
“UBND TP Hà Nội đã chỉ đạo chủ đầu tư thông báo và đề nghị các nhà thầu thực hiện kết luận của Thanh tra Chính phủ nhưng đến nay các nhà thầu chưa thực hiện”- Hà Nội báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Lý giải việc này, UBND TP Hà Nội cho biết Tổng công ty xây dựng Hà Nội, Tổng công ty cấp thoát nước và môi trường Việt Nam sau khi trúng thầu đã giao thầu phụ cho công ty trực thuộc; khi giao thực hiện thông qua hợp đồng, không phải là hình thức chuyển nhượng thầu trái phép.
Giá trị đề nghị thu hồi trên không thuộc nội dung phải giảm trừ quyết toán. Các công trình đã hoàn thành đảm bảo chất lượng theo thiết kế được duyệt, đã bàn giao cho đơn vị quản lý sử dụng và đã quyết toán A-B. Do đó chủ đầu tư đề nghị Thanh tra Chính phủ xem xét giải quyết các kiến nghị của nhà thầu (?!).
Video đang HOT
Chây ì xử lý số tiền lớn
UBND TP Hà Nội cũng báo cáo về nội dung kết luận thanh tra “xem xét loại khỏi quyết toán số tiền gần 7,7 tỷ đồng và trên 4 triệu Yên Nhật”.
Trong đó, gần 2,6 tỷ đồng do nghiệm thu thanh toán không đúng đối tượng với hạng mục phá dỡ công trình cũ, chặt và vận chuyển cây; đào và vận chuyển gốc cây, bơm nước phục vụ sản xuất nông nghiệp xã Hải Bối và Kim Nỗ do Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội thực hiện.
UBND TP Hà Nội cho rằng, chủ đầu tư đã cùng tư vấn giám sát, nhà thầu rà soát khối lượng không đúng quy cách, tiêu chuẩn, giảm trừ các chi phí áp dụng đơn giá chưa chính xác, không thanh toán cho các phát sinh khác như chi phí bảo vệ thi công, chi phí phá dỡ nhà cửa, vật kiến trúc… “Chủ đầu tư đã đề nghị Thanh tra Chính phủ cho phép thanh toán theo giá trị đã giảm trừ này”- văn bản của Hà Nội nêu.
Đối với số tiền gần 4 tỷ đồng do thi công 20% bằng thủ công và 80% bằng máy đối với hạng mục đào vét hữu cơ, đắp cát nền đường hồ điều hòa của gói thầu số 02 do Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội thực hiện và số tiền trên 569 triệu đồng đối với hạng mục đào khuôn đường, đắp cát nền đường K95 của gói thầu số 04 do Tổng công ty xây dựng Hà Nội thực hiện, UBND TP Hà Nội cho biết sau khi rà soát thì chủ đầu tư đã kiến nghị Thanh tra Chính phủ xem xét không giảm trừ nội dung này.
Báo cáo Chính phủ về nội dung kết luận thanh tra số tiền 547 triệu đồng và trên 4 triệu Yên Nhật do nghiệm thu, thanh toán không đúng khối lượng phần cát đệm, hạng mục kênh Việt Thắng của gói thầu CP2 (vốn ODA), Hà Nội cho biết chủ đầu tư đã làm việc với nhà thầu thi công, nhà thầu tư vấn thiết kế và tư vấn giám sát.
“Đây là công trình sử dụng vốn vay ODA, nhà thầu thi công, nhà thầu tư vấn thiết kế, giám sát dự án là nhà thầu nước ngoài có uy tín, công trình đã thi công hoàn thành, bàn giao đạt yêu cầu về kỹ thuật theo đúng hợp đồng. Công trình đã đưa vào sử dụng tính đến thời điểm kiểm tra 6-8 năm. Vì vậy chủ đầu tư đề nghị xem xét không giảm trừ nội dung này”- Hà Nội đề xuất.
Trong văn bản, TP Hà Nội khẳng định Dự án phát triển cơ sở hạ tầng đô thị Bắc Thăng Long- Vân Trì là dự án ODA nhóm A đầu tiên của TP Hà Nội, có quy mô về vốn và diện tích chiếm đất lớn. Dự án có tính phức tạp, triển khai trong thời gian dài, chịu ảnh hưởng của việc thay đổi chính sách pháp luật, chịu sự ảnh hưởng của nhiều đơn vị, nhiều ngành quản lý.
Đến nay, Hà Nội đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị nghiêm túc thực hiện kiểm điểm, rút kinh nghiệm đối với cá nhân, tập thể trong công tác điều hành, thực hiện những nội dung công việc liên quan đến dự án. Sở Quy hoạch và Kiến trúc, chủ đầu tư đã nghiêm túc thực hiện.
Như Dân trí phản ánh, cuối năm 2015, Thanh tra Chính phủ công khai Kết luận thanh tra dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đô thị Bắc Thăng Long – Vân Trì (huyện Đông Anh, Hà Nội). Đây là dự án lớn của Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 1997 nhưng đến năm 2002 mới bắt đầu triển khai. Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 100 triệu USD, trong đó vốn ODA (vay ưu đãi của Nhật Bản) là 18 triệu USD, vốn trong nước 104 triệu USD.
Cơ quan thanh tra phát hiện nhiều sai phạm, trong đó một số nội dung kết luận, kiến nghị của các cơ quan kiểm toán, điều tra, xét xử đã không được UBND TP Hà Nội đôn đốc chỉ đạo triệt để, có tính chất buông xuôi trong thời gian dài, dẫn đến việc thu hồi số tiền sai phạm về ngân sách Nhà nước bị thất thoát. Hiện vẫn còn số lượng tiền lớn sai phạm cho đến nay chưa thực hiện.
Thế Kha
Theo Dantri
Hà Nội đề xuất đấu giá tài sản công làm đường sắt tỉ đô
UBND TP Hà Nội vừa đề xuất Thủ tướng cho áp dụng một số cơ chế đặc thù để làm 3 tuyến đường sắt đô thị có tổng mức đầu tư lên đến hàng tỉ đô la.
Cụ thể, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến chỉ đạo về chủ trương, cơ chế đầu tư (ưu tiên giai đoạn đến 2025) 3 dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị trên địa bàn.
UBND TP Hà Nội cho hay, theo quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, TP cần chú trọng phát triển giao thông công cộng khối lượng lớn, hạn chế ô nhiễm môi trường, sử dụng năng lượng hiệu quả với thị phần đường sắt đô thị đến năm 2020 là 10-15% và năm 2030 là 25-30%, sau năm 2030 là 35-40%.
Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông sắp đưa vào khai thác thương mại
"Do vậy, việc triển khai đầu tư các tuyến đường sắt đô thị số 2 (Trần Hưng Đạo - Thượng Đình), số 5 (Văn Cao - Hoà Lạc - Ba Vì), số 3 (Ga Hà Nội - Hoàng Mai) là đặc biệt cần thiết", tờ trình của UBND TP Hà Nội nêu rõ.
Cụ thể, tuyến đường sắt đô thị số 2 (đoạn Trần Hưng Đạo - Thượng Đình) có chiều dài 5,96 km, toàn tuyến đi ngầm với 6 ga ngầm, nhà đầu tư đề xuất dự án là Tập đoàn Vingoup.
Thời gian thực hiện dự án từ năm 2018-2024, khai thác vào năm 2025. Tổng mức đầu tư dự kiến là 27.813 tỷ đồng nếu đầu tư theo hình thức hợp đồng BT (khoảng 25.730 tỷ đồng nếu đầu tư bằng ngân sách).
Dự án tuyến đường sắt đô thị số 5 (Văn Cao - Hoà Lạc) có chiều dài toàn tuyến 38,4 km (8 km đi ngầm, 2 km đi cao và 28,4 km đi bằng) với 21 ga và 2 depot. Nhà đầu tư đề xuất dự án là Tập đoàn Vingroup.
Thời gian thực hiện dự án từ 2018-2024, đưa vào vận hành năm 2025. Tổng mức đầu tư dự án theo hình thức hợp đồng BT là 66.865 tỷ đồng (nếu đầu tư bằng ngân sách là 61.228 tỷ đồng).
Dự án tuyến đường sắt đô thị số 3 (Ga Hà Nội - Hoàng Mai) có tuyến chính dài 8,7 km (đi ngầm 8,13 km, hầm hở dẫn vào depot dài 0,57 km) với 7 ga ngầm, 1 khu lập tầu.
Chủ đầu tư dự án là UBND TP Hà Nội. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2018-2025, đưa vào khai thác từ năm 2026. Tổng mức đầu tư của dự án này là khoảng 38.656 tỷ đồng.
UBND TP Hà Nội đề xuất được áp dụng một số cơ chế đặc thù để thực hiện đầu tư xây dựng 3 tuyến đường sắt đô thị trên như: được để lại các khoản vượt thu hàng năm, số thu từ cổ phần hoá từ trước năm 2017 để đầu tư các dự án; cho phép điều tiết toàn bộ các khoản tiết kiệm được chi thương xuyên để chi đầu tư xây dựng các tuyến đường sắt đô thị.
TP Hà Nội cũng đề xuất bán đấu giá tài sản công là nhà và đất để tạo vốn làm dự án; được lập các dự án đấu giá quyền sử dụng đất để tạo nguồn vốn đầu tư xây dựng các tuyến đường sắt; được phát hành trái phiếu xây dựng thủ đô theo hạn mức Chính phủ đã cho phép TP trần huy động tăng từ 70% lên 90%...
Quang Phong
Theo Dantri
Chủ tịch Hà Nội: Công khai các chung cư vi phạm phòng cháy chữa cháy Ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND TP Hà Nội - vừa giao Sở Xây dựng và Cảnh sát PCCC lập các đoàn kiểm tra tại chung cư và công bố công khai các tòa nhà, các chủ đầu tư vi phạm PCCC, đồng thời yêu cầu chủ đầu tư có biện pháp khắc phục. Ngày 30/3, UBND Thành phố tổ chức...