Nhiều sai phạm ở Trường CĐ Y tế Hà Tĩnh
Đảng bộ Trường Cao đẳng Y tế (CĐYT) Hà Tĩnh vừa thành lập tổ kiểm tra về những sai phạm của Phòng đào tạo và quản lý học sinh sinh viên sau khi nhận được đơn tố cáo của một số phụ huynh và sinh viên.
Những năm gần đây, việc tuyển dụng viên chức ngành y tế ở Hà Tĩnh đều lấy kết quả học tập trong trường y làm một trong các căn cứ.
Chính vì vậy, nhiều sinh viên Trường CĐYT Hà Tĩnh đã tìm cách chạy điểm. Điều đáng nói, việc làm trên đã có sự tiếp tay của ông Trần Chiến Thắng, Trưởng phòng đào tạo và quản lý học sinh sinh viên. Theo xác minh, ông Thắng đã nâng điểm thi học kỳ, điểm thi tốt nghiệp cho nhiều sinh viên.
Video đang HOT
Cụ thể, sinh viên Trần Quốc N., lớp Y sĩ 14A, (tốt nghiệp tháng 10.2012) có điểm thực hành lâm sàng tại khoa Sản ở học kỳ 1 năm học 2011-2012 là 6, được ông Thắng sửa lại thành 9. Sinh viên Trần Thị Thúy A., lớp Xét nghiệm 1 (tốt nghiệp tháng 10.2011) với bốn môn học: Điều dưỡng và Cấp cứu có điểm thi là 5, được sửa thành 8 môn Vệ sinh phòng bệnh từ 7 được nâng lên thành 9 môn huyết học 2 từ 7 nâng lên 9 môn kỹ năng giao tiếp và giáo dục sức khỏe nâng lên 8. Đáng nói ở chỗ là cả hai trường hợp trên đều có chữ ký của ông Thắng.
Một trường hợp khác là sinh viên Trần Thị Hà X., qua kiểm tra sổ lên lớp của bốn học kỳ, có 11 môn trong tổng số 23 môn bị sửa, trong đó bảy môn không có chữ ký của giáo viên chấm thi hoặc chữ ký của người ghi điểm vào sổ.
Nghiêm trọng hơn, ông Thắng đã thông đồng với ông Nguyễn Văn Sơn, là Hiệu trưởng Trường CĐYT Hà Tĩnh – sửa bảng điểm cho một sinh viên là Đoàn Thị T. Sự việc này vỡ lở khi Hội đồng tuyển dụng viên chức H.Hương Sơn đến trường để đối chiếu với hồ sơ gốc.
Theo đó, điểm trung bình toàn khóa của sinh viên T. là 6,4 đã được nâng lên thành 7,4. Theo xác minh của Phòng kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Hà Tĩnh thì phôi, hình dấu Trường cao đẳng Y tế Hà Tĩnh, chữ ký của ông Trần Chiến Thắng, chữ ký của ông Nguyễn Văn Sơn trong bảng điểm là thật. Chỉ có điểm là giả vì bị nâng, sửa.
Ngoài ra, Trường CĐYT Hà Tĩnh còn bất chấp quy định của Bộ GD-ĐT khi tự ý hủy bài thi tốt nghiệp của sinh viên quá sớm (thi tháng 10.2011, bị hủy vào tháng 5.2012). Điều này gây trở ngại đến việc kiểm tra, xác minh khi có yêu cầu của cấp trên
Theo TNO
Chấm dứt quá tải bệnh viện: "Tiên lượng" mịt mờ
Kế hoạch chỉ cho phép đặt 300 giường bệnh nhưng thực tế lại "phình" ra 589 giường bệnh viện cả năm chỉ tuyển được 2-3 bác sỹ đăng ký khám bệnh - thanh toán viện phí có khi mất 2 ngày mới xong... Đó là thực trạng quá tải đang diễn ra tại một số bệnh viện công ở Hà Nội.
Chưa biết bao giờ mới hết cảnh chen chúc khám chữa bệnh tại Hà Nội.
Quá tải, thiếu bác sỹ
Khảo sát mới nhất cho thấy, không kể tuyến Trung ương, Hà Nội hiện có 41 bệnh viện công lập (28 bệnh viện TP, 13 bệnh viện huyện) và 29 bệnh viện tư nhân, với tổng số 9.311 giường bệnh. Tuy nhiên, qua giám sát, Ban Văn hóa - Xã hội (HĐND TP) chỉ ra, hầu hết các bệnh viện TP hiện không đạt chuẩn về diện tích. Nhiều cơ sở y tế xuống cấp. Tình trạng trung tâm y tế phải đi thuê địa điểm vẫn còn. Giường bệnh thiếu dẫn đến quá tải, nhất là tuyến trên. Đơn cử, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội có 300 giường kế hoạch song thực kê 589 Bệnh viện Vân Đình - giường kế hoạch 270 (thực kê 302) Bệnh viện Thanh Nhàn - giường kế hoạch 540 (thực kê 712). Cũng do quá tải, vệ sinh môi trường trong khuôn viên bệnh viện khó có thể sạch sẽ, chưa nói tới gọn gàng, ngăn nắp. Công tác quản lý người nhà bệnh nhân cũng vì thế mà còn lộn xộn và nhếch nhác.
Cũng theo Ban VH-XH, trang thiết bị y tế đã được quan tâm đầu tư song nhiều nơi vẫn còn thiếu và chưa đồng bộ nhất là tuyến cơ sở, tuyến huyện. Đáng chú ý, hầu hết các bệnh viện tuyến huyện thiếu bác sĩ, nhất là bác sỹ có trình độ cao, bác sĩ chuyên khoa, mặc dù ở những nơi này đã có chính sách riêng để thu hút bác sĩ. Giai đoạn 2012-2015, Hà Nội cần khoảng 5.000 bác sĩ mới đáp ứng đủ nhu cầu (hiện nay mới có khoảng 3.000 bác sỹ), trung bình mỗi năm cần tuyển 500 bác sỹ. Song đó mới là dự báo trên lý thuyết, còn thực tế, mỗi năm 1 bệnh viện tuyến huyện ở Hà Nội chỉ tuyển được... 2-3 bác sĩ! Tại các trạm y tế xã, phường, thị trấn, việc tuyển bác sĩ càng khó khăn gấp bội, hầu như không thể thực hiện được nên buộc phải thực hiện chính sách luân chuyển bác sỹ.
Cũng theo kết quả giám sát, thủ tục hành chính trong khám chữa bệnh còn rườm rà. Thời gian khám bệnh và thanh toán viện phí nhiều nơi còn kéo dài (thậm chí đến ngày hôm sau) gây phiền hà cho bệnh nhân. Quy trình đấu thầu vật tư, hóa chất cũng rườm rà không kém, thường kéo dài, ảnh hưởng đến việc cung ứng thuốc, vật tư cho bệnh nhân. Việc tổ chức đấu thầu thuốc đơn lẻ dẫn đến việc giá thuốc (cùng chủng loại) của các bệnh viện không thống nhất, ảnh hưởng đến quyền lợi của bệnh nhân.
Các dự án đều... trắc trở
Theo Quy hoạch phát triển hệ thống y tế Hà Nội tới năm 2020, định hướng tới 2030, TP đặt mục tiêu tăng tỷ lệ giường bệnh lên 20 giường bệnh/10.000 dân vào năm 2015 25 giường bệnh/10.000 dân vào năm 2020 và 30 giường bệnh/10.000 dân vào năm 2030. Đặc biệt, giai đoạn từ năm 2011-2015, Hà Nội dự kiến khởi công xây mới 10 bệnh viện với 3.850 giường bệnh, trên diện tích 43,5ha. Giai đoạn từ năm 2016-2020, sẽ khởi công và xây mới 15 bệnh viện với 5.000 giường bệnh với nhu cầu đất là 50,5ha. TP cũng sẽ nâng cấp hàng loạt các bệnh viện hiện có, lập 9 trạm cấp cứu vệ tinh gắn với các trung tâm đô thị, nông thôn tại các khu vực Mỹ Đình, khu đô thị mới Bắc Thăng Long, đô thị Hòa Lạc.
Mới nghe những thông số hấp dẫn kể trên, tưởng như, chỉ trong 3-5 năm tới, tình trạng bệnh viện quá tải, bệnh nhân chen chúc... sẽ dần biến mất. Thế nhưng, thực tế lại không thể suôn sẻ như... quy hoạch trên giấy. Mấy chục năm trở lại đây, TP Hà Nội thực ra chưa khởi công được một bệnh viện công nào. Không phải TP không quan tâm nhưng vì những nguyên nhân khác nhau, các dự án đầu tư xây dựng bệnh viện, cả công và tư, đều gặp những trắc trở dẫn tới chậm tiến độ, thậm chí là dừng hẳn, không còn "động đậy".
Đến như dự án được lãnh đạo TP đặc biệt quan tâm (Bệnh viện 1.000 giường ở huyện Mê Linh) cũng không thể có được lộ trình như mong đợi. Theo dự kiến ban đầu, tháng 6-2013, bệnh viện sẽ hoàn thành giai đoạn I và đi vào hoạt động với 500 giường bệnh. Thế nhưng, đến nay, dù UBND TP đã chỉ đạo các sở, ngành, địa phương vào cuộc quyết liệt, văn bản, giấy tờ đốc thúc trao đi, gửi lại không đếm xuể nhưng cũng chưa rõ bao giờ dự án mới được khởi công chứ chưa nói tới chuyện đón những bệnh nhân đầu tiên.
Với tình hình kinh tế và khả năng ngân sách được dự báo còn rất nhiều khó khăn trong năm 2013, hy vọng khởi công các dự án bệnh viện mới càng xa vời hơn. "Tiên lượng" Hà Nội sẽ hết cảnh chen chúc khám bệnh vào năm 2015 e rằng cũng chỉ là lời hứa hẹn mang tính chất động viên mà thôi.
Theo ANTD
Hà Nội: Nam sinh lớp 11 đột tử trong giờ Thể dục Sau khi chạy 5 vòng sân trường, Đinh Việt Tùng (học sinh lớp 11A3, trường THPT Nguyễn Tất Thành) ngồi sụp xuống với biểu hiện bất thường. Khuôn viên nhà trường, nơi xảy ra sự việc Em được đưa đến bệnh viện cấp cứu nhưng không qua khỏi. Theo lời thầy giáo Vũ Hồng Hải, 15h40 đến 16h25 ngày 18/12, trong lúc dạy...