Nhiều rủi ro khi sử dụng thiết bị chưa đăng ký làm việc online
‘96% người được hỏi tại Việt Nam cho biết nhân viên của họ đang truy cập vào công việc từ các thiết bị chưa đăng ký.
90% số người được hỏi cho rằng các thiết bị chưa đăng ký có khả năng gây ra sự cố an ninh mạng cho tổ chức của họ.
Các sự cố an ninh mạng, bao gồm phần mềm độc hại, rò rỉ dữ liệu và lừa đảo, gây thiệt hại ít nhất 10.000 USD cho 73% tổ chức”, đây là những thông tin nổi bật trong nghiên cứu mới nhất của Cisco mang tên “Vị trí của tôi, Thiết bị của tôi (My Location, My Device): Thách thức an ninh mạng mới đối với mô hình làm việc kết hợp”.
Trong bối cảnh mô hình làm việc kết hợp, cho phép nhân viên làm việc từ mọi nơi và đảm bảo hoạt động kinh doanh liên tục cho doanh nghiệp; việc nhân viên sử dụng các thiết bị chưa đăng ký để truy cập các nền tảng công việc đang đặt ra thêm những thách thức mới về bảo mật.
Rủi ro liên quan đến việc sử dụng các thiết bị chưa đăng ký đã được các nhà lãnh đạo bảo mật nhận ra, khi có tới 93% số người được hỏi ở Việt Nam cho biết, việc đăng nhập từ xa để làm việc kết hợp đã làm tăng khả năng xảy ra sự cố an ninh mạng.
Vấn đề này còn trở nên phức tạp hơn khi nhân viên truy cập vào công việc từ nhiều mạng khác nhau, bao gồm mạng tại nhà, quán cà phê và thậm chí cả siêu thị. Khoảng 91% số người được hỏi tại Việt Nam cho biết nhân viên của họ sử dụng ít nhất hai mạng để đăng nhập vào công việc và 28% cho biết nhân viên sử dụng nhiều hơn năm mạng.
Video đang HOT
“Khi phương thức làm việc kết hợp đang dần trở thành tiêu chuẩn, các công ty đang trao quyền cho người lao động làm việc từ bất cứ nơi đâu. Mặc dù điều này mang lại nhiều lợi ích, song cũng mở ra những thách thức mới, đặc biệt là trên mặt trận an ninh mạng, vì giờ đây tin tặc có thể nhắm mục tiêu vào nhân viên, vượt khỏi phạm vi mạng doanh nghiệp truyền thống.
Để mô hình làm việc kết hợp thực sự thành công trong dài hạn, các tổ chức cần bảo vệ doanh nghiệp của họ bằng khả năng phục hồi bảo mật. Điều này bao gồm thiết lập khả năng hiển thị mạng, người dùng, thiết bị đầu cuối và ứng dụng của họ nhằm thu thập những hiểu biết về hành vi truy cập, tận dụng những thông tin chi tiết này để phát hiện các mối đe dọa và khai thác thông tin tình báo về mối đe dọa để phản ứng chống lại chúng tại chỗ hoặc trên đám mây”, ông Juan Huat Koo, Giám đốc An ninh mạng, Cisco khu vực ASEAN cho biết.
Việc sử dụng các thiết bị chưa đăng ký đang đặt ra thêm thách thức mới cho các chuyên gia bảo mật khi họ vẫn phải giải quyết các vấn đề phức tạp của các mối đe dọa hiện tại. Khoảng 7/10 người được hỏi tại Việt Nam cho biết họ đã gặp sự cố an ninh mạng trong 12 tháng qua. Ba loại hình tấn công mà họ gặp phải nhiều nhất là phần mềm độc hại, rò rỉ dữ liệu và lừa đảo. Trong số những đơn vị gặp phải sự cố, 73% cho biết họ đã bị thiệt hại ít nhất 100.000 USD và 34% cho biết họ tổn thất ít nhất 500.000 USD.
Bà Lương Thị Lệ Thủy, Tống Giám đốc Cisco Việt Nam chia sẻ: “Khi các kết nối giữa con người, thiết bị và dữ liệu tăng theo cấp số nhân trong thế giới làm việc kết hợp, điều quan trọng đối với các doanh nghiệp là chuyển từ bảo mật độc lập sang khả năng phục hồi bảo mật, xem xét khả năng phát hiện, phản hồi và khôi phục trên một nền tảng tích hợp duy nhất. Có thể ví an ninh bảo mật như một môn thể thao đồng đội. Các doanh nghiệp cần đào tạo lực lượng lao động về các phương pháp bảo mật tốt nhất, sau đó sử dụng công nghệ như tai mắt của mạng để giám sát, thực hiện hành động phù hợp ở những nơi quan trọng nhất và tự động hóa phản ứng đó để có thể trỗi dậy mạnh mẽ hơn trước các mối đe dọa”.
Apple đặt tên thiết bị thực tế AR/VR sắp ra mắt là gì?
Apple có thể đang đăng ký những cái tên tiềm năng cho thiết bị thực tế mới, kết hợp giữa thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR).
Apple đã nộp đơn xin cấp phép nhãn hiệu "Reality One", "Reality Pro" và "Reality Processor" tại Mỹ, châu Âu, Anh, Canada, Australia, New Zealand, Ả-rập Xê-út, Costa Rica và Uruguay. Dù bản thân Apple không tự mình làm việc này, "táo khuyết" từng làm điều tương tự trong quá khứ.
Thiết bị đeo của Apple được dự đoán kết hợp AR và VR, cạnh tranh với Meta, công ty đứng đầu thị trường thiết bị VR hiện nay. Đã vài năm từ khi Apple Watch ra đời, Apple chưa có danh mục phần cứng nào mới.
Headset HTC Vive tại hội nghị Apple năm 2017. (Ảnh: Bloomberg)
Người phát ngôn Apple từ chối bình luận về các hồ sơ. Do hồ sơ chưa được duyệt, không có gì bảo đảm sản phẩm tương lai của hãng sẽ dùng một trong số tên này. Dù vậy, có các bằng chứng cho thấy Apple đang đặt nền móng cho thiết bị. Đầu năm nay, nhà sản xuất iPhone xin cấp phép nhãn hiệu "realityOS".
Theo hồ sơ mà Bloomberg thu thập được, các nhãn hiệu mới đều được đăng ký cho một công ty có tên Immersive Health Solutions thành lập hồi tháng 2. Công ty này lại được một công ty khác - Corporation Trust - đăng ký. Những doanh nghiệp như Apple thường sử dụng các công ty vỏ bọc để nộp đơn xin cấp phép nhằm tránh bị phát hiện.
Để nộp hồ sơ nhãn hiệu, công ty đứng sau sẽ dựa vào một số hãng luật lớn tại từng quốc gia. Tại Mỹ, Canada, New Zealand, các hãng luật được ủy quyền từng được Apple sử dụng trước đây để đăng ký nhãn hiệu. Chẳng hạn, tại New Zealand, hãng luật Simpson Grierson phụ trách hồ sơ nhãn hiệu "Reality". Trước đây, Apple cũng thuê Simpson Grierson để đăng ký tên Apple Sales New Zealand.
Bloomberg cho biết, Apple thường áp dụng quy trình này để đăng ký nhãn hiệu trước khi sản phẩm ra mắt vài tháng đến vài năm. Nó giúp "táo khuyết" có được cái tên mình muốn mà không phải mua lại từ một chủ sở hữu nào khác. Apple thực hiện cách tiếp cận như vậy sau màn ra mắt iPhone năm 2007 và phải thỏa thuận với Cisco để sở hữu tên iPhone.
Apple được dự đoán giới thiệt thiết bị thực tế hỗn hợp đầu tiên cho thị trường cao cấp vào năm 2023 nhưng gặp phải các vấn đề với cảm biến máy ảnh, phần mềm và nhiệt độ trong quá trình phát triển. Nếu Apple thực sự đứng sau các hồ sơ, "Reality One" và "Reality Pro" về lý thuyết sẽ là tên của sản phẩm. Công ty sẽ cố gắng đăng ký nhiều tên khác nhau trong trường hợp muốn ra mắt nhiều thiết bị trong tương lai.
Apple thường dùng hậu tố "Pro" cho sản phẩm cao cấp, bao gồm iPhone Pro, iPad Pro và MacBook Pro. Hậu tố "One" xuất hiện trong gói thuê bao Apple One.
Thiết bị đầu tiên tên mã N301 có thể là một trong các mẫu đắt nhất và mạnh nhất thị trường. Mẫu tiếp theo, tên mã N602, cũng như kính AR tên mã N602 có thể phải chờ đến cuối thập niên mới xuất hiện.
Nhãn hiệu "Reality Processor" có khả năng liên quan đến con chip riêng trên headset, còn "realityOS" là hệ điều hành.
Sắp tới, Meta dự định công bố Quest Pro vào tháng 10 với các tính năng như theo dõi cơ thể và mắt. Google, Samsung và các đối thủ khác cũng đang nghiên cứu thiết bị VR, AR khác của riêng mình.
Số lượng máy tính bị lợi dụng đào tiền ảo gia tăng Trong quý 3/2022, số lượng mã độc đào tiền ảo bất ngờ gia tăng hơn gấp 3 so với cùng kỳ. Tiền mã hóa đang vào giai đoạn ngủ đông, song không vì thế mà tội phạm mạng dừng các hoạt động khai thác thị trường này. Báo cáo của Kaspersky cho thấy, mã độc đào tiền ảo tăng hơn gấp đôi trong...